- Người niệm Phật phải có lập trường vững chắc để giữ cho việc tu niệm của mình được tinh tấn và bền lâu.
- Chánh báo (người) và ý báo (cảnh) ở nhân gian khác với cõi tịnh độ của Phật A Di Đà
Bền vững “NGUYỆN TÂM”
Trong đường tu “TỊNH ÐỘ” để khi lâm chung được vãng sanh CỰC LẠC, ắt người “HÀNH GIẢ” Niệm
Phật cần phải có hội đủ mấy điều kiện sau đây :
- Phải có “Lập trường” vững chắc.
- Phải nhớ nằm lòng cái “CHÍ NGUYỆN” Tu TỊNH ÐỘ của mình để “tinh tấn” và “bền vững nguyện tâm”.
Cho nên người Phật tử tu theo hạnh NIỆM PHẬT nào mà muốn giữ cho việc tu niệm của mình được “TINH TẤN” và “BỀN LÂU”, ắt phải có “lập trường” vững chắc.
Ðó là việc : Phải luôn nhớ đến “MỤC ÐÍCH TU HÀNH” của mình vậy.
- Người nông phu, vì mục đích được có “LÚA, GẠO” hay “hoa mầu” để nuôi sống bản thân và gia đình, cho nên chịu đủ mọi sự cực nhọc, dầm mưa, dãi nắng mà cuốc bẩm, cày sâu.
-
Hàng cử tử, văn nhơn, vì mục đích muốn thi đỗ cao để cho mẹ cha đẹp mặt, cho bản thân vinh hiển với đời, nên phải thức khuya, dậy sớm, siêng năng học hành, dù mỏi mệt cũng bền lòng, không nản chí.
Còn người Phật tử tu theo hạnh “NIỆM PHẬT” của Tịnh độ pháp môn cũng thế. Công hạnh hành trì khó nhọc ngày nay là mục đích vì cầu giải thoát, là để được cảnh “TỰ ÐỘ, ÐỘ THA” về sau.
Nương theo những ý vừa mới trình bày trên đây, cho nên đức Liên Tông Thập Nhị Tổ là NGÀI TRIỆT NGỘ Ðại sư đã dạy ra : MƯỜI SÁU CHỮ
PHÁT LÒNG BỒ ÐỀ,
LẤY “TÍN”, “NGUYỆN” SÂU
TRÌ DANH HIỆU PHẬT”.
CẦN KÍP CẦU ÐƯỢC THOÁT LY VÒNG “SANH TỬ”
Ðường lối dễ dàng, không hiểm nạn để đưa chúng ta đạt đến “MỤC ÐÍCH” ấy không chi hơn là :
LẤY “TÍN NGUYỆN” SÂU
TRÌ “DANH HIỆU” PHẬT.
Nơi đây, Ta hãy bình tâm mà nhận định các điều rằng :
-
Ðối với những kể không biết Ðạo lý thì cũng phải đành chịu vậy thôi.
Còn như :
-
Những ai đã có học, hiểu ít nhiều đạo lý như chúng ta đây cùng với các liên hữu khác, một khi đã hiểu điều đạo lý nầy mà không chịu cố gắng dụng công tu hành, để mặc cho ngày tháng trôi qua, há chẳng gọi là : – Phụ rảy đại ơn của PHẬT hay sao ?
Và :
Ðể cho uổng mất cùng với mai một tánh “LINH” của mình lắm ư ?
Vì vậy cho nên, chúng ta phải cố gắng :
cho bền lâu, chớ nên giải đãi (làm biếng) hay để cho cái việc “NIỆM PHẬT”, tu hành của mình phải lâm vào trong cảnh dần đà, gián đoạn hoặc là :
Chần chờ tính thiệt so hơn,
Tuổi xanh qua mất, để hờn về sau !
Bậc cổ nhơn đã có dạy lời rằng :
Thân nầy chẳng tính đời nay độ,
Còn đợi khi nào mới độ thân
Nếu như hẹn đến kiếp sau rồi sẽ “TU”, như vậy thì có khác nào cảnh của :
Nay đứng về phương diện “ÐỜI” của thế gian mà nói thì :
- Chịu dầm mình trong sương, gió lạnh, hoặc băng đồng, lướt bụi, không kể chi các sự hiểm nguy… tìm đến chỗ hẹn hò, để hội ngộ được cùng với kẻ tình nhơn !
- Như người đánh bạc, vì say mê cầu thắng mà bỏ cả ăn ngủ, quên cả đến việc đói, lạnh, nóng bức, có khi ngồi một chỗ đến đôi ba ngày đêm, miệt mài trong canh bạc !
Hạng người tầm thường vì một chút sắc dục, thị dục nhỏ nhen mà còn như thế thay ! Hà huống chi :
Cho nên :
- Ta chưa giữ vững “lập trường”.
- Ta đã quên đi cái “mục đích” tu tập cao cả của mình.
- Ta đã quên đi cái sự “lập tâm ban đầu của ta” khi bước chân vào trong đường tu niệm.
- Tâm độ “MÌNH” và “NGƯỜI” chưa chí thiết, thành thật… vậy.
Người Phật tử đã biết điều đạo lý, phải nên luôn nhớ rằng :
- Năm tháng qua mau, vô thường không hẹn.
- Thân người dễ mất, Phật pháp khó gặp, khó nghe.
Cho nên người có “TRÍ” phải luôn nhớ đến các điểm nầy, rồi đem hai chữ :
dán ở giữa đôi mày, để :
Khắp trong 10 phương thế giới, các “quốc độ” đại khái được chia ra làm hai loại :
-
TỊNH ÐỘ : Là các cõi nước thanh tịnh, trang nghiêm của chư PHẬT (như cõi nước Cực-Lạc của Phật A Di Ðà v.v…) mà tất cả chúng sanh ở nơi đó đã dứt trừ được các cảnh sống chết, đổi đời… tu chứng dần được quả thánh. Do vì như thế, nên được gọi là “TỊNH ÐỘ”.
Nói rộng ra thì :
- “TỊNH ÐỘ” là một cõi, là một “thế giới” mà từ NGƯỜI (tức là “CHÁNH BÁO”) đến CẢNH (tức là Y BÁO) đều trong sạch, đẹp, lành.
Chẳng hạn như về phương diện CHÁNH BÁO (là NGƯỜI) thì có những điều kiện thù thắng như sau :
-
CHÁNH BÁO :
- An vui, không có các thứ bệnh hoạn.
- Thọ mạng lâu dài.
- Thân tướng xinh đẹp (thân sắc huỳnh kim, đầy đủ 32 tướng tốt).
- Không có các sự giàu, nghèo, sang, hèn… cách biệt nhau.
- Tâm tánh nhu hòa, ý chí cao thượng.
- Ðạo tâm không lui sụt.
- Người đều là hóa sanh, không có những sự “uế nhiễm” về Nam Nữ, sanh dục.
- Không có trẻ, già, mạnh, yếu… khác nhau.
- Không có các sự nhơ nhớp như là nước mắt, nước mũi, mồ hôi, đàm dãi, đại, tiểu tiện.
- Ðạo đức, tinh thần, trí huệ thông suốt.
- Không có các nỗi khổ về tinh thần, thể chất.
- Sự ăn uống, thọ dụng đều tự nhiên biến hiện.
- Có đầy đủ “Huệ nhãn”, chánh kiến.
- Có đầy đủ “ngũ thông” hoặc “lục thông” [1].
- Thường trụ nơi “chánh định”.
-
Về phương diện “CẢNH” (tức là Y BÁO) thì có những điều kiện như sau :
- Ðất đai bằng phẳng, do các thứ “bảo chất” (chất quý) hợp thành, không có sông, biển, gò, núi, chông gai, hầm hố, v.v…
- Không có các “nạn cảnh” như : chiến tranh, bão, lụt, động đất, nắng hạn, dịch khí, đói khát, sấm sét, sương mù, mưa, gió, v.v…
- Khắp nơi đều trong sạch, sáng suốt, không cần đến ánh quang minh của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, đèn đuốc… không có ngày đêm.
- Khí hậu thường mát mẻ, điều hòa, không có các thứ thời tiết, nắng mưa, nóng lạnh.
- Tất cả các thứ vật kiện đều khéo đẹp, tinh khiết, không mục nát, biến hoại.
- Ðường xá, lan can, cây, hoa đều nghiêm chỉnh xinh đẹp, có hàng lối ngay thẳng.
- Ðiện các, lâu đài… đều nguy nga, tráng lệ, tự nhiên hóa hiện, không cần phải dùng sức người kiến trúc.
- Âm nhạc vi diệu, không cần người hòa tấu, muốn nghe liền tự trỗi lên, không thích nghe liền tự yên lặng và biến mất.
- Trừ loài người ra, không có thú dữ, ruồi, muỗi, rắn rít, độc trùng cùng với những loài động vật khác, duy chỉ có các thứ chim đẹp lạ do thần lực của Phật, Bồ tát biến hóa ra.
- Khắp nơi đều có ao báu thất bảo, trong ao có đủ nước “bát công đức” đầy dẫy, các hoa sen đủ màu sắc, màu nào phóng ra thứ ánh sáng ấy.
- Nước “Bát công đức” ở các ao trong sạch, ngọt thơm, tùy ý người mà lên, xuống, ấm mát.
- Tất cả cảnh vật, khí dụng đều do từ một thứ “báu” đến nhiều thứ “báu” hóa thành.
- Thường có mưa hoa, đúng thời rơi xuống.
- Người tuy có tăng thêm, nhưng quốc độ vẫn bình thường không chật hẹp, vật dụng không thiếu hụt.
- Thường có Phật, Bồ tát ứng hiện giáo hóa, không bị nạn tà ma, ngoại đạo.
Những cõi nào có đủ điều kiện về NGƯỜI (chánh báo) và CẢNH (y báo) như trên thì mới thật đúng là “TỊNH ÐỘ”. Ngoài ra nếu các cõi nào chỉ có phần ít thanh tịnh, chưa được viên mãn (đầy đủ), thì chỉ tạm gọi là “tịnh độ” trên phương diện “giả lập” mà thôi.
Chẳng hạn như thế giới “hoàng kim” theo người đời thường mơ ước, hoặc cõi nầy vào lúc nhơn thọ sống đến 84.000 tuổi (khi đức PHẬT DI LẶC ra đời) thì cũng có thể tạm gọi là cảnh : NHƠN GIAN TỊNH ÐỘ
II/- UẾ ÐỘ
Ðây là một “cõi” mà : Từ “NGƯỜI” đến “CẢNH” đều không trong sạch, an lành. Chẳng hạn như phần :
-
“NGƯỜI” (chánh báo) thì :
- Về “THÂN” thì có sự suy, già, thô, xấu, tật bịnh. Ðủ các điều nhơ nhớp, dơ bẩn.
- Về “TÂM” thì : Có đầy đủ những thứ phiền não, dục nhiễm, ác kiến.
-
Về “CẢNH” (y báo) thì :
Có những hầm hố, gai chông, bùn lầy, sạn sỏi, muỗi mòng, rắn rít, ác thú, độc trùng, thiên tai, nhơn họa…
Tóm lại mà nói thì : “UẾ ÐỘ” là cõi mà những “điều kiện” đều trái hẳn với “TỊNH ÐỘ”.
Còn : Những cõi “UẾ ÐỘ” là do nơi nghiệp ÁC và Bất tịnh của các chúng sanh nơi cõi ấy tạo thành.
Dưới đây, BẢO ÐĂNG xin được y theo các “KINH” VÔ LƯỢNG THỌ, QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ, PHẬT THUYẾT A DI ÐÀ KINH… mà lược thuật về :
III/- TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC :
“CHÁNH BÁO” (Người) và “Y BÁO” (cảnh) của cõi CỰC LẠC, một TỊNH ÐỘ của PHẬT A DI ÐÀ, vị trí nằm về phương TÂY của thế giới TA BÀ nầy.
Nếu như Phật tử và quý liên hữu hiểu qua được về CHÁNH BÁO và Y BÁO nơi cõi CỰC LẠC nầy, tức thời sẽ quan niệm chung được về “Y BÁO” và “CHÁNH BÁO” nơi các cõi “TỊNH ÐẠO” khác ở khắp 10 phương, bởi vì hễ như :
- Quang cảnh của cõi CỰC LẠC như thế nào, thì :
- Những cõi Tịnh Ðộ khác (trong khắp 10 phương) về sự Thanh Tịnh và Trang Nghiêm cũng tương tợ như thế ấy.
A/- Cõi “CỰC LẠC” của PHẬT A DI ÐÀ nơi phương TÂY.
I/- Về CHÁNH BÁO (tức là về NGƯỜI) thì :
Thân thể của nhơn dân nơi cõi ấy thì đều là :
-
Màu sắc Chơn Kim (thân huỳnh kim sắc tướng), đầy đủ 32 tướng tốt, dung nghi cực kỳ xinh đẹp, nhiệm mầu. Hình mạo đồng nhau, không có ai hơn kém, tất cả đều bẩm thọ cùng một thân thể vô cực, tự nhiên, còn như đến :
Thân thể của Tây phương Tam Ðại Thánh (là đức A DI ÐÀ Thế Tôn, đức QUÁN THẾ ÂM Bồ tát, đức ÐẠI THẾ CHÍ Bồ tát) lại càng thêm muôn triệu… lần trang nghiêm, vi diệu.
-
Thọ mạng vô lượng :
Người ở nơi cõi nước CỰC LẠC, đều sống lâu vô lượng, vô biên A tăng kỳ kiếp, trừ những vị có bản nguyện riêng là đi đến các cõi khác để độ sanh, thì muốn trụ thọ mạng Dài hay Ngắn, đều được tùy ý.
-
Thần thông tự tại:
Dân chúng nơi cõi Cực Lạc đều có đầy đủ Ngũ thông là : Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Túc mạng thông, Thần túc thông. Nếu vị nào chứng được quả A LA HÁN thì kiêm được LẬU TẬN THÔNG.
-
Thường ở trong “CHÁNH ÐỊNH” :
Tất cả đều an trụ vào trong “CHÁNH ÐỊNH Tụ”.
-
Không đọa vào Ác đạo :
Kẻ nào được sanh về cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ nầy rồi, thì không còn bị đọa vào trong ba ác đạo là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, và Súc sanh.
-
Hóa sanh nơi hoa sen :
Nhân dân nơi cõi CỰC LẠC đều hóa sanh nơi hoa sen trong ao thất bảo, thuần là người NAM, không có sự “ác dục” và “thai sanh”.
-
Thân thể tinh sạch :
Chúng sanh nơi cõi CỰC LẠC đều thọ thân kim cương, thể chất thơm tho, tinh sạch, không có các uế vật (dơ bẩn) như là : mồ hôi, đàm dãi, đại, tiểu tiện, không thọ các sự khổ như là : sanh già, bệnh, chết, thương xa lìa, oán thù gặp gở, mong cầu không toại ý, và năm ấm lẫy lừng.
-
Vui như bậc Lậu Tận “A La Hán” :
Nhân dân nơi cõi ấy, thân tâm thường thọ được an vui như bậc lậu tận A La Hán.
-
Ðạo tâm không lui sụt :
Những kẻ được sanh về cõi nầy, đều thành bậc “A BỆ ÐẠT TRÍ”, đối với đạo Bồ Ðề Vô-Thượng của PHẬT, không còn thối chuyển, tu hành mạnh mẽ và tinh tấn mãi cho đến khi thành PHẬT.
-
Trí huệ biện tài :
Nhân dân nơi cõi “CỰC LẠC” thì :
- Có vị đọc tụng, thọ trì, diễn giảng Kinh pháp.
- Có “VỊ” thì tư duy diệu nghĩa, hoặc nhập định tham thiền v.v… Tất cả thảy đều được đầy đủ trí huệ, biện tài.
-
Ðược vô sanh nhẫn :
Ðã sanh về cõi CỰC LẠC ấy rồi, tất nhiên đều sẽ chứng được “vô sanh pháp nhẫn” và các môn “Thâm tổng trì”.
-
Cúng dường chư PHẬT :
Mỗi buổi sớm mai, nhơn dân nơi cõi CỰC LẠC, thường đem các thứ hoa quý, lạ… đi đến cúng dường chư Phật ở khắp 10 phương. Còn nếu như muốn cúng dường các thứ hương mầu nhiệm, y phục, tràng phang, bảo cái… do nhờ nơi “Nguyện lực” của Phật A DI ÐÀ, nên liền được quý, đẹp theo như ý muốn, liền hiện ra trên không, nhóm lại như mây, rồi uyển chuyển rơi xuống đạo tràng thành ra “Pháp cúng dường”.
Khi cúng dường và nghe chư PHẬT thuyết pháp xong rồi, trong khoảng khắc, tất cả đồng trở về bản quốc Cực Lạc trước giờ thọ thực (ý nói là : cực kỳ mau lẹ).
-
Không có 3 ác đạo :
Ở cõi Cực Lạc không có các loài ác, đường ác là Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh cho đến không còn nghe điều chi bất thiện, hà huống là có thật.
-
Gần gũi thánh chúng :
Người sanh về Cực Lạc, thường được gần gũi các bậc Ðại Bồ tát, như là Ðức Quán Thế-Âm, Ðức Ðại Thế Chí, Ðức Văn Thù, Ðức Phổ Hiền, Ðức Ðịa Tạng v.v…Tóm lại, chung quanh mình toàn là các bậc Ðại Thượng Thiện nhơn, chớ không có thầy tà, bạn ác.
-
“Oai lực” tự tại :
Các bậc Thanh văn, Bồ tát ở Cực Lạc, thần thông rộng lớn, oai lực tự tại, có thể Nhiếp trì tất cả thế giới ở 10 phương vào trong lòng bàn tay một cách vô ngại.
-
“Thân quang” rực rỡ :
Hào quang, ánh sáng nơi thân của chúng Thanh văn nơi cõi Cực Lạc ấy chiếu xa ra một tầm, còn như quang minh của hàng Bồ tát chiếu xa từ 100 do tuần cho đến phủ đầy khắp cả Tam thiên Ðại thiên thế giới.
-
Nhiều bậc Thanh văn, Bồ tát :
Chúng Thanh văn ở pháp hội đầu tiên của Phật A Di Ðà nhiều đến số vô lượng, các chúng Bồ tát cũng lại đông y như vậy (tức là vô số kể). Trong Kinh Vô Lượng Thọ, đức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN có bảo cùng với Ngài A NAN ÐÀ thị giả rằng :
Người có trí huệ, thần thông như bọn ông Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên tính đếm các bậc
Bồ tát, Thanh văn trong “pháp hội” đầu tiên ấy, cũng không thể biết số lượng là bao nhiêu, huống chi là các pháp hội khác. -
Bậc “Bổ xứ Bồ tát” nhiều vô biên, vô lượng :
Chúng sanh sanh về cõi Cực Lạc đều là các bậc “A BỆ BẠT TRÍ”, trong ấy có những vị Nhứt sanh Bổ xứ Bồ tát (như đức Di Lặc Bồ tát hiện nay) rất nhiều, không thể nào dùng toán số để mà tính, đếm được, chỉ có thể đem số lượng vô biên A Tăng Kỳ để nói mà thôi.
II/- Y báo của cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ :
-
Quốc độ bằng phẳng :
Toàn cõi Cực Lạc thì đất đai bằng phẳng, trong sạch không có đến một hạt bụi (tức là không có một điểm trần), cũng không có các núi Tu di, Kim cang, và tất cả các thứ loại núi khác. Cũng không có các biển cả, sông, ngòi, giếng, hang, suối, khe v.v… chi cả.
-
Bảy báu làm đất :
Nơi Tịnh độ của đức Phật A DI ÐÀ thì đất bằng chất ngọc lưu ly xen lẫn với chất thất bảo, trong ngoài chói suốt nhau, dưới có tràng “kim cương thất bảo” nâng đỡ. Tràng kim cương nầy hình bát giác đều đặn, mỗi phía đều do 8 thứ báu hợp thành, trông giống như hột “bảo châu” lớn.
Mỗi hột “bảo châu” ấy phóng ra ngàn tia sáng, mỗi tia sáng có đến 84.000 thứ màu sắc khác nhau, chói nơi đất lưu ly sáng như muôn ngàn ức mặt trời.
Mặt đất lưu ly bằng phẳng, có giây “hoàng kim”, dùng giây “thất bảo” giăng phân ra khu vực và đường xá. Mỗi khu vực đều rộng rải, bao la, cảnh trí kỳ lệ, nhiệm mầu, trang nghiêm thanh tịnh.
-
“Khí hậu” điều hòa:
Khí hậu ở nơi cõi Cực Lạc Tịnh độ không nóng, không lạnh, thường mát mẻ, điều hòa, không có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông chi cả.
-
Lưới báu trang nghiêm :
Trên hư không có vô lượng lưới báu chia ra từng khuông, giăng che khắp Phật độ. Lưới nầy, giây bằng chất “nhuyễn kim” hoặc “trân châu”, trang nghiêm bằng vô lượng thứ kỳ trân, tạp bửu, quang sắc rực rỡ như sao, chung quanh mỗi khuông lưới có treo nhều linh báu, mỗi khi có gió nhẹ thoảng qua, các linh báu ấy phát ra vô lượng “pháp âm” mầu nhiệm. Chư thiên nhơn nơi cõi ấy nghe được “pháp âm” ấy rồi, đều tự nhiên sanh ra lòng Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng.
-
Sáu thời mưa hoa :
Ở cõi Cực Lạc Tịnh Ðộ nầy, ngày đêm sáu thời mưa xuống các thứ hoa quý như Hoa Mạn-Ðà La, theo gió nhẹ phưởng phất bay khắp Phật độ. Hoa nầy nhu nhuyễn, trong sạch, thơm tho, chư thiên nhơn lúc bước chân đi lên, hoa lún xuống bốn tất. Khi dở chơn lên, hoa liền tròn nguyên lại như cũ.
Chư thánh chúng sau khi thưởng ngoạn và thọ dụng xong, hoa Mạn Ðà La ấy lần lượt biến mất, mặt đất lưu ly, thất bảo trở lại vẻ nghiêm tịnh, tinh khiết như cũ.
-
Bảo trì thơm sạch :
Ở cõi Cực Lạc Tịnh Ðộ, khắp nơi đều có BẢO TRÌ (ao báu) rộng rãi mênh mông, trong đầy dẫy nước “bát công đức” trong sạch, thơm tho như nước cam lộ. Những ao nầy do từ một thứ báu đến bảy thứ báu (thất bảo) tạo thành, như :
- Thành ao bằng “hoàng kim” thì đáy ao trải cát thủy tinh.
- Thành ao bằng bạch ngân, xa cừ, mã não, thì đáy ao trải bằng cát lưu ly.
Hoặc : Thành ao bằng bạch ngọc, thì đáy ao trải bằng cát kim cương nhiều màu khác nhau.
-
Nước ao tùy ý :
Các chư Thượng Thiện nhơn nơi Cực Lạc Tịnh độ lúc vào để tắm, thì tùy theo ý muốn, nước tự dâng lên, hoặc ngập đến đầu gối, đến bụng, đến cổ. Nước nầy từ nơi hột “như ý châu vương” mà sanh ra, nên tùy theo tâm người mà lên xuống, hoặc sâu, hoặc cạn, hoặc ấm, hoặc mát, điều hòa rất là thích ý.
-
Sen báu nhiệm mầu :
Mỗi ao có 60 ức hoa sen thất bảo. Mỗi hoa sen tròn lớn đến 12 do tuần, có trăm ngàn ức cánh, đủ các màu xinh đẹp, màu nào chiếu ánh sáng ấy. Nước bát công đức chảy lên xuống theo cộng sen, hoặc lòn vào trong cánh hoa, phát ra tiếng thanh tao, diễn nói ra các pháp mầu Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã và các môn “Ba la mật”.
2/- UẾ ÐỘ :
Là cõi nước nhơ bẩn, ác độc, như cõi TA BÀ, “ngũ trược ác thế” nầy của chúng ta đang sống đây, là cõi nước mà tất cả chúng sanh sống trong đó từ THÂN đến TÂM thảy đều ô trược, dơ bẩn, còn phải bị trong cảnh xuống lên trong 6 nẻo luân hồi, sanh tử !
Loài NGƯỜI của chúng ta ở tại cảnh giới xấu ác của cõi TA BÀ uế độ nầy, nếu như chỉ tu theo Ngũ giới, Thập thiện và một số các điều lành khác… mà :
Thì :
Bởi vì :
Cho nên, hột giống “vô lậu” (hột giống Bồ đề) trong thức thứ 8 A LẠI DA thiếu cơ năng dẫn phát, nên dầu cho có “TU” các nghiệp lành đi chăng nữa, nhiều lắm cũng chỉ là được sanh lên các cõi Trời hoặc Dục giới, hoặc Sắc giới, hoặc Vô Sắc giới là cùng, chớ quyết định :
Không được sanh về các cõi TỊNH ÐỘ của chư PHẬT được. Về thọ số (tuổi thọ) ở các cõi Trời tuy là lâu hơn các cõi Uế độ, nhưng cũng vẫn còn có hạn lượng, một khi mà
phước TRỜI mãn rồi là dứt hết một giai đoạn sống chết, rồi lại tùy theo “NGHIỆP” còn sót lại (Túc nghiệp) mà : “THỌ SANH” vào một nơi khác nữa !
Nếu như :
- Vẫn còn có “NGHIỆP LÀNH” thuộc về loại “Thượng phẩm Thập thiện” thì thọ sanh vào các cõi Trời khác hoặc THẤP, hoặc CAO hơn.
- Nghiệp “lành” thuộc về loại “TRUNG PHẨM THẬP THIỆN” thì :- SANH về lại cõi Người.
- Nghiệp “lành” thuộc về loại “HẠ PHẨM THẬP THIỆN” thì : SANH về cõi A TU LA.
- Nghiệp “DỮ” thuộc về loại “THƯỢNG PHẨM THẬP ÁC” thì : Bị đọa sanh vào trong Ðịa ngục.
- Nghiệp “DỮ” thuộc về loại “TRUNG PHẨM THẬP ÁC” thì : Bị đọa sanh vào trong loài “NGẠ QUỶ”.
- Nghiệp “DỮ” thuộc về loại “HẠ PHẨM THẬP ÁC” thì : Bị đọa sanh vào trong loài “SÚC SANH”.
(Kỳ sau tiếp)
[1]– a/- “Ngũ thông” : là 5 pháp “thần thông” có được của các bậc đắc đạo là : Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, túc mạng thông, tha tâm thông.
b/-“Lục thông” là :
- Thiên nhãn thông : mắt thấy xa và thông suốt.
- Thiên nhĩ thông : tai nghe xa và thông suốt hiểu hết tất cả âm thanh, tiếng nói của các loài.
- Thần túc thông : đầy đủ hết các pháp thần thông, biến hóa vô ngại.
- Túc mạng thông : biết được những kiếp đời đã và sẽ xảy ra trong quá khứ và tương lai.
- Tha tâm thông : biết được “TÂM” và ý nghĩ của người khác.
- LẬU TẬN THÔNG : dứt trừ hết tất cả các thứ ngã chấp, pháp chaáp.
Bình luận