27.10.2021

THP 67 – Người tu Tịnh độ không khéo dụng tâm sẽ bị tai hại ra sao ?

  1. Người niệm Phật không nên cầu phước báu thế gian
  2. Người niệm Phật phải biết đem lòng kính sợ, cung kính tượng Phật
  3. Vườn thơ vô ưu

(Tiếp theo THP số 66)

Nhưng tu TỊNH ÐỘ mà nếu không biết khéo “dụng TÂM” thì sẽ rất tai hại.

Ðó là việc :

Không nên cầu lấy quả vui “hữu lậu” nơi cõi TRỜI, NGƯỜI, lại nữa cũng không nên cầu nơi đời sau đầu thai trở lại rồi xuất gia làm bậc Tăng, Ni. Nếu trong TÂM có mảy may (một chút) việc ấy thì không được cảm ứng với “từ lực” tiếp dẫn của đức
Glossary LinkPHẬT A DI ÐÀ.

Phải biết pháp môn TỊNH ÐỘ đây là do từ nơi “Kim Khẩu” (miệng) của Ðức PHẬT A DI ÐÀ và Ðức Bổn sư THÍCH CA MÂU NI THẾ TÔN đã thuyết dạy ra, chớ nên đem sự suy lường chưa thấu đáo của người “phàm phu” như chúng ta mà sanh ra lòng nghi hoặc, những chỗ nào chính mình hiểu đến thì “TIN TƯỞNG” đã đành rồi, thậm chí cho đến những chỗ nào mà trí của mình “chưa hiểu đến” cũng vẫn phải “TIN” một cách triệt để.

“TIN” như thế thì mới được gọi là “CHƠN TÍN” vậy.

Còn như nếu muốn biết được rõ hơn, nên xem kỹ lại các quyển (3 quyển) “Tịnh Ðộ Tam Kinh” A DI ÐÀ, VÔ LƯỢNG THỌ, QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ (và xem lại các bức Thơ Gởi Người Học Phật trước kia mà BẢO ÐĂNG có bày tỏ và chỉ dẫn kỹ lưỡng về pháp môn “TỊNH ÐỘ” của bổn tự hiện đang hoằng truyền thì sẽ nhớ lại).

Phải nên rõ sự “khổ” ở cõi “TA BÀ” nầy (nhứt là trong thời kỳ “MẠT PHÁP” hiện nay) thì nhiều đến mức không sao kể số. Nhưng Ðại khái ước lược lại thì gồm có 8 điều đại khổ, đó là :

SANH, GIÀ, BỊNH, CHẾT, THƯƠNG YÊU XA LÌA, OÁN THÙ GẶP GỠ, MONG CẦU KHÔNG TOẠI Ý,NĂM ẤM LẪY LỪNG [1].

Còn sự “vui” CỰC LẠC thì :
  1. Về “THÂN” thì hoá sanh nơi hoa sen, tuyệt nhiên không có già, bịnh, chết, chỉ thuần là người NAM (nhi), cho đến cả danh từ “ác đạo” (như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, đánh giết, tù tội) hãy còn không nghe thay, huống chi là có thật ư ?‌
  2. Còn như nói về “cảnh” thì :

    Vàng ròng (24 kara) làm đất, bảy báu (thất bảo) [2] hợp lại làm ao, hàng cây thất bảo cao vòi vọi, lầu các đẹp đẻ hiện ra giữa không trung, sự ăn mặc và thọ dụng (như BẢO ÐĂNG đã có y theo Kinh dạy mà thuật lại trong các bức “thƯ gởi người học PhậT” trước kia rồi), mỗi khi Tâm tưởng đến thì tất cả thảy đều hoá hiện ra đúng theo như ý muốn, chớ không phải như ở cõi TA BÀ nầy, đều do sức người nhọc nhằn tạo dựng mà thành ra đâu.

    Lại nữa,

    Ở cõi “CỰC LẠC” thì đức Phật A DI ÐÀ tướng đẹp vô biên, một khi vừa trông thấy “từ dung” của Ngài liền chứng được “pháp nhẫn”, đức QUÁN THẾ ÂM và ÐẠI THẾ CHÍ Bồ tát cùng với chư Thanh Tịnh ÐẠI HẢI CHÚNG Bồ tát đều phóng ra hào quang, ánh sáng sạch trong, đồng nói pháp mầu. Thế cho nên, một khi đã vãng sanh về cõi CỰC LẠC rồi (dù cho là “đới NGHIỆP vãng sanh” về HẠ PHẨM đi chăng nữa) thì tất cả nghiệp ác, phiền não liền tự nhiên tiêu tan không còn một chút nào, lại còn được thêm “trí huệ”“công đức” thảy đều đầy đủ.

    “TIN” được như thế mới gọi là : “LÒNG TIN CHƠN THẬT” vậy.

Vả lại trong nhiều Kinh DIỂN Ðại Thừa đều có nói, dạy về Pháp môn Tịnh độ, chẳng hạn như trong Kinh “Ðại Phương Quảng Phật HOA NGHIÊM Kinh”, đức Bổn sư THÍCH CA Như Lai đã vì các bậc “Pháp thân Ðại sĩ” ở trong bốn mươi mốt giai vị (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Ðịa và Nhất Sanh Bổ xứ Bồ tát) thuyết dạy ra vô lượng pháp “nhứt thừa mầu nhiệm”.

Sau cùng, lúc Ngài THIỆN TÀI (đồng tử) vâng lời đức VĂN THÙ SƯ LỢI Bồ tát đi tham cầu khắp các bậc Ðại Bồ Tát Thiện Tri thức, được chỗ “chứng” lên ngang bằng với chư PHẬT, còn được đức PHỔ HIỀN Ðại Bồ tát lại dạy thêm mười “ÐẠI NGUYỆN VƯƠNG” [3] khuyên Ðức THIỆN TÀI và tất cả chư Bồ tát trong “Hoa Nghiêm Hải Hội” đồng hồi hướng cầu sanh về cõi CỰC LẠC quốc độ, để được mau tròn đầy Phật quả !!

Trong Kinh “QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ” nơi phẩm “HẠ PHẨM HẠ SANH, Phật có dạy :

Hạng người phạm tội “Ngũ nghịch, Thập ác” [4], làm đủ các việc không lành, khi sắp chết, tướng địa ngục hiện ra (như thấy quỷ dữ, đem xe lửa, nhà lửa… đến bắt). Nếu như “kẻ ác nhơn” ấy được bậc Thiện tri thức khuyên bảo niệm PHẬT, kẻ ấy chịu vâng theo lời “Niệm” chưa đầy đến 10 câu, thì liền thấy “HOÁ PHẬT” đưa tay tiếp dẫn vãng sanh.

Còn như trong Kinh “ÐẠI TẬP NGUYỆT TẠNG” có lời dạy rằng :

  • Ðời “Mạt Pháp”, ức ức người tu hành, nhưng ít có kẻ “NGỘ ÐẠO”, mà chỉ :
  • “Nương theo pháp môn NIỆM PHẬT (Tịnh độ) mới thoát khỏi luân hồi” mà thôi.

Thế thì người Học Phật như chúng ta đây phải biết chắc chắn “điều” rằng:

Pháp môn Niệm Phật (Tịnh độ) là con “đường đồng tu” của bậc “Thượng THÁNH (Bồ tát), Hạ PHÀM (phu)”. Với pháp môn TỊNH ÐỘ nầy, người TRÍ, kẻ NGU đều có thể thực hành theo và vãng sanh được cả, nếu chịu “Y giáo phụng hành”.

Vì thế cho nên đã nhiều lần rồi, BẢO ÐĂNG có nói lên lời “quyết định chắc thật” rằng :

Pháp môn Tịnh độ (mà chư Phật đã dạy, mà BẢO ÐĂNGThầy Bổn sư THÍCH HẢI QUANG cùng với bổn tự Pháp Hoa đang hoằng truyền từ bấy lâu nay), cách “hành trì” “dễmà : THÀNH CÔNG CAO

Dùng “sức” ít song thu hoạch HIỆU QUẢ RẤT MAU LẸ và NHIỀU “VÔ KỂ”.

Tại sao ?‌

Bởi vì pháp tu TỊNH ÐỘ “chuyên nhờ nơi “PHẬT LỰC” hộ trì và tiếp dẫn, nên có được một sự “lợi ích rất lớn”, vượt hơn tất cả các “giáo môn” khác, cho nên trong LUẬN KINH, chư Tổ sư có nói dạy lên lời xác thực rằng :

  1. Tu các pháp môn khác khó khăn và chậm trễ như con kiến bò lên non cao.

    Còn :
  2. “Niệm Phật” vãng sanh (dễ dàng, mau chóng) như thuyền buồm thuận xuôi theo gió nước” vậy.

Lời dạy nầy quả thực là vô cùng xác đáng, rõ ràng vô cùng.

Như trong các bức thư HỌC PHẬT trước, BẢO ÐĂNG đã có “ứng” theo lời dạy của Phật, ý Tổ nói về ba điều “căn bản” chánh trong Tịnh độ pháp môn là : TÍN, HẠNH, NGUYỆN

Tức là :

Trong “HÀNH MÔN” của Tông TỊNH ÐỘ (là NIỆM PHẬT), Hành giả cần phải chấp trì sáu chữ hồng danh “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT” (hay bốn chữ “A DI ÐÀ PHẬT” cũng được). Không luận khi : Ði, đứng, ngồi, nằm, nói, nín, động, tịnh, mặc áo, ăn cơm cho đến trong những lúc đại tiện, tiểu tiện [5] đều phải giữ chắc 6 chữ (hoặc 4 chữ) A DI ÐÀ PHẬT ấy, đừng cho quên lãng.

(Nơi đây BẢO ÐĂNG cũng xin nhấn mạnh vào một vài “ÐIỂM” như sau :

Mặc dù rằng :
  • Trong sự NIỆM PHẬT thì ở nơi tất cả “THỜI” (giờ), tất cả (mọi) CHỖ đều “không ngại” chi cả, nhưng mà :
  • Cũng phải thường xuyên giữ “lòng kinh sợ”, phải luôn kính trọng tượng PHẬT, tranh PHẬT xem như là “PHẬT SỐNG”, lại nữa phải xem những KINH PHẬT (thuyết), lời TỔ dạy y như là PHẬT, TỔ đang đối trước mặt mình mà “thuyết pháp” vậy, trong tâm không nên và chẳng bao giờ có chút chi khinh mạn, nghi ngờ chi cả.
  • Lúc bình thường thì NIỆM PHẬT thầm trong tâm, hay phát ra tiếng lớn, nhỏ tuỳ theo ý, song phải nhớ biết cho thật rõ điều rằng :
  • Những khi nằm ngủ……
  • Những lúc đang đại tiện, tiểu tiện,
  • Tắm gội,
  • Rửa ráy chân, tay.
  • Những khi đi ngang qua các chỗ không được sạch (như cầu tiêu, nhà xí…vv…)

    Ðều: PHẢI “NIỆM THẦM” Ở TRONG ÐẦU

Bởi vì : Nếu NIỆM ra tiếng, tức là “KHÔNG CUNG KÍNH” (sẽ bị giảm công đức và mang thêm tội).

Nên biết rằng : “NIỆM thầm” thì “CÔNG ÐỨC” cũng đồng như “NIỆM RA TIẾNG”vậy.
Vì thế nên TỔ SƯ thường có lời dạy rằng : Muốn được sự lợi ích trong “PHẬT PHÁP” phải tìm nơi “LÒNG CUNG KÍNH”.

Có được : Một phần “CUNG KÍNH”….

Thì : Tiêu được một phần “TỘI NGHIỆP” và thêm được một phần “
Glossary LinkPHƯỚC HUỆ”.

Có được : Mười phần “CUNG KÍNH”….

Thì : Tiêu được mười phần “TỘI NGHIỆP” và thêm được mười phần “PHƯỚC HUỆ”.

Còn như ; Nếu không có lòng “CUNG KÍNH” thì :

Tuy là : Cũng gieo được nhân lành về các kiếp đời lâu xa (viễn nhân).

Nhưng mà : Ác quả của Tội “KHINH LỜN” thật là to lớn !!!

Người tại gia học PHẬT đời nay. Khi ÐỌC TỤNG Kinh điển hoặc NIỆM PHẬT phần đông đều : PHẠM PHẢI VÀO “BỊNH” NẦY

Cho nên :

Ðối với những người Phật tử “hữu duyên” cùng với pháp môn TỊNH ÐỘ, BẢO ÐĂNG cứ thường nhắc đi, nhắc lại hoài (để cảnh giác) là như vậy.

Lại nữa,

Khi “NIỆM PHẬT” rất cần thiết phải “NHIẾP TÂM”.

Bởi vì :

  • “NIỆM” do “TÂM” khởi ra,
  • “TIẾNG” từ “MIỆNG” phát ra.

Cho nên : Mỗi CHỮ, mỗi CÂU cần phải rõ ràng, rành rẽ, lại thêm phải :

  • · Lắng tai nghe kỹ,
  • · In câu NIỆM PHẬT vào “TÂM”.

Nếu lắng tai nghe kỹ (tức là “NHIẾP” NHĨ CĂN” lại), thì :

Các CĂN còn lại kia (Mắt, mũi, thân, ý) sẽ không còn chạy theo các duyên trần nhiễm bên ngoài. Thì mới có thể :

MAU ÐƯỢC vào trong định cảnh “NHỨT TÂM” BẤT LOẠN.

Vì thế cho nên trong Kinh “LĂNG NGHIÊM”, Ðức Ðại lực ÐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT (là một trong Tây phương Tam Thánh) có dạy lên “lời vàng” rằng :

“NHIẾP” cả sáu căn, TỊNH NIỆM (NIỆM PHẬT) nối luôn, vào TAM MA ÐỊA, đây là bực nhứt”.
……………………………….

Nói tới đây, BẢO ÐĂNG nhớ đến một chuyện “bất cung kính” mới vừa xảy ra như sau :

Nhân dịp BẢO ÐĂNG cùng với mấy Huynh đệ trong ban HỘ NIỆM PHÁP HOA đi lên PHOENIX thủ đô, của Tiểu bang ARIZONA có chút việc….xong rồi mới ghé qua một nhà hàng Việt Nam gần đó để ăn trưa, BẢO ÐĂNG thấy quang cảnh bên trong nhà hàng nầy được trang bày rất nhiều tượng PHẬT lớn, nhỏ thật đẹp, có Tượng ngồi bên bờ trúc xanh cao vút, có tượng đứng trên thác nước chảy…, có tượng thì ngồi trên góc tường cao của nhà hàng, trên quày, trên bàn (cashier), ngay cả trong nhà bếp cũng thấy có để vài “gương mặt” PHẬT (vì chỉ chưng có cái ÐẦU PHẬT mà thôi), lại có để nhiều loại THÁP CHÙA cao, lớn, nhỏ đủ kiểu, đủ màu sắc…vv….trông giống một ngôi CHÙA hơn là một nhà hàng bán buôn thịt cá !

BẢO ÐĂNG nhìn chung quanh….xong mới hỏi các Huynh đệ tháp tùng rằng : Ủa ! Mình có đi “lộn chỗ” không vậy ?‌

Ðúng chỗ rồi đấy CÔ ạ !

Trong khi BẢO ÐĂNG còn đang trong cảnh bối rối….thì được Ông Chủ nhà hàng bước ra với nụ cười vui tươi chào đón….

BẢO ÐĂNG nghiêm trang hỏi Ông :

  • Tại sao trong nhà hàng bán thịt cá, mà Ông lại chưng TƯỢNG PHẬT nhiều như thế ‌ thoạt mới nhìn Tôi cứ tưởng là một ngôi Chùa hơn là một nhà hàng,
  • có phải Ông là PHẬT TỬ không ?‌

Ông gật đầu,

Nếu là PHẬT TỬ thì Ông phải biết rằng :

Trong nhà hàng bán thịt, cá mà Ông chưng bày tượng PHẬT nhiều quá, không sợ mang TỘI sao ?‌

Tôi thấy dường như Ông cung kính thờ Tượng của mấy Ông “ÐỊA, THẦN TÀI” và đặt để tuốt trên kệ cao, trang nghiêm đầy đủ nhang khói, hoa, quả, còn những tượng PHẬT lớn, nhỏ thì Ông lại để chưng bày thấp, cao và khắp chỗ không thấy có một chút cung kính nào hơn Tượng của mấy Ông “ÐỊA và THẦN TÀI” cả ‌

Ông cười…. nói rằng :

Cám ơn CÔ đã khéo lo cho điều đó, trước khi TÔI làm điều nầy, TÔI cũng sợ TỘI, nên đã lên Chùa thỉnh SƯ CÔ đến xem, và TÔI đã có hỏi SƯ CÔ rồi.

SƯ CÔ ấy có dạy rằng :

Ðể chưng bày tượng PHẬT ở trong nhà hàng được chứ, vì đó là “TƯỢNG PHẬT” chỉ làm bằng đồng, bằng xi măng, bằng gỗ… chứ có phải là Kim thân của “PHẬT SỐNG” đâu mà sợ mang tội, nên không sao cả.

Vợ TÔI nghe vậy nên mừng lắm. đi sưu tầm nhiều nơi kiếm những tượng (PHẬT) đẹp mua về chưng đó !! (mô Phật ! thiện tai !!!).

BẢO ÐĂNG nghe vậy mới hỏi thêm rằng :

Vậy, xin hỏi trong Chùa của vị SƯ CÔ đó đang thờ PHẬT làm bằng thứ loại gì ?‌ Ông và luôn cả vị Sư CÔ đó có bao giờ thấy được Kim thân của “PHẬT SỐNG” chưa ?

Ông ta làm thinh không dám trả lời gì nữa.

BẢO ÐĂNG sau khi nghe Ông chủ trình bày một cách “khả quan” và hỏi đáp lại như thế, Ông Chủ nhà hàng và tất cả các Huynh đệ đang tháp tùng theo làm thinh cười trừ….từ dạo đó các Phật tử nơi Chùa PHÁP HOA không bao giờ có ý muốn đặt chân tới nhà hàng đó nữa.

Cho nên trong sách có câu dạy rằng : “GIÁO bất nghiêm, chi SƯ ÐOẠ”.

(Nghĩa là Dạy mà không đúng (tức là sai), thì Ông THẦY (là người dạy bị ÐOẠ trước).

Hoặc là :
  • Thượng bất chánh. (Trên không đúng)
  • Hạ tắc loạn. (Kẻ dưới sẽ làm loạn ngay)

Trường hợp dạy bảo của Vị “SƯ CÔ” kia đối với Ông Chủ nhà hàng nầy, thì cũng giống như,

Một người ÐUI dẫn một đám MÙ cất CHÙA, thờ PHẬT ! Thì cả THẦY lẫn TRÒ cùng nhau bị “ÐOẠ” vậy.

(Cho nên, đã là người “Xuất gia” tu hành theo giáo pháp của PHẬT, làm CON của PHẬT, mang HỌ của PHẬT (THÍCH tử), và HỌ cũng lại sống nương nhờ vào “PHƯỚC ÐIỀN” của PHẬT, khoác áo “CÀ SA” của PHẬT….nên mới được người đời cung kính mà cúng dường cho thật nhiều tiền của, đất đai, chùa chiền…vv….nhưng kỳ thật trong “TÂM” của HỌ hoàn toàn và không hề có “PHẬT” ngự, bởi vì chính nơi bản thân của HỌ lại không có chút lòng nào “CUNG KÍNH TƯỢNG PHẬT”, “HÌNH PHẬT”, thì những bức “TƯỢNG” trong chùa của HỌ đang thờ đó, kêu bằng cái gì chứ ‌ HỌ đang thờ những AI ‌ vậy thử hỏi trong Chùa của HỌ có được PHẬT SỐNG nào ngự hay chưa ‌‌‌ hay chỉ toàn là MA, QUỶ THẦN ngự đến, và chứng minh cho những việc “MA SỰ” (mà HỌ “ép từ” gọi là PHẬT SỰ) của HỌ đã và đang làm mà thôi !!!

Hỏi, tức là đã trả lời rồi vậy.

Cho nên :

Quý Phật tử chân chánh nên thận trọng, phải dùng trí huệ mà phân xét cho rõ trước khi hành trì để khỏi mang trọng TỘI, mà bị ÐỌA vào trong “ÐỊA NGỤC A TỲ”, hoặc sa vào 3 ÁC ÐẠO (Ðịa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) thì có lẽ sẽ không bao giờ và khó được giải thoát cả.

Chớ quên !
…………………………

Cũng trong Kinh LĂNG NGHIÊM Ðức VĂN THÙ SỰ LỢI PHÁP VƯƠNG TỬ Ðại Bồ Tát cũng có dạy lên lời vàng rằng :

  • “Nghe vào, nghe “TÁNH” mình.
  • “TÁNH” thành “VÔ THƯỢNG ÐẠO”.

Hai lời dạy trên đây của hai bậc “ÐẠI THÁNH” cũng : ÐỒNG MỘT NGHĨA.

Vì vậy, nên người HỌC PHẬT (Niệm PHẬT hành giả) không nên và chẳng bao giờ nghĩ rằng :

“PHÁP TRÌ DANH” là cạn cợt, không hay bằng TU THIỀN, TỤNG KINH….rồi chạy tu theo các PHÁP “QUÁN TƯỞNG”, “QUÁN TƯỢNG”, “THẬT TƯỚNG”…vv….

Trong tất cả “Hành môn NIỆM PHẬT” BẢO ÐĂNG chỉ thấy có :

Môn “TRÌ DANH” (NIỆM PHẬT) rất là “HỢP CĂN CƠ và HỢP THỜI” mà thôi.

Nếu như được “giữ một lòng không loạn”…(nghĩa là giữ chặt một lòng chỉ chuyên NIỆM một câu “A DI ÐÀ PHẬT” suốt cuộc đời còn lại của mình không cho lui sụt) thì :
  • Nhứt định Cảnh “TÂY PHƯƠNG” sẽ hiện ra rõ rệt.
  • Lý mầu “THẬT TƯỚNG” toàn thể sẽ lộ bày.

TỔ SƯ đã y theo “lý” nầy mà dạy rằng :

  • Do nơi “TRÌ DANH” mà “CHỨNG” được “THẬT TƯỚNG”.
  • Không cần “QUÁN TƯỞNG” mà cũng THẤY ÐƯỢC “TÂY PHƯƠNG”.

Cho nên chư TỔ SƯ xưa có nói lên lời vàng chắc thật rằng :

  • “Một pháp “TRÌ DANH”…

    Chính là :
  • CỬA MẦU VÀO “ÐẠO”.
  • Con đường thẳng tắt đến “QUẢ BỒ ÐỀ” (của PHẬT).

BẢO ÐĂNG thấy đa phần người Học PHẬTTu hành thời nay phần đông không hiểu rõ về “GIÁO LÝ” của “PHÁP QUÁN” nên :

Nếu Tu theo pháp “QUÁN TƯỞNG”, hoặc quán “THẬT TƯỚNG”…..

Sẽ rất dễ bị :

“MA, QUỶ THẦN” (biến hoá) GIẢ HÌNH PHẬT THÁNH dựa vào….(trong khi HỌ cứ nghĩ, tưởng rằng TA đã Tu “QUÁN” chứng đắc được rồi, đã thành PHẬT, là PHẬT rồi..vv….) !!

Vì thế cho nên BẢO ÐĂNG (đã từng nghe, thấy, biết có nhiều “trường hợp” loại nầy đã xảy ra cho nhiều Phật tử đang mắc phải hiện nay….) xin thành thật khuyên nhắc rằng :

TỐT HƠN LÀ NÊN LỰA THEO HẠNH DỄ TU (tức là trì danh) cũng cảm được : QUẢ BÁO NHIỆM MẦU

Chớ không nên : MUỐN HỌC KHÉO MÀ HOÁ THÀNH RA “VỤN”

(Tức là bỏ phép TRÌ DANH đi, trở qua Tu theo cách Quán tưởng, Quán tượng, hoặc Tu THIỀN)

Té ra : “CẦU SIÊU” TRỞ LẠI BỊ “ÐỌA

Thì quả là : ÐÁNG TIẾC LẮM Ư ?!!!

Tu trì được y như lời dạy thì có thể gọi là dùng hết công năng “hành trì” vậy.

Ðến như trong công việc hằng ngày, nếu có làm chút đỉnh được việc lành nào đều phải gom góp lại để hồi hướng vãng sanh Cực Lạc. Ðây chính là “trợ hạnh” của Tịnh độ hành môn vậy.

Thí dụ

Như gom cát bụi lại thành đất rộng.
Hợp sông ngòi lại thành ra trường giang, biển cả vậy.
……………………………..

Trong lá thơ Học Phật số 66 vừa qua, BẢO ÐĂNG có nêu lên một số các “HÀNH MÔN PHƯƠNG TIỆN” đặc biệt trong Tịnh độ mà đức Phật A DI ÐÀ đã vì lòng Từ bi, dùng “thiện xảo phương tiện” mà thành lập nên cho các hàng chúng sanh “nghiệp nặng” như chúng ta đây thâu được đại lợi ích vãng sanh CỰC LẠC, là :

ÐỊNH THIỆN, TÁN THIỆN, PHẬT LỰC, PHÁP LỰC, TU PHƯỚC, HỒI HƯỚNG, CẦU CỨU KHI LÂM CHUNG hoặc ngay chính đến cả pháp môn :

“HỘ NIỆM VÃNG SANH”

BẢO ÐĂNG và bổn tự Pháp Hoa đã từng áp dụng từ bấy lâu nay để “HỘ NIỆM” cho các Phật tử nghiệp nặng, bình thường tu niệm lai rai, khi có khi không, để hộ trợ cho các Phật tử ấy được vào trong định cảnh : ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH VỀ CỰC LẠC TỊNH ÐỘ rồi…

Các “hành môn phương tiện” nầy chính là cảnh của việc :
  • Gom cát bụi lại làm thành ra đất rộng,
  • Góp sông ngòi để thành ra đại hải.

Vườn Thơ “VÔ ƯU”

(“VÔ ƯU” Nghĩa là không “buồn”, không bị “ÐOẠ” (tức là được Siêu thoát)

Lời “Bạt”:

Vườn thơ “VÔ ƯU” nầy trước kia vì bài vở quá nhiều, nên cũng đã tạm ngưng trong một thời gian khá lâu…, gần đây, nhân có một số LIÊN HỮU điện thoại đến thăm BẢO ÐĂNG, ngỏ ý muốn thấy lại Vườn THƠ VÔ ƯU cùng với các lời “KHUYẾN TU”BẢO ÐĂNG đã từng sưu tập và gởi đến cho các bạn cùng tu (liên hữu) trước đây……

Vì vậy cho nên :

Nhân trong THƯ HỌC PHẬT số 67 nầy, BẢO ÐĂNG (một lần nữa) xin gởi đến quý LIÊN HỮU bài “KỆ” quý báu :

KHUYẾN TU TINH TẤN,

của Cố Hòa Thượng Ðại Ninh THÍCH THIỀN TÂM, là một bậc TỊNH ÐỘ TỔ SƯ đã được giải thoát, để nhắc nhở và cảnh tỉnh cho mọi người, mọi giới đều phải nên phát tâm LO SỢGÌN GIỮ CHO MÌNH trước các cảnh Thiên tai sẽ xảy ra sau nầy như :

Bảo lụt, động đất, sóng thần, binh đao, khói lửa chiến tranh, và rừng cháy, khắp nơi, và cả Thế giới đão điên (làm cho dân chúng nghèo nàn, đói khổ, lầm than….chết chóc), đã liên miên xảy ra hiện nay và cả trong tương lai – (có thể là mỗi ngày càng nhiều thêm) – nữa……

Mong sao cho các “Hữu tâm nhơn” khi xem đọc đến, biết hồi tâm, giựt mình thức tỉnh nơi bước đường TU và ý thức rõ trước cảnh Duyên đời vô thường, mong manh, giả tạm…..mà đạo đức con người ngày càng thêm tổn giảm còn các việc dữ và NGHIỆP ÁC, TỘI LỖI mỗi ngày lực gia tăng thêm nhiều….!!

KHUYẾN TU TINH TẤN

Thương những kẻ MÊ TRẦN còn tạo,
Buổi mạt cơ lọc đạo, lọc đời.
NHÀ TAN, NGƯỜI MẤT khắp nơi,
BẢO, MƯA đã diễn một trời long đong.
Bước khốn cùng chí tâm tu niệm,
Cảnh khổ đau niệm niệm thoát đời.
Thi tài, thi đức ai ơi !
Thi danh, thi lợi việc đời đảo điên !
Muốn lên TIÊN, về miền CỰC LẠC,
Giữ thiện tâm ghi tạc chí thành.
Sắp đời như sợi chỉ mành,
Treo chuông khó nổi chuông lành hỡi chuông !
NHÂN , có QUẢ đừng buồn.
Vững chèo tu niệm, về đường bình an.
Ðây sắp tới ÁC GIAN, TÀN TẬT,
Người NGHÈO Tu lên bậc TIÊN BANG.
Giàu, Nghèo chưa chắc đừng ham,
ÐÔNG, TÂY sắp mở một màu lau lung.
Người lương thiện, kẻ ác hung,
Nay mai ló mặt Hiền, trung, Chánh, tà…..

VÔ NHẤT ÐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM

Chú giải bài KỆ “KHUYẾN TU” :

1/-

Mê Trần : là để Tâm say đắm theo các duyên trói buộc của TRẦN đời (như là ngũ dục, lục Trần).

  1. Tức là năm món “Ngũ dục” : TÀI, SẮC, DANH, THỰC, THÙY (ngủ nghỉ).
  2. Và sáu món “Lục trần” : SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP.

Câu nầy ý nói : Thương xót cho các kẻ ngu mê, chỉ biết một bề chạy theo những sự say đắm trong vòng NGŨ DỤC, LỤC TRẦN một cách tự hào quá đáng, vì vậy mà Thân, Khẩu, Ý luôn tạo ra vô số “NGHIỆP ÁC”.

2/-
Trong thời buổi “MẠT PHÁP” nầy thì “CĂN CƠ” (tức là các sự Tu hành chân chánh, và đạo đức của con người đã “MẠT”) rồi không còn nữa.

Cho nên : TRỜI, ÐẤT mới ra sự “thanh lọc” kỹ lưỡng ở cả hai đường :
  1. ÐẠO (loại trừ và tiêu diệt các kẻ giả tu, như là Sư Quốc doanh, các kẻ “mượn đạo, tạo đời”), lường gạt hàng Thiện Tín.
  2. ÐỜI (giết chết và tiêu diệt các kẻ ÁC, Ỷ vào tiền tài, quyền thế mà không biết KÍNH- TRỌNGTrời, PHẬT, Thần Thánh”, chỉ biết một bề kiêu căng, ngạo mạn và ham chạy theo trần đời, cùng các việc hơn thua, phải quấy, danh lợi, dục vọng, say đắm theo các sự xa hoa, ăn chơi phàm tục – (mà HOÏ cho là cứu cánh của cuộc đời một cách lầm lạc mà thôi).

3/-

Do vậy cho nên, các “Thiên tai” (TRỜI tạo ra) như : mưa gầm, gió thét, bảo, lụt, động đất, núi lửa, cháy rừng, sóng thần…xảy ra cùng khắp (nơi), làm cho nhân loại bị lâm vào trong các cảnh “Bệnh tật, chết thảm, thất nghiệp, nhà cửa bị tịch thâu, mền trời, chiếu đất, đau bệnh, đói khổ….nhà tan, cửa nát, người chết….khắp nơi” không sao kể xiết (mà Ta đã, đang và sẽ thấy, sẽ bị chịu khổ trong nay mai).

Vậy mà chúng ta đã có (ít nhiều) biết thức tỉnh chi chưa ‌!!

4/- 5/-

Nay lâm vào trong “bước cùn khổ, khốn nạn” nầy rồi, thì phải nên:

Cùng nhau Tu Niệm (gấp gấp đi, đừng chậm trễ)

Và phải nên phát tâm :

Cầu sanh về cõi TRỜI, cõi PHẬT, phải lo tu các hạnh lành sau đây :

Là NIỆM TRỜI, NIỆM PHẬT…..

Và còn phải thi “TÀI” và thi “ÐỨC” trước TRỜI, PHẬT….nữa.

6/-

Thi “TÀI” : TÀI làm lành, lánh dữ ở trong đường “ÐẠO” (chớ không phải là thi lấy “bằng cấp cao” để cầu tìm Vinh hoa, phú quý, địa vị cao sang ….ở ngoài đời).

Thi “ÐỨC” : là ai có nhiều “ÐẠO ÐỨC” tốt, biết làm lành, bố thí (tức là cúng dường), tu hành, tụng kinh, Niệm PHẬT, tinh tiến, trì giữ “GIỚI” của PHẬT ban dạy.

Người nào có “TÀI”, “ÐỨC” (như vừa mới bày tỏ) thì thoát khỏi những sự khổ nạn về “thanh lọc” của TRỜI ÐẤT, THẦN THÁNH trong thời “MẠT PHÁP”, “MẠT CƠ”…..(sắp tới nầy).

Còn nếu như :

7/-

Cứ mãi chạy theo “DANH, LỢI” (háo Danh, đoạt lợi) của “Trần đời đảo điên” nầy thì :

Phải bị khổ nạn hoặc bị chết thảm tới đây, không cách chi để mà thoát khỏi được.

8/- và 9/- :

Ai muốn lên được cõi “TIÊN” (Trời) hoặc Ai muốn về được cõi “PHẬT”, thì phải :

GHI KHẮC TRONG TÂM LÀ : NHỚ GIỮ ÐÚNG THEO ÐƯỜNG ÐẠO ÐỨC mà TRỜI, PHẬT….. đã dạy, bảo.

10/- và 11/- :
Trần đời, và thời gian sắp đến đây có nhiều thứ “KHỔ” lắm. Không chắc chắn khỏi bị “chết thảm” đâu (nếu không phát tâm SÁM HỐI, tu hành liền đi) !

Cảnh sống, chết sắp tới đây cũng giống như là cảnh : Sợi chỉ mành treo quả chuông to vậy.

Mạng người trong thời gian “Thanh lọc” tới đây ắt phải bị cảnh : SỐNG ngày nay, CHẾT ngày mai.

khó Ai mà biết trước được.

12/-13/- :

Việc còn sống, thoát nạn hay phải bị chết thảm thiết trong thời gian tới đây, nhân loại đừng buồn, đừng oán trách TRỜI, ÐẤT gây tạo chi các Thiên tai, hoạ hoạn chi hết !, bởi vì hễ :

GIEO “NHÂN NÀO” thì hái “QUẢ ÐẤY”

Hễ sát sanh nhiều quá thì phải bị chết thảm

(làm trâu, bò, gà, vịt, thịt, cá….để ăn)

14/- và 15/- :

Từ đây sắp tới thì : Về NGƯỜI : Gian, ác, giết chóc, tàn tật…..lường gạt, tàn hại lẫn nhau…. xảy ra khắp nơi, không ai biết hồi tâm quay về con đường “Hướng thiện” cả.
  1. Hễ như Người “NGHÈO” nào mà biết và chịu Tu Niệm, thì : Lên được cõi TIÊN (Trời), về cõi PHẬT….
  2. Còn Kẻ “giàu” nào mà gian ác, ngạo mạn, tà dối tôn sùng khoa học mà coi rẽ TRỜI, PHẬT, Thần Thánh và xem thường việc ÐẠO ÐỨC….thì sau khi chết, hồn sẽ bị “Ðoạ” xuống Ðịa ngục, hay bị chết thảm, nghèo cùn, cửa nhà tan nát…vv….

16/-

Cho nên TỔ SƯ mới nói : GIÀU, NGHÈO chưa chắc, đừng ham !!

17/-

Trên thế giới sắp tới đây ÐÔNG (Châu Á), TÂY (Châu Âu) sắp sửa lâm vào trong cơn ÐẠI NẠN về Thiên tai, chiến tranh, binh lửa, giết chóc….lẫn nhau, qua câu :

ÐÔNG, TÂY sắp mở, một màu lau lung.

18/- và 19/- :

Nay mai sắp tới đây thì :

Qua một cuộc “Thanh lọc” của TRỜI, ÐẤT, THẦN THÁNH, (qua các Thiên tai) lúc đó thì Thế gian sẽ biết rõ :

  • AI là kẻ HIỀN lương, Ðức hạnh…..‌
  • AI là kẻ gian ác, hung dữ, thủ đoạn….‌
  • AI là kẻ CHÁNH nhân, quân tử….‌
  • AI là kẻ TÀ MA, YÊU QUỶ, (hoặc) THÚ VẬT mang lớp con người….‌

Nay mai đây “THIỆT”, “GIẢ” HIỀN LƯƠNG hay BẠO ÁC….chi chi cũng sẽ “LÓ MẶT” ra hết, không một Ai (giả dối, tà, ác, hung dữ, giết hại người…..) mà thoát khỏi cảnh bị “CHẾT THẢM”….. được cả !!

BẢO ÐĂNG xin nguyện cho :

Tất cả cùng nhau y theo lời “Khuyên dạy quý báu” trên đây mà sớm lo cảnh tỉnh chân thật TU, SỬA…bỏ quy CHÁNH….luôn giữ nằm lòng một câu “A DI ÐÀ PHẬT” cho chuyên chắc, và NIỆM QUÁN THẾ ÂM Bồ Tát thì mới mong thoát được những cảnh KHỔ đau đang sắp sửa xảy đến trong nay mai….(nhứt định là vậy, không sao chạy thoát đâu, thời gian chỉ là “sớm” hay “muộn”, “nay” hay “mai”) mà thôi.

BẢO ÐĂNG muốn đăng lại Bài “KHUYẾN TU TINH TẤN” nầy một lần nữa, vì tất cả các lời “KHUYÊN NHẮC” trên đây (của Tổ sư) có giá trị là một bài “SẤM GIẢNG” để khuyên dạy, chớ không phải là một bài Thơ thường đâu !

Người có TRÍ phải cẩn thận, nên sớm hồi tâm hướng thiện mà :

LÀM LÀNH, LÁNH DỮ,

TU HÀNH :

NIỆM PHẬT, SÁM HỐI.

sớm sớm đi, để trễ quá ắt sẽ rất muộn màng, thì (khi Thiên Tai xảy ra, ắt) sẽ mang lấy “QUẢ” KHỔ vào thân rồi, khó mà mong ai cứu mạng cho lắm…..

Trân trọng,

Nam mô ÐẠI TỪ, ÐẠI BI, ÐẠI HỶ, ÐẠI XẢ, TẦM THANH Cứu khổ cứu nạn, Quảng đại linh cảm bạch y QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.

Duy nguyện : THUỲ TỪ CỨU KHỔ, TÁC ÐẠI CHỨNG MINH.

Ưu bà di Bồ Tát Giới BẢO ÐĂNG

Quyền Trụ Trì PHÁP HOA TỰ – MẬT, TỊNH Ðạo Tràng.

(Bái bạch)




[1]Năm “ẤM” lẫy lừng : Chúng sanh chúng ta đối với năm món “SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC” đam mê rồi khởi sanh NGHIỆP dữ như ngọn lửa cháy lừng trời.

[2]– Thất bảo : là bảy chất quý, như là : Vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

[3]– Xem Kinh Hoa Nghiêm, phẩm thứ 40, Phổ Hiền Bồ tát.

[4]a/- Ngũ nghịch : là 5 tội ác thuộc về “NGHỊCH”, ấy là : Giết cha, giết mẹ, giết A LA HÁN, làm cho thân Phật ra máu (như đập bể tượng Phật), phá hoại việc “hoà hợp tăng” (có Kinh khác nói là làm ô uế (hiếp dâm) Tỳ kheo ni).

b/- Thập ác là :
  • 3 tội của THÂN : sát sanh, trộm cắp, tà dâm.
  • 4 tội của KHẨU là : nói láo, nói hung ác, nói lời đâm thọc (làm cho 2 bên hiểu lầm, sanh ra ác cảm với nhau), nói thêu dệt (làm mê hoặc, dụ dỗ người khác phái).
  • 3 tội của Ý là : tham, sân, si.
[5]– Những lúc nầy nên NIỆM PHẬT thầm ở trong đầu, chớ không nên niệm ra tiếng lớn để tránh lỗi “KHINH MẠN” mà mang tội.

Chia sẻ:

Bình luận