27.10.2021

THP 69- Tại sao niệm Phật luôn bị vọng tưởng & bị hôn trầm ?

  1. Người học Phật chúng ta phải biết trọng kinh điển, trọng tượng Phật…
  2. Vì sao tụng kinh niệm Phật mỗi ngày mà vẫn không diệt được vọng tưởng, và tánh tình vẫn nóng nảy…

Phần “Ðáp giảng” của Bồ Tát Giới BẢO ÐĂNG. Trưởng ban Hoằng Pháp
của PHÁP HOA TỰ MẬT TỊNH Ðạo Tràng. 1107 E. 32nd St.Tucson, AZ 85713 USA.

Pháp môn TỊNH ÐỘ đây, phải được các “người học
Glossary LinkPHẬT
chúng ta xem như là một pháp môn “cực kỳ đặc biệt”, chớ không nên so sánh với các giáo pháp thông thường.

Giả sử như đức A DI ÐÀ NHƯ LAI không khai mở ra pháp môn nầy thì chắc chắn là ở vào trong đời “mạt pháp” như hiện nay, người tu hành chẳng có một ai được thoát ra khỏi vòng sanh tử cả !

Bảo Ðăng thấy người xưa tu theo TỊNH ÐỘ (nói riêng)Phật pháp (nói chung) đều có thể chứng đạo giải thoát, trái lại đa phần người tu học PHẬT đời nay ít có kẻ vào trong định cảnh được vãng sanh hoặc minh tâm kiến tánh hết !

Ấy một phần về “căn cơ” có cao thấp khác nhau hay là vì thiếu lòng cung kính và có ít nhiều cái tâm “khinh mạn” nên khiến xui như thế.

Bảo Ðăng xem khắp trong Kinh luận, trước sau đều thấy có ghi lại lời rằng :

Ða phần các bậc tu hành cùng những kẻ “cao nhân” đều :

Trọng kinh điển, trọng tượng PHẬT, như kính trọng PHẬT sống, và sự “kính Trọng” ấy, dù cho những người tôi trung, con thảo cho đến thế mấy đi nữa, cũng không thể nào giống được, dù chỉ ít phần !!

Vì lòng “thành kính” cao quý Ngài đã lên đến chỗ cùng cực như vậy, cho nên các bậc cao đức tu hành ngày xưa đều có thể :
  • Dứt “hoặc nghiệp”, chứng được “chơn thường”,
  • Vượt từ hàng phàm phu lên cõi thánh.

Ðại lược như Ngài THẦN QUANG nhị TỔ khi xưa, đứng hầu (TỔ ÐẠT MA) dưới tuyết, chặt bỏ cánh tay mình để cầu pháp ở Thiếu Lâm (tự), cũng đủ cho Ta cùng với các người học PHẬT đời nay thấy được lòng Thành kính của quý Ngài lên đến là dường nào rồi !!

(Phụ chú :

(THẦN QUANG hầu TỔ ÐẠT MA dưới tuyết chặt tay cầu pháp……

THẦN QUANG người ở xứ Y LẠC là một bậc hay đàm luận về “huyền lý” rất giỏi. Ngài được biết có Ðức ÐẠT MA Ðại sĩ là bậc chí nhơn đến trụ tại nơi chùa THIẾU LÂM cách chẳng bao xa, nên có ý muốn đến đó mà “thỉnh giáo”“cầu pháp”, nhưng :

Khi đến nơi thì Ðức BỒ ÐỀ ÐẠT MA đang ngồi ngay thẳng mà day mặt nhìn vào trong vách (diện bích), chẳng nghe NGÀI khuyên dạy điều gì !!

THẦN QUANG tự nghĩ :

Người xưa hết lòng cầu đạo, Tâm rất chí thành, đến mức chẻ xương, nặn tuỷ xả tóc lót đường, nạp mình cho cọp đói, và chích máu bố thí cho các loài đói khát, mà chẳng có chút lòng nào dời đổi (bất di) bổn nguyện. Vậy thì ta đây là hạng người nào mà lại cam lòng chịu làm kẻ hạ liệt hay sao ?‌

Khi ấy gặp nhằm lúc trời Ðông, tuyết rơi tầm tả, khí lạnh buốt bức người, nhưng THẦN QUANG tự nghĩ như vậy rồi nên cứ giữ một “NIỆM VỮNG VÀNG” mà đứng trước sân chầu chực suốt đêm.

Ðến sáng, tuyết rơi xuống, lấp tới nửa ống chân, mà khí sắc của ÔNG lại càng thêm tươi tỉnh và cung kính.

Ðức BỒ ÐỀ ÐẠT MA day mặt ra ngó thấy như vậy nên đem lòng thương, bèn hỏi rằng :
“Ngươi chẳng ngại sự khổ cực mà đến đây, đứng giữa tuyết lạnh, suốt đêm như thế đặng cầu việc gì ?‌

THẦN QUANG rơi lệ mà thưa rằng :

“Ngữa trông Hoà Thượng từ bi, mở môn “cam lộ” mà rộng độ quần sanh.”

Ðức ÐẠT MA nói :

“Muốn cầu cái ÐẠO nhiệm mầu của chư PHẬT, thì phải nhờ vào cái sức tinh cần đã trồng nhiều kiếp, phải làm những việc khó làm và phải nhịn những việc khó NHỊN mới đặng. Chớ như lấy cái ÐỨC nhỏ nhen, cái TRÍ cạn cợt, và cái TÂM “KHINH MẠN” mà muốn cầu “ÐẠO CHƠN THỪA” thì cũng chỉ luống nhọc công vô ích mà thôi, chớ có được gì đâu !!!

THẦN QUANG nghe lời Ðức ÐẠT MA dạy như thế, tức thì biết “TÂM CẦU ÐẠO” của mình chưa sâu thiết, nên lén lấy cây thanh đao tự chặt đứt cánh tay trái của mình, rồi đem để trước mặt Ngài ÐẠT MA mà tỏ lòng “CHƠN THIỆT CẦU ÐẠO”.

Ðức Bồ Ðề ÐẠT MA thấy vậy, thì biết đây là bậc người “PHÁP KHÍ” bèn nói rằng :

“Các PHẬT ban sơ phát tâm cầu ÐẠO, vì PHÁP mà bỏ mình. Còn ngươi nay tự chặt đứt tay để trước mặt Ta, thì cái “TÂM CẦU ÐẠO” như vậy cũng :

Gọi là “KHÁ” đó.

Ngài nói rồi liền đổi cho THẦN QUANG lại tên là : HUỆ KHẢ……

(Như THẦN QUANG đây thì cái “TÂM CẦU ÐẠO” của NGÀI thiệt là CHÍ THÀNH”CUNG KÍNH” biết bao !!!)

Trái lại,

Người học PHẬT đời mạt pháp nay, thì đa phần đều xem tượng PHẬT như sắt, đồng, gỗ, đất, đá, hoặc xi măng, cốt sắt mà thôi !! còn “Kinh điển” của PHẬT thuyết dạy ra giống như giấy cũ, giấy lộn…. cũng chẳng bằng một quyển sách tiểu thuyết của thế gian !!

Dù rằng HỌ cũng có lòng tin kính, lễ, đọc tụng, thọ trì , nhưng chẳng qua là chỉ muốn cầu lấy hình tướng, danh sắc bên ngoài, hoặc đọc tụng cho có vẻ lãu thông nơi đầu môi, chót lưỡi để được tiếng KHEN, TẶNG mà thôi, chớ có thật tâm, ích lợi, gì đáng cho người chân tu bàn luận đến đâu !!!

Làm như thế, tuy rằng “HỌ” cũng gieo được ít nhiều căn lành về sau (viễn nhân), nhưng tội “khinh lờn” thật là không thể tưởng nghĩ !!

Xin nhắc đến các bậc chân tu, kinh điển giỏi nhiều, có đại tâm hoằng dương Phật pháp, khuyến nhắc người Phật tử tu hành, nên để trọng tâm về vấn đề Cung kính”, “trân trọng” nầy khi đề xướng và nhắc dạy về PHẬT PHÁP, để cho mọi người học PHẬT trong thời buổi “mạt pháp” hiện nay, cùng nhau thu đạt được những điều lợi ích, vãng sanh, giải thoát.

Như thế, Pháp môn tu hành cao quý mà PHẬT đã dạy truyền, và chúng sanh, cùng các “người học PHẬT” sẽ thu được nhiều sự ích lợi và hân hạnh xiết bao !!

Cho nên, nói về việc tu hành theo TỊNH ÐỘ pháp môn, thì suy cho cùng, nghĩ cho tận….thì chẳng qua là cố gắng NIỆM PHẬT cho đến độ “Tinh thuần” theo như lời TỔ SƯ dạy là :

“Thiệt vì sanh tử,
Phát lòng Bồ Ðề.
Lấy TÍN, NGUYỆN sâu,
Trì danh niệm PHẬT”.

Cứ như thế, nếu biết thiết thực hành trì câu niệm A DI ÐÀ PHẬT cho đến mức nhập tâmthì :

Toàn tâm là PHẬT,
Toàn PHẬT là TÂM.
TÂM và PHẬT đều :
“NHƯ MỘT MÀ THÔI”.

“LÝ”“HẠNH” nầy Bảo Ðăng còn sợ e rằng người học PHẬT và Tu TỊNH ÐỘ đời nay không hiểu thấu…. cho nên đã hơn 26 năm Tu học và hoằng dương pháp môn NIỆM PHẬT nơi bổn tự PHÁP HOA nầy, BẢO ÐĂNG vẫn hằng muốn tuyên dương và quảng bá ra khắp nơi, để nêu cao bản nguyện :

ÐỘ KHẮP CHÚNG SANH của chư PHẬT (nói chung) và đức A DI ÐÀ NHƯ LAI (nói riêng), chớ đâu dám dấu kín, bởi vì nếu có dấu kín, ẩn khuất thì đó tức là tà ma, ngoại đạo chớ không phải là PHẬT PHÁP.

Bảo Ðăng cũng có một điều “yếu quyết tu hành” riêng biệt để bảo đảm được vãng sanh, giải thoát, ấy là lòng : CHÍ THÀNH, CUNG KÍNH như vừa nói ở trên, điều nầy thì tất cả người tu hành đều phải nên có, nên biết.

BẢO ÐĂNG vì muốn tiêu trừ tội nghiệp sâu nặng của riêng mình và đền đáp ơn sâu của PHẬT, nên hằng để ý tìm cầu gương sáng của các bậc cổ đức vãng sanh trong quyển “TỊNH ÐỘ THÁNH HIỀN LỤC” có ghi (tức là quyển “MẤY ÐIỆU SEN THANH”, do cố Hoà Thượng THÍCH THIỀN TÂM phiên dịch, và quyển “ÐƯỜNG VỀ CỰC LẠC” do Hoà thượng THÍCH TRÍ TỊNH phiên dịch) nên được biết rõ ràng rằng :

LÒNG “CHÍ THÀNH”, “CUNG KÍNH”“yếu quyết” rất mầu để cho người học PHẬT được :

  • VƯỢT PHÀM, LÊN THÁNH,
  • THOÁT KHỎI LUÂN HỒI.

Ðiểm nầy, đối với các Phật tử hữu duyên, BẢO ÐĂNG vẫn thường xuyên khuyên nhắc, nên biết sự “THÀNH KÍNH” không phải chỉ dành riêng cho người học PHẬT thôi đâu, mà trong tất cả mọi việc, nếu như muốn được tinh tiến, thành đạt…..nhất định phải lấy: ÐÂY MÀ LÀM NỀN TẢNG vậy.

TT. Bổn sư THÍCH HẢI QUANG thường xuyên nhắc dạy Bảo Ðăng rằng :

“Sự “Hoằng truyền” đạo ở nơi đời mạt pháp, để được “lợi sanh” quý ở nơi “BIẾT THỜI CƠ”. Cách điều trị (tức là pháp môn) đáng dùng cho căn tánh của người học PHẬT đời nay là pháp môn TỊNH ÐỘ, đa phần các bậc thông hiểu Phật Pháp không chịu chỉ dạy rõ ràng và áp dụng. Duy chỉ nói dạy đến phương pháp cao huyền như là THIỀN TÔNG không đúng với “căn cơ” mà thôi.

Còn BẢO ÐĂNG đây cũng giống như một kẻ dung Y(lang băm, thầy thuốc dỡ), mà thôi, đã chẳng những không biết rõ gốc bịnh, lại không hiểu rõ tánh chất của thuốc men, cho nên từ bấy lâu nay đã “hết lòng thành thật” đem hoàn thuốc VẠN ỨNG “A DÀ ÐÀ” (A DÀ ÐÀ dịch là hoàn thuốc “PHỔ TRỊ” (trị tất cả bịnh) của TỔ SƯ bí truyền, bao nhiêu chứng bệnh như “THẬT, HƯ, HÀN, NHIỆT, TÀ, QUẤY”…..đều dùng hoàn thuốc nầy mà cho uống hết cả.

Nếu như người học PHẬT nào có Tâm “thành”, và có lòng “TIN”, xin dùng thử hoàn thuốc “A DÀ ÐÀ” nầy ắt sẽ được an lành, giải thoát nơi cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ.

Vì lẽ ấy, cho nên phần nhiều chư vị TỔ SƯ xưa nay đều chủ trương Tu TỊNH ÐỘ để nhờ sức “nguyện lực”, “từ lực” của đức A DI ÐÀ Như Lai dẹp trừ “NGHIỆP LỰC”, khiến không cho phát hiện mà còn được “ÐỚI NGHIỆP VÃNG SANH”.

Bậc đại thông gia (TỔ-SƯ) tuy rằng gồm tu THIỀN TỊNH, song vẫn âm thầm lấy pháp môn TỊNH ÐỘ làm chánh, còn hạng người học PHẬT thường thường như chúng ta đây, không cần phải nghiên cứu và chạy theo Kinh luận cùng giáo pháp cao xa (như THIỀN TÔNG) mà chỉ nên làm lành, tránh dữ, một lòng NIỆM PHẬT cầu sanh về TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC mà thôi, còn kỳ ra vẫn sinh sống theo đời, nhưng mà gồm tu đạo “XUẤT THẾ” (TỊNH ÐỘ), tuy tựa hồ xem như là bình thường, không có chút gì là kỳ lạ, song được sự lợi ích không thể nghĩ bàn !!

Vì kẻ quê mùa, dốt nát… chỉ dùng lòng chân thành, sự tin tưởng triệt để về TỊNH ÐỘ pháp môn mà hành trì câu NIỆM PHẬT như vậy, cho nên rốt lại có sự âm thầm hợp cùng với đạo mầu, do đó mà được “cảm ứng đạo giao” cùng với đức A DI ÐÀ Như lai (cho nên kẻ ngu dốt NIỆM PHẬT rất dễ được lợi ích) – còn đa phần các Kẻ thông gia, bác lảm về PHẬT PHÁP chỉ ham suy lường “NGHĨA LÝ” mà thôi, nên chẳng những không được lợi ích chi, e có khi trở thành bịnh “TĂNG THƯỢNG MẠN”, rồi từ đó “chưa được mà cho là được”, “chưa chứng mà cho rằng chứng”, lạc vào trong sự ngông cuồng (cuồng huệ) !!

Cho nên phải biết, pháp THAM THIỀN cao diệu đang được hoằng truyền hiện nay kia chẳng phải là cơ duyên của người Tu học PHẬT PHÁP đời nay, dù cho có học thành đi chăng nữa, cũng chỉ là thành sự “HIỂU BIẾT về VĂN TỰ” nơi đầu môi, chót lưỡi…mà thôi, chớ chẳng thể nào tỏ suốt được TÂM TÁNH.

Tại sao vậy ?‌ Bởi vì :

THIẾU BẬC “CHÂN THẬT” THIỆN TRI THỨC DẮT DÌU, CHỈ ÐỊNH.

Hơn nữa :

Người học ấy chẳng biết “THAM THIỀN” là thế nào, cho nên phần nhiều tuy gọi là THAM THIỀN, song thật ra là “NGỘ NHẬN” (THIỀN) (tưởng là mình đã thấu đạt được rồi) !!

BẢO ÐĂNG nhận biết chắc chắn một “điều” rằng:

Người đời nay, không luận là căn cơ Thượng, Trung, Hạ....chi chi đều phải gìn giữ luân thường, và lòng “THÀNH KÍNH”, tin chắc vào nơi lý “NHÂN QUẢ”, làm những điều lành và chuyên tâm NIỆM PHẬT cầu sanh về cõi TÂY PHƯƠNG, CỰC LẠC mà thôi.

Phải biết NIỆM PHẬT, tuy là nặng về sự vãnh sanh, nhưng khi NIỆM đến mức cùng cực, cũng “ngộ” được chân tâm, chẳng phải đối với cuộc đời đầy nạn tai hiện tại đây hoàn toàn không lợi ích đâu.

Trong “luận” có ghi : Thuở xưa, Thiền Sư MINH GIÁO TUNG mỗi ngày niệm thánh hiệu QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT mười muôn câu, về sau những Kinh sách ở đời, Ngài không đọc mà biết cả.

Trong Kinh “ÐẠI BI” có dạy rằng : -“Bấy giờ TA (QUÁN THẾ ÂM Tự Tại Bồ Tát) dùng ngàn mắt chiếu soi, ngàn tay nâng đỡ, khiến cho Kẻ ấy từ đó về sau có thể hiểu suốt tất cả sách vở thế gian, thông đạt các điển tích VI ÐÀ [1] và tất cả pháp thuật ngoại đạo”…..

Người NIỆM PHẬT, như biết giữ TÂM NIỆM PHẬT của mình hợp với chánh lý, thì nội trong một HẠNH gồm đủ cả : THIỀN, GIÁO, LUẬT, MẬT, TỊNH.

Lại nữa, cũng nên biết rằng : Tu các pháp môn khác đều phải dứt trừ hết các “NGHIỆP”, không còn đến một mảy tơ thì mới được giải thoát.

Riêng pháp môn TỊNH ÐỘ nếu người trừ sạch phiền não và được vãng sanh, tất mau tròn chứng pháp thân, còn đến như Kẻ “NGHIỆP CHƯỚNG” tuy còn nặng, nhưng một khi đã được vãng sanh về CỰC LẠC cũng đã bước lên cảnh THÁNH.

Một bên toàn dùng SỨC mình (Tu theo THIỀN), một bên nương nhờ sức PHẬT (Tu theo TỊNH ÐỘ), sự hơn kém cách xa nhau như vực với TRỜI !!

BẢO ÐĂNG nhận thấy qua trên 26 năm làm PHẬT SỰ, đảm nhận việc Hoằng pháp, thấy có nhiều Kẻ có ỷ vào nơi sức thông minh, có học vị (bằng cấp) cao ngoài đời, mỗi khi đọc sách nói dạy về Tông THIỀN thấy có “ý vị”, liền tự cho mình là “THIỀN KHÁCH”, muốn làm một bậc cao nhân !!

Các Kẻ ấy không biết thế nào là THIỀN,TỊNH, lầm chuốc lấy lỗi TỰ TÔN, TỰ ÐẠI, những Kẻ có tâm hạnh và kiến giải sai lầm như thế, Người học PHẬT và các Kẻ tu theo pháp môn TỊNH ÐỘ quyết không nên bắt chước.

Tại sao ?‌

Vì nếu như mà theo HỌ, thì việc muốn thoát khỏi sanh tử, đới nghiệp vãng sanh e cho trải qua kiếp số dài xa như vi trần cũng không dám mong cầu cho lắm !!!

Lại phải nên biết :

Thời khoá NIỆM PHẬT cũng tuỳ theo chỗ thích hợp riêng của mỗi người, mỗi chỗ mà thành lập. Theo như nghi thức NIỆM PHẬT hiện nay ở các Chùa (Tu Tịnh Ðộ), thì :
  1. Trước tiên tụng Kinh A DI ÐÀ,
  2. Kế tiếp tụng 3 hoặc 7 biến chú vãng sanh.
  3. Ðọc bài kệ TÁN PHẬT (khen ngợi PHẬT)
  4. Ðến cuối câu NIỆM câu : NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

    Rồi đứng dậy đi nhiễu quanh theo bàn PHẬT (tức là đi kinh hành) vừa đi, vừa niệm câu : NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

(Nên nhớ :

Pháp KINH HÀNH phải theo chiều kim đồng hồ, tức là đi từ ÐÔNG qua NAM, tử TÂY qua BẮC. Ðó gọi là đi theo chiều thuận, là tuỳ hỷ và bắt buộc phải Kinh hành theo chiều thuận như thế thì : MỚI CÓ CÔNG ÐỨC
Ở bên TÂY VỨC rất trọng pháp vi nhiễu, vì thế nên người NIỆM PHẬT và ở các chốn TỊNH MÔN của chúng ta, hiện nay cũng dùng phép vi nhiễu nầy lại còn kiêm thêm cả sự lễ bái, để tỏ lòng thành.

Phải biết,

Nếu đi từ ÐÔNG qua BẮC, từ TÂY qua NAM tức là trái ngược, có tội lỗi, điều nầy người Tu học PHẬT cần phải nên biết rõ.

Ði nhiễu được một lúc, rồi ngồi xuống NIỆM PHẬT thầm, ước chừng nửa giờ, lại NIỆM ra tiếng. Khi nào sắp xong khoá lễ, thì quỳ xuống NIỆM PHẬT khoảng 108 câu, QUÁN ÂM, THẾ CHÍ, ÐỊA TẠNG, và THANH TỊNH ÐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT, mỗi thánh hiệu niệm ba mươi câu.

Kế đọc bài văn phát nguyện, Hồi hướng, tự Tam quy.

Rồi :

Lễ PHẬT xong, đọc câu : – HOÀ NAM THÁNH CHÚNG mà lui ra.

Ðó là nói đến các nơi “TỊNH VIỆN”, chớ còn như đối với người PHẬT TỬ tại gia, nếu nơi chỗ chật hẹp khó thể đi kinh hành, vi nhiễu được, thì quỳ, đứng, hoặc ngồi NIỆM PHẬT cũng tốt.

Tóm lại, người NIỆM PHẬT phải biết tuỳ tiện theo cảnh duyên, tinh thần và sức khoẻ của cá nhân mà định pháp thức, nếu như nhờ người khác lập “pháp thức” tu niệm cho, e không được hoàn hảo.

Lại nữa,

Lúc “NIỆM PHẬT”, việc “nhắm mắt” hay “mở mắt” cũng tuỳ nghi. Lại người NIỆM PHẬT nên kiêm trì thánh hiệu QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT rất được chỗ nương tựa chắc chắn. BẢO ÐĂNG mong tất cả mọi người đều nên tu niệm như thế.

Bởi vì :

Thời buổi hiện nay là thời buổi nhiều “hoạn nạn”, nên phải cố gắng ngoài giờ Niệm Phật, nên Niệm thêm thánh hiệu QUÁN ÂM. Như thếâ ắt sẽ được sự “chuyển biến” rất mầu nhiệm trong âm thầm, mới khỏi bị cảnh một khi “túc nghiệp” hiện ra không phương trốn tránh !

Người học PHẬT nếu biết an theo phận mình, giữ tròn nhiệm vụ, thì trong ngày, trong đời sống dù cho có tiếp xúc với muôn duyên, tâm cũng vẫn “thung dung” ngoài cảnh vật.

Ðó chính là cảnh : – “Một lòng không trụ, muôn cảnh đều nhàn” vậy.

Người NIỆM PHẬT chúng ta rất CẦN ở sự vãng sanh và thoát ly vòng sống chết. Vì vậy phải nên :
  • Ðối với nỗi KHỔ luân hồi tự sanh lòng chán nản.
  • Ðối vơi sự VUI nơi cõi CỰC LẠC tự sanh niệm MẾN ƯA.

Thêm vào đó là :

Lòng “CHÍ THÀNH”, “cung kính”“khẩn thiết” như “CON NHỚ MẸ” thì :

Sức PHẬT, sức “PHÁP” và sức “CÔNG ÐỨC” “tín, nguyện” nơi Tâm mình, ba pháp ấy thảy đều đầy đủ, trọn vẹn. Sự “Lực dụng” ấy ví như vầng Nhựt giữa trời, dù cho có tuyết sương dầy đặc chi mấy đi nữa, cuối cùng cũng tự tan rã mà thôi.

Cho nên người NIỆM PHẬT nếu không biết “nhiếp Tâm”, tất không trừ “tán loạn” được. Thì càng NIỆM nhiều bao nhiêu, lại càng sanh ra “vọng tưởng” thêm bấy nhiêu mà thôi !!

Nếu có thể nhiếp Tâm, thì “vọng niệm” sẽ lần lần yếu bớt đi, cho đến khi tiêu tán không còn. Cho nên bậc “cổ đức” có lời kệ rằng :

Học Ðạo dường như giữ cấm thành,
Ngày phòng sáu giặc (tức là lục trần), tối tinh chuyên.
Tướng quân, chủ soái (tức là mình) đều theo lịnh,
Chẳng động đao thương, nước được yên.

Ví như hai chiến trận đang đối nhau, cần phải giữ thành luỹ mình cho chắc chắn, đừng để bên “Nghịch” (vọng tưởng) xâm phạm, phòng khi quân giặc (vọng niệm) kéo qua, liền đón lại mà đánh, lại phải đem binh “chánh giác” bao vây bốn bên “vọng tưởng” khiến cho giặc “vọng niệm” ấy không còn đường tẩu thoát, phải chịu quy hàng.

Ðiều cần yếu là mình (vị chủ soái) phải thường tỉnh táo, nghĩa là :

Ðừng “biếng trễ”, đừng “sân si”, chấp trước, hơn thua, phải, quấy, thấp, cao.

Và :

Ðừng để bị “hôn trầm”.

Nếu phạm những lỗi nầy, chẳng những không phá được “giặc vọng niệm”, trái lại còn bị “NÓ” tiêu diệt đi (nghĩa là Niệm được 1 câu PHẬT nào thì cũng bị “ÐỐT” hết cả).

Thường thường, sở dĩ người NIỆM PHẬT mà tâm không “qui nhứt” được, ấy là bởi “không tha thiết” đối với vấn đề sống chết, luân hồi trong sáu nẻo !

Nếu tưởng mình sắp sửa bị nước cuốn, lửa thiêu, không ai cứu vớt, hoặc đang ở vào giờ phút lâm chung, sắp sửa bị đoạ vào địa ngục, thì TÂM sẽ được qui nhứt, chẳng cần phải tìm phương pháp chi nhiệm mầu cả.

Ðây gọi là :

“Nên nghĩ đến sự “KHỔ” nơi địa ngục, mà phát lòng Bồ Ðề, phát tâm NIỆM PHẬT” là lời dạy rất chí thiết của đức đại giác THẾ TÔN. Tiếc vì đa phần người học PHẬT, người đời ngày nay không ai chịu thật tâm tưởng nghĩ đến. Bởi vì sự Khổ nơi địa ngục nếu so sánh với thảm hoạ Nước, Lửa còn gấp hơn không lường, không ngằn sự đau khổ. BẢO ÐĂNG thấy có nhiều người tưởng đến nước cuốn, lửa thiêu… thì sợ hãi, còn nghĩ đến sự khổ, độc nơi “địa ngục” thì lại thờ ơ !!! Giả sử như một phen trông thấy cảnh ấy, chắc sợ đến mức lông, tóc đều dựng đứng, xương tuỷ đều phát rét, run en, không sao kềm chế “tâm sợ hãi” cho được.

Người học PHẬT chúng ta nên biết thêm điều rằng :

Mình là phàm phu dẫy đầy nghiệp chướng, nếu không nhờ sức “hoằng thệ”“tiếp độ” của Phật A Di Ðà, tất trong đời nầy khó thoát khỏi vòng luân hồi, sanh tử. Cho nên pháp môn TỊNH ÐỘ mà tất cả chúng ta đang cùng nhau tu tập đây có một “lực dụng” phi thường, cao siêu hơn tất cả giáo môn khác vậy (như THÁI TỬ tuy còn nhỏ, nhưng lúc nào cũng vẫn tôn quý hơn tất cả các QUAN).

Sẳn dịp đây, BẢO ÐĂNG nhơn vì có rất nhiều Phật tử đã gặp gỡ, hoặc thường xuyên gọi điện thoại về Chùa hỏi BẢO ÐĂNG rằng :

“NIỆM PHẬT, TỤNG KINH, TRÌ CHÚ mỗi ngày 1, 2, hoặc 3 thời khoá Tu (suốt nhiều năm qua)….vậy mà không hiểu sao vẫn không thể nào “DIỆT được VỌNG TƯỞNG (khi đang NIỆM PHẬT), không tiêu trừ được NGHIỆP CHƯỚNG, và không được NHẤT TÂM….nhất là TÁNH SÂN SI, CỐ CHẤP, ÐỐ KỴ, GANH GHÉT, HƠN THUA, THÙ ÐỘC…vv…. vẫn không tiêu giảm chút xíu nào vậy ‌!!!

Xin CÔ BẢO ÐĂNG giải giùm, và chỉ cho phương cách….

BẢO ÐĂNG xin giải đáp chung cho tất cả những Ai có, hoặc gặp phải trong những trường hợp trên đây :

  1. Quý vị cũng biết, trong cuộc sống hằng ngày của người Phật tử tại gia rất là bận rộn, và phiền não, khổ đau….từ trong nhà cho chí đến ngoài xả hội….luôn phải “bon chen, giành giựt” để sinh nhai… cho nên không “THỦ ÐOẠN” nào dù nhỏ hay lớn mà không mắc phải.
  2. Suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, và suốt cả một đời người….luôn luôn vun trồng những “NGHIỆP LỰC” xấu, ác đó ngày càng thêm lớn, mạnh…dầy đặc những “VÔ MINH” đen tối đó.

    Rồi dùng cái “TÂM” (dơ) đó mà TUNIỆM PHẬT…thì đương nhiên làm sao không vọng niệm, làm sao diệt tội và cảm ứng với PHẬT cho được !!!

TỔ SƯ đã có lời dạy rằng :

“ SÂN SI” tánh cũ không chừa,
Bo bo mà giữ, TƯƠNG, DƯA làm gì” !

Hoặc:

“ Miệng NIỆM DI ÐÀ (mà) “TÂM TÁN LOẠN”.
(cho) NIỆM bể cổ, vẫn hoàn không” !

Hằng ngày, trước khi đi đâu, chúng ta ai ai cũng đều phải lo “TẮM RỬA”, ăn mặc sạch sẻ, tươm tất, gọn gàng cả.

Thì cũng vậy,

Một Phật tử thuần thành, (dù xuất gia, hay tại gia) cũng đều phải gội rửa thân tâm trước khi vào khoá TU TRÌ vậy.

Bằng cách nào ?‌

Phải “SÁM HỐI” (cái TÂM (dơ, xấu) của mình), như là :

  1. Ðọc hoặc Tụng SÁM HỐI “Thập Nhị Danh NHƯ LAI lễ Sám Diệt Tội”.
  2. Trì chú “ÐẠI BI” (của Ðức QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT) (21 lần, hoặc nhiều hơn)
  3. Tụng “TÁN PHẬT”TRÌ NIỆM câu :

    NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI, TAM THẬP LỤC, VẠN, ỨC, NHẤT THẬP, NHẤT VẠN, CỬU THIÊN, NGŨ BÁCH, ÐỒNG DANH, ÐỒNG HIỆU, ÐẠI TỪ, ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT.

    (Câu nầy có giải thích rõ trong THƯ GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT số 68)

Quý Liên hữu có thấy rằng : Trong KINH sách, hoặc những bài Tán thán PHẬT đều có câu : “ÐẠI TỪ, ÐẠI BI, ÐẠI HỶ, ÐẠI XẢ”

Ý muốn nói rằng : Trong tất cả “TÂM” của 3 đời chư PHẬT đều đạt được cái “TÂM TỪ, TÂM BI, TÂM HỶ, TÂM XẢ” (tức là “TỨ VÔ LƯỢNG” Tâm) cả. Cho nên Quý NGÀI mới đắc đạo và giải thoát ra khỏi luân hồi, sanh tử.

Còn Chúng sanh chúng ta, bởi vì không có được một chút xíu cái TÂM (TỪ, BI, HỶ, XẢ) đó, cho nên TU hoài mà vẫn đứng ỳ tại một chỗ, là như vậy.

Vì thế, cho nên những Bậc TỔ SƯ khi xưa vì thương chúng ta, nên quý NGÀI đã truyền dạy cho phương pháp “NIỆM PHẬT” cực kỳ hy hữu nầy, hầu giúp cho chúng sanh chúng ta phát sanh ra được (phần nhỏ) cái TÂM “TỪ, BI, HỶ, XẢ” giống như của PHẬT vậy.

Hằng ngày chúng ta có “NIỆM PHẬT”, có TU TRÌ …vv….

Nhưng: Trong TÂM thì hoàn toàn KHÔNG chịu buông bỏ cái Tâm “CŨ” (xấu, ác vv….) đã đeo theo mình từ vô thỉ kiếp… cho nên TU hoài mà vẫn cứ y chang như cũ.!!!

Phải biết :

  1. Khi chúng ta đã phát tâm “SÁM HỐI” (gội bỏ tánh xấu cũ…) rồi, thì phải làm sao cho cái TÂM (từ, bi, hỷ, xả) phát triển mạnh lên.
  2. Khi miệng chúng ta NIỆM lên một câu “PHẬT” là chúng ta đã NIỆM lên được một câu: Nam mô TỪ BI, Nam mô HỶ XẢ rồi vậy.
  3. Nếu như hằng ngày tinh tấn công phu, tu niệm….với cái TÂM “THÀNH KÍNH, CHÂN THẬT, THA THIẾT” mà NIỆM. Thì làm gì không tiêu được TỘI NGHIỆP ,
    Glossary LinkPHƯỚC HUỆ không TĂNG TRƯỞNG chứ ‌!
  4. Nếu dùng cái TÂM chân thật, thành kính, tha thiết mà TRÌ NIỆM :

    Hễ mà NIỆM được một câu : “NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT”

    Thì NIỆM được một câu : “TỪ, BI, HỶ, XẢ”

    Niệm 10, 100, cho chí đến hàng muôn vạn, ức câu A DI ÐÀ PHẬT….

    Thì cùng trong lúc đó tại nơi TÂM cũng đã phát hiện lên được hằng trăm, ngàn, vạn, ức cái “TỪ, BI, HỶ, XẢ” đó vậy.

Cho nên, người mà suốt cuộc đời đã chân thật gởi THÂN, TÂM cho PHẬT, chặt dạ tu-hành….trong, ngoài như một, lại đạt được “TỨ VÔ LƯỢNG TÂM” (từ, bi, hỷ, xả), thì việc “THÀNH ÐẠO”, và “CẢM ỨNG” với 10 phương chư PHẬT, chư Ðại BỒ TÁT đâu có chi là khó, là kỳ lạ, là khó tin đâu !!

Chỉ trừ ra những hạng người tà quấy dùng THÂN, TƯỚNG (của người xuất gia) để gạt hàng “Ðàn na, Tín thí” (Phật tử), nhưng không thể gạt được Trời, Phật, Thần thánh.

Phải biết, người đời thì yêu chuộng cái HÌNH TƯỚNG phô trương (y, áo (hậu), miệng lưỡi ngọt, nịnh) bên ngoài.

Còn PHẬT, THẦN THÁNH thì trái lại chỉ chọn cái “TÂM” (tu hành, làm Phật sự chân chánh mà thôi).

Cho nên TỔ SƯ thường răn dạy rằng :

  • CẠO ÐẦU không bằng “CẠO TÂM”.
  • THÂN NGƯỜI dơ, xấu không bằng cái “TÂM dơ, xấu”.

Người biết SÁM HỐI, mà lại không chịu chừa bỏ hẳn lỗi xưa (trái lại cứ bo bo giữ hoài).

Miệng biết NIỆM PHẬT mà trong tâm không phát hiện ra được Ông PHẬT (từ, bi, hỷ, xả) nào cả, thì cũng như lấy cát nấu cơm ăn vậy. nhai cơm cả đời mà không “nát” hạt gạo ! NIỆM PHẬT suốt bao năm mà không được gì hết. thì đừng mong cầu chi thấy được PHẬT, cảm ứng với BỒ TÁT…! hay thành PHẬT, thành TỔ, hoặc chết để lại “XÁ LỢI” vv…. làm chi !!

Cho nên :

Nếu đã nói : “TÔI TU” thì phải gắng giữ cho “TÂM” của mình được vào trong cảnh :

“MỘT LÒNG KHÔNG TRỤ” (vào các “chướng duyên”)

Thì :

“ MUÔN CẢNH ÐỀU NHÀN” vậy.

Tóm lại,

TRÌ CHÚ”, tụng Kinh nếu như dùng để trồng PHƯỚC HUỆ, tiêu tội nghiệp thì được.

Nếu có “vọng ý” muốn cầu được “thần thông”, đó là việc bỏ gốc, theo ngọn, không khéo dụng tâm.

Thoảng như Tâm “vọng ý” ấy ngày càng cố kết, lại còn thêm đạo lý không minh, không sáng, giới lực không chắc, Tâm Bồ Ðề không phát sanh, tâm hơn thua, cống cao, lừng lẫy, e cho có ngày bị ma dựa mà phát “điên cuồng” đi !!!

Muốn được “thần thông”, trước phải “ÐẮC TÂM”, rồi mới “ÐẮC ÐẠO”, vì nếu có đắc đạo thì thần thông tự đủ, còn như tu hành mà không gắng sức tinh tiến, trong TÂM chỉ có “vọng ý” cầu (có) được thần thông thôi, thì đừng nói là chẳng được chi, mà dù cho có được cũng thành ra “chướng đạo”.

Vì thế mà chư PHẬT, TỔ đều nghiêm cấm, không cho tu học theo đường lối ấy. Bởi trong hàng ngũ đệ tử của bổn tự có người phạm nhằm các “Tâm niệm” quấy ác nầy, nên trong kỳ thơ gởi người học Phật lần nầy, BẢO ÐĂNG thấy cũng cần phải nói qua, để làm cảnh tỉnh cho những Phật tử loại nầy (nói riêng) và cho các người học Phật khác (nói chung), biết mà khéo tránh.

Chớ nên nghĩ, nói rằng :

Theo Mật Tông dạy, thì mỗi khi “chú lực” đi đến đâu, dù cho là một chút hơi bay, hay bụi dính, chúng sanh nơi đó đều được giải thoát, còn TỊNH ÐỘ thì không có được “sự lợi ích” như thế. (Ðây là lời trong thư của một người mới Học Phật gởi đến nói sai lầm như vậy) !!!

Người biết đạo, người Tu học Phật phải biết rằng :

“Trì chú” tuy có công đức vô lượng,

Thì :

NIỆM PHẬT” há không có năng lực chẳng thể nghĩ bàn sao ‌

Trong Kinh Tịnh Ðộ dạy :
  • “TRÌ CHÚ” được bất tư nghì “THẦN LỰC”.
  • “NIỆM PHẬT” được bất tư nghì “CÔNG ÐỨC”.
  • Chúng sanh phạm tội “ngũ nghịch, thập ác…” khi sắp chết, tướng địa ngục hiện, chỉ niệm Phật vài tiếng, liền được vãng sanh.

Lại há chẳng thấy Kinh HOA NGHIÊM có dạy :

Các bậc đẳng giác Bồ tát chứng đồng với PHẬT còn phát 10 Nguyện Vương (PHỔ HIỀN Thập Ðại Nguyện) hồi hướng sanh về cõi Tây phương Cực Lạc để cho mau viên thành quả giác ư ?‌

Cho nên, nếu TỊNH ÐỘ pháp môn không thù thắng, tại sao chư PHẬT, TỔ… cho đến ngàn muôn Kinh Luận đều khuyên nhắc tu trì ‌ BẢO ÐĂNG biết rằng, thật ra các pháp môn Ðại Thừa đều viên, đều diệu, nhưng cũng chỉ vì chúng sanh căn cơ có cạn, sâu, có hơn, có kém, thành thử ra sự lợi ích có :

“KHÓ” cùng với “DỄ” mà thôi.

Ðức liên tông Nhị TổTHIỆN ÐẠO Ðại sư chính là hoá thân của Ðức A DI ÐÀ, trong khi khai thị, chỉ dẫn về sự “CHUYÊN TU” (Niệm Phật Tịnh Ðộ) e rằng :

Ðời sau, các hành nhơn tu TỊNH ÐỘ, tâm chí không được ÐỊNH, nên NGÀI có lời “khuyên dạy” rằng :
  1. Dù cho các bậc THÁNH trong bốn quả (Thanh văn là TU ÐÀ HOÀN, TƯ ÐÀ HÀM, A NA HÀM, A LA HÁN).

    Hoặc là :
  2. Bồ tát ở những vị TRỤ (Thập Trụ Bồ tát).
  3. Bồ tát ở những vị HẠNH (Thập Hạnh), HƯỚNG (Thập Hồi Hướng), ÐỊA (Thập Ðịa (Thánh)) cho nhẫn đến :
  4. Mười phương chư PHẬT, đầy cả hư không giới, đều hiện thân ra phóng hào quang sáng chói, bảo hành giả rằng :
  5. Hãy bỏ pháp môn TỊNH ÐỘ đi, rồi các NGÀI sẽ truyền dạy cho pháp môn khác thù thắng hơn, người tu hạnh NIỆM PHẬT cũng quyết : CHẲNG DÁM TUÂN THEO
  6. Lại có trường hợp sai lầm đáng tiếc nầy nữa : Ðó là việc có 5, 3 Phật tử Tu TỊNH ÐỘ gần suốt cả một đời người rất là tinh tấn NIỆM : -“NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT” đã có được “cảm ứng, đạo giao” (với PHẬT, với Bồ Tát), lại được phát sanh ra “TÂM LỰC”, và đã “hộ niệm” cho người cũng được VÃNG SANH về Cực lạc.
  7. Lại có Phật tử khác cũng niệm A DI ÐÀ đã cứu độ cho Chồng, cho Cha, Mẹ từ cảnh “Ngạ quỷ” mà lên được cõi “Người”, và ra khỏi cảnh “Ðịa Ngục” rồi !

    Vậy mà, mới nghe một “Phàm Nhân” (chưa thành đạo, chưa giải thoát) biểu phải NIỆM :

    “NAM MÔ A-MI-DÀ PHẬT” mới đúng ‌‌!!, thì lập tức bỏ liền. Tội lỗi, tội lỗi….

    Vậy, thử hỏi :

    Những Phật tử đã thấy, biết “VÔ NHẤT” Ðại Sư là Cố Hoà Thượng “THÍCH THIỀN TÂM” cũng chỉ niệm A-DI-ÐÀ PHẬT mà Ngài đã chứng được THƯỢNG PHẨM KIM ÐÀI nơi Cực Lạc, và để lại “Nha xĩ Xá lợi” là như thế nào ?‌‌!!

BẢO ÐĂNG rất đau lòng, và dám quả quyết nói lên rằng :

Những AI đã bỏ niệm “A DI”, mà niệm “A MI”…thì chính thực những Kẻ đó đã hùa nhau “GIẾT” PHẬT “A DI ÐÀ” rồi vậy !!! Mang trọng tội làm cho thân PHẬT ra máu cả.!!

Thì dù cho niệm bể cổ cũng chắc chắn không bao giờ được VÃNG SANH chi hết. Bởi vì chính HỌ đã bội ơn PHẬT, và đã tự tay GIẾT “PHẬT A DI ÐÀ” rồi, thì còn có chỗ đâu nữa mà quy hướng, mà về chứ ‌ !!

Phải biết, những hạng nầy không phải là chơn “PHẬT TỬ”, mà chính thực là “MA TỬ” vậy. Thì dù cho NIỆM 10 phương PHẬT khác, cũng không có cõi PHẬT nào dung chứa những hạng nầy cả,

Bởi vì :

Trước kia đã quyết chí tu theo TỊNH ÐỘ, niệm A DI ÐÀ PHẬT rồi.

Cho nên :

KHÔNG THỂ TRÁI VỚI LỜI “NGUYỆN”. THIỆN ÐẠO Tổ sư đã biết trước rằng :

Người tu học đời MẠT PHÁP ngày sau, hay ham ưa chạy theo phong trào :

Ðứng núi nầy, trông qua núi nọ

Rồi :

KHÔNG CÓ ÐỊNH KIẾN

Ngài mới dạy ra lời “Vàng ngọc” ấy.

Lời “vàng ngọc” quý báu nầy, cho chính đến những kẻ đã TÔN NGÀI LÊN LÀM THẦY

Hãy còn : ÍT BIẾT VÂNG THEO THAY !!!

Cũng giống như những “ÐỆ TỬ” đã từng thọ “PHÁP” tu học theo Cố Hoà Thượng THÍCH THIỀN TÂM vậy mà vẫn không “TIN NHẬN” thay !!

Huống chi : NGƯỜI CHƯA NGHE HIỂU NHIỀU VỀ PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ !!

Một “PHÁP MÔN” rất hợp , hợp Thời, hợp như thế mà đành bỏ qua, lại đi theo con đường :

NGHIỆP THỨC MƠ MÀNG DẪN DẮT.

Ðến nổi :

THIỀN cũng không thành, TỊNH cũng không có.

Há chẳng phải là do nơi :
  • “ÁC NGHIỆP” đời trước xui khiến hay sao ?‌
  • Ô HÔ, thương thay, thương thay vậy !!!

Thời buổi nầy là thời buổi nào ?‌

Chính là nạn “binh lửa” đang lúc lẫy lừng, khắp nơi biến loạn, nào là thiên tai, động đất, lụt lội đang tàn phá khắp cùng. Mấy năm gần đây, người chết lên đến hàng (trăm) ngàn. Vật giá vì thế mà mắc hơn khi trước nhiều, người người đói khổ lầm than. Lúc nầy, may mà được sống bình yên, lại không gắng tu TỊNH ÐỘ để cầu được “đới nghiệp vãng sanh”.

Mà lại :

Nở đem thân người khó được, pháp môn TỊNH ÐỘ khó gặp mà mơ mơ màng màng tu theo những Pháp môn : KHÔNG HỢP THỜI CƠ ư ?‌!

Cho nên :

Hiện giờ, nếu không gắng sức NIỆM PHẬT tu trì, e cho rằng một ngày kia, muốn nghe thấy được “PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ” thẳng tắt nầy, sẽ không còn được dịp may như ngày hôm nay nữa.

Với lại : NIỆM PHẬT nếu cứ mãi thiếu lòng “khẩn thiết”.

Ðó là vì :
  • Chẳng biết cõi Ta Bà (nói chung) và cõi NAM THIỆN BỘ CHÂU” (địa cầu nói riêng) nầy là “KHỔ LỤY”.
  • Còn cõi Tây Phương CỰC LẠC là chỗ “Cực An Vui”.

Người niệm Phật (nói riêng) và người Học Phật (nói chung) phải “NGHĨ” rằng :

Thân người khó được,
Chánh quốc khó sanh,
Phật Pháp khó nghe,
Pháp môn TỊNH ÐỘ lại càng khó gặp !!!

Hiện thời,

Nếu chúng ta không chí tâm “NIỆM PHẬT”, thì e rằng :

Một khi vô thường đến, nhứt định là sẽ bị theo “Nghiệp Ác” nặng nề trong kiếp nầy (hoặc) kiếp trước, mà :

ÐOẠ VÀO BA ÐƯỜNG DỮ chịu “KHỔ” lâu dài, biết chừng nào mới được : THOÁT LY.

Nếu “THƯỜNG NGHĨ” như thế, tất lòng tha thiết và tỉnh ngộ sẽ được phát sanh.

Lại phải nghĩ thêm đến sự “KHỔ” nơi địa ngục mà lo chơn thật tu hành và phát lòng BỒ ÐỀ nữa.

Sao gọi là lòng (Tâm) BỒ ÐỀ ?‌

Tức là TÂM lợi mình, lợi người vậy.

Khi phát tâm nầy thì các sự : Tiêu nghiệp chướng, Tăng phước huệ… những căn lành bình thường không thể nào so bì kịp cả.

Người học Phật (nói chung) và người Phật tử tại gia không theo “CHÚNG” cần phải nên biết sự “tụng niệm” đều tuỳ duyên, hoặc là Ngồi, Ðứng, Quỳ, hoặc đi nhiễu (kinh hành) cũng đều được cả, chớ không nên “CHẤP ÐỊNH” theo một lối nào. Bởi vì ‌

Nếu chấp định, người sẽ dễ mệt nhọc, tâm khó “tương ưng”. Phải nên “châm chước” theo sức khoẻ, công phu của mình, lựa điều thích hợp mà làm, thì :

MỚI ÐƯỢC LỢI ÍCH

Cứ theo thông lệ xưa nay thì nên :

  • Trước đi nhiễu quanh (tức là Kinh hành).
  • Tiếp đó ngồi, rồi sau quỳ.

Như đi “Kinh hành”“quỳ niệm” thấy quá mỏi nhọc, nên ngồi mà NIỆM PHẬT. Nếu :

NGỒI LÂU SANH HÔN TRẦM

Thì :

Nên đứng dậy mà đi “Kinh hành”. Ðợi tan “hôn trầm” rồi sẽ trở lại ngồi.

BẢO ÐĂNG thấy :

Ða phần người “hành giả tu tập” đời nay thường ưa nói “LÝ” suông trên môi miệng, chứ ít hay thật hành phần “SỰ” hành trì !!

Xin ngàn muôn lần khuyên nhắc các “liên hữu” điều rằng :

Người Tu TỊNH NGHIỆP bắt buộc phải :
GỒM ÐỦ CẢ HAI PHẦN “LÝ” và “SỰ”

Mà :

“SỰ” lại phải càng nên CHUYÊN CẦN hơn.

Tại sao vậy ?‌

  • Vì người thấu hiểu “LÝ” thì biết rằng :
  • Toàn “SỰ” (đều là) từ nơi “LÝ” mà hiện ra hết cả.

Cho nên trọn ngày chăm chỉ và siêng năng hành phần :“SỰ TRÌ” có nghĩa là : Hành phần “LÝ TRÌ” vậy. (Vì “SỰ” do “LÝ” hiển lộ ra)

Còn Kẻ tu tập nào mà chưa rõ “LÝ” (TỊNH ÐỘ nói riêng)(tất cả PHÁP khác (nói chung) cho nên khi nghe người khác nói “LÝ” thì cảm thấy “LÝ” ấy mầu nhiệm, lại (có vẻ) hợp với TÂM biếng trễ, sợ (tức là không thích) phiền nhọc của mình.

Liền : CHẤP “LÝ” mà bỏ “SỰ”.

(Tức là (từ đó) chỉ ham ưa nói “LÝ” cho hay, chớ không chịu tinh tấn hành trì “SỰ” thực hành với các phần “LÝ” kia, để thu được phần lợi ích (chứng đắc) chi cả !!

Chớ các Kẻ ấy đâu có “NGỜ” rằng nếu : BỎ “SỰ” (thực hành)

Thì : “LÝ” cũng sẽ thành ra là một việc suông (như bánh vẻ mà thôi).

Như : BÁNH VẼ (trên giấy) tuy là có “ÐẸP” “NGON” nhưng : Chẳng thể nào ĂN cho đỡ ÐÓI được !!

BẢO ÐĂNG mong sao cho các người học PHẬT (nói chung) và các Liên Hữu” (nói riêng), nên đem việc tu hành kiêm cả 2 phần “LÝ”“SỰ” mà chăm chỉ thực hành cùng khuyên nhắc và cảnh giác các bạn đồng tu, ắt sẽ thu thêm được vô biên “CÔNG ÐỨC”.

Xin các người học PHẬT nên nhớ biết rằng :

Trong PHẬT PHÁP, nhất là việc tu hành theo pháp môn “TỊNH ÐỘ” là phải lấy TÍN, NGUYỆN, HẠNH (mà) làm ‘TÔNG” , “TÍN”, “NGUYỆN” phải :

Có cho “SÂU THIẾT”.

Thì :

“HẠNH” (SỰ) mới được chuyên cần.

Chớ đừng nên (và chớ bao giờ) :

Khi có tai hoạ, gấp rút thì : SIÊNG NĂNG THÀNH KHẨN

Còn lúc BÌNH THƯỜNG, không có việc (gấp), thì : GIẢI ÐẢI, CHẬM TRỄ, BIẾNG LƯỜI !!!

Ðó gọi là : SỰ TU HÀNH KHÔNG “CHÍ QUYẾT” vậy.

Và :

Ðấy cũng là CHỨNG BỊNH CHUNG của các hàng phàm phu bạt địa trong đường tu niệm của thời buổi “MẠT PHÁP” hiện nay vậy.!!

Chư Liên Hữu và các người HỌC PHẬT ơi !

Chúng ta sống trong “tình thế” hiện giờ đây, cũng “ví” như người đang nằm yên trên đống củi to mà ở dưới (đống củi ấy), lửa đã phát cháy âm ỷ rồi, duy chỉ còn : CHƯA ÐỐT ÐẾN THÂN THÔI !

Nhưng trong giây phút sắp tới đây :

Thì, nạn “TAM TAI” (“bảo tố, bịnh tật, binh đao lửa khói” từ nơi TÂM chúng sanh mà chiêu cảm ra) SẼ MỊT MÙ – KHÔNG CÒN PHƯƠNG CÁCH CHI MÀ TRỐN THOÁT ÐƯỢC !.

Nếu như chúng ta mãi còn : LƠ LÁO QUA NGÀY

Mà không lo chuyên chú : CẦU CỨU NƠI PHẬT (Qua pháp môn TỊNH ÐỘ)

Thì : SỰ THẤY BIẾT CŨNG CÒN “CẠN CỢT” LẮM VẬY.!!!

Phàm phu chúng ta đang sống ở trong “mê”, lòng “TIN” không vững, nên thường có những việc :

  • Khi TU HÀNH,
  • Khi TẠO NGHIỆP.
  • Thoạt TIN TƯỞNG,
  • Thoạt NGHI NGỜ.

Người đời chúng ta, ai cũng đều có bổn phận, phần việc riêng tư hằng ngày, nhưng ngoài công việc của mình, chớ nên làm thêm điều chi vô ích, mà hãy nên để thời giờ ấy, tuỳ theo phần sức của mình mà tụng Kinh, Niệm PHẬT, quyết cầu cho mau được vãng sanh về cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.

Còn đối với tất cả việc “LÀNH” khác, chúng ta hoặc là ra tiền của giúp đỡ, hoặc dùng lời nói để “tán trợ”, khuyên, nhắc người NIỆM PHẬT, nếu không thì cũng phát lòng Tuỳ hỶ”, và “xả” bỏ những việc “phải, quấy, thấp, cao” vv…đã làm chướng ngại cho đường Tu niệm của mình….tất cũng có công đức.

TỔ SƯ có lời dạy rằng :

Chi “Quấy” mà chi “phải”, chẳng “hèn” cũng chẳng “cao”,”tham, sân, si” muốn dứt, lấy “TRÍ HUỆ” làm “ÐAO”.

Tuy nhiên phải nhớ đem những điều LÀNH, THIỆN nầy mà HỒI HƯỚNG về nơi TỊNH ÐỘ, giúp cho việc vãng sanh, ví như thuyền đi theo con nước xuôi…….., lại còn gặp thêm nhằm gió thuận, thì chẳng là sẽ mau về đến “bến ghé” đó ư !

Ba mươi tháng chạp là ngày cuối năm, nếu không dự bị sẳn trước, đâu tránh được các tay chủ NỢ !! Giờ phút lâm chung chính là ngày 30 tháng chạp của cuộc đời. Nếu như chưa hội đủ tư lương : TÍN, NGUYỆN, HẠNH

Mà vẫn còn dẫy đầy: Các NGHIỆP ÁC “THAM, GIẬN, MÊ”

Thì các Oan gia, chủ NỢ, từ vô lượng kiếp đến nay đều đến lôi kéo. Ðừng nói chi đến các Kẻ không biết pháp môn TỊNH ÐỘ phải bó tay theo “NGHIỆP”, mà thọ sanh vào trong ba nẻo, sáu đường .

Còn như :

Người học PHẬT nào từng biết được pháp môn TỊNH ÐỘ mà :

KHÔNG CHỊU THIẾT THẬT TU TRÌ, Tất cũng sẽ dễ dàng bị :

“NGHIỆP LỰC” lôi cuốn vào trong sáu nẻo, ba đường mà : KIẾP KIẾP PHẢI CHỊU LUÂN HỒI

Chư Liên Hữu thân mến !

Muốn cầu được đường yếu thoát “KHỔ”, duy chỉ có mỗi “NIỆM” sợ chết, sợ bị đoạ vào trong “ác đạo” mà chí thành Tu TỊNH ÐỘ đi. Thì : Câu NIỆM PHẬT sẽ tự thuần, Phẩm Sen sẽ tự thành tựu.

Thì :

Tất cả cảnh “TRẦN”, không thể nào cướp đoạt được cái “CHÁNH NIỆM” của mình.

NHƯ THẾ NÀO CÓ LO CHI ?!

Nên nhớ biết cho kỹ rằng :

Vào đời “MẠT PHÁP”, nếu TU theo các pháp môn khác mà không chịu y theo môn NIỆM PHẬT (TỊNH ÐỘ) hành trì, thì quyết định là :

Chỉ được gieo “nhân lành” và “phước báo” nơi cõi TRỜI, NGƯỜI .

Hoặc :

Gieo nhân giải thoát (viễn nhân) ở nơi kiếp lâu xa về sau mà thôi.

Ðó là tại sao ?‌

Do bởi chúng sanh chúng ta đời nầy vì không chịu Tu theo “NIỆM PHẬT” pháp môn, nên : KHÔNG ÐỦ SỨC DỨT ÐƯỢC “HOẶC NGHIỆP”.

Mà lại còn thêm : GỐC “SANH TỬ” hãy VẪN CÒN.

Và như thế thì :

Làm sao khỏi mọc lên “mầm mọng sanh tử” trong ba cõi, sáu đường (luân hồi) nơi cõi TA BÀ “KHỔ” nầy cho được ‌

Mà :

Nỗi “KHỔ” ở cõi Ta Bà nầy nói không sao cùng tận được !

Dù cho gặp thuở thanh bình, nhưng chúng sanh cũng vẫn còn chen chúc nhau trong bầu “nhiệt não”, nhưng vì : “NHẪN” chịu lâu ngày thành thử ra thấy quen thuộc ….

Nên KHÔNG TỰ HAY BIẾT ÐÓ MÀ THÔI.

Gần đây, thế giới thường bị nạn binh đao, khói lửa, các sự “KHỔ” không thể nào kể xiết !

Còn nhìn ra các nước TRUNG ÐÔNG, những cuộc đại chiến đã kéo dài quá lâu, quá nhiều, số người chết khắp nơi mà chiến tranh vẫn còn thạnh, các sự “KHỔ” chưa biết bao giờ mới nguôi !!

Thảm cảnh ấy đều là do “NGHIỆP ÁC” của chúng sanh nơi cõi TA BÀ nầy gây nên, cũng chính là trạng thái của kiếp đao binh mở đầu, các nỗi “KHỔ” về sau, nếu như bình tâm mà nghĩ lại, quả là thật đáng lo, đáng kinh sợ !

BẢO ÐĂNG tha thiết mong sao cho các người học PHẬT mau phát đại tâm, y theo pháp môn “TỊNH ÐỘ” mà thiệt thực hành trì, để sớm được vãng sanh vể nơi CỰC LẠC, rồi trở lại nơi cõi TA BÀ nầy mà :

DỨT NGHIỆP SANH TỬ và “cứu thoát” cho chúng sanh.

Kinh dạy :

  • BỒ TÁT sợ NHÂN,
  • Chúng sanh sợ “QUẢ”.

BỒ TÁT vì sợ mang “ÁC QUẢ ” nên trước dứt “ÁC NHÂN”,

Còn :

Chúng sanh (cứ mãi) tranh tạo “ÁC NHÂN”.

Ðể rồi lãnh chịu “ÁC QUẢ” !!

Lại nữa :

Người học PHẬT phải biết, phải TIN pháp môn TỊNH ÐỘ đây là do từ nơi kim khẫu của PHẬT thuyết dạy ra, cho nên chớ đem sự suy lường “không thấu đáo” của phàm tình mà sanh lòng nghi hoặc.

TIN như thế mới được gọi là “CHƠN TÍN” vậy.

Ðã “TIN” chắc rồi, thì cần phải phát lên đại NGUYỆN là : MUỐN MAU LÌA KHỎI CÕI “KHỔ” TA BÀ nầy.

Như :

Người tù nhân mong được (mau) ra khỏi ngục

Và phát : “NGUYỆN” sanh về cõi CỰC LẠC như người viễn khách nhớ quê xưa.

Nếu như chưa được sanh về CỰC LẠC TỊNH ÐỘ, thì dù cho có ai đem ngôi báu của THIÊN VƯƠNG (Vua Trời) dâng cho, người học PHẬT phải xem đó như là “NHÂN DUYÊN ÐOẠ LẠC”, không khởi sanh ra niệm ưa thích chút nào !

Cho đến các việc :

Kiếp sau đổi ra thân “Tăng tướng”, tuổi trẻ xuất gia, nghe một hiểu trăm, ngàn, đắc được đại tổng trì, cũng xem đó là đường lối tu hành quanh quẩn, không sanh ra chút lòng mong ước, mà chỉ muốn :

Khi lâm chung, được “A DI ÐÀ Như Lai” tiếp dẫn về TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC mà thôi !

Bởi vì, Khi đã được vãng sanh, tất nhiên là sẽ :
  • Thoát ra khỏi vòng sanh tử,
  • Vượt cảnh PHÀM vào trong cảnh THÁNH.
  • Ở hàng bất thối chuyển.
  • Chứng đắc quả vị “VÔ SANH”.

Chừng ấy nhìn lại mới biết :

  • Ngôi VUA ở cõi TRỜI.
  • Việc tái sanh xuất gia làm TĂNG.

Chỉ là : Sự nhọc nhằn trong nhiều kiếp, không biết chừng nào mới được giải thoát.

Rồi so sánh lại thấy những điều ấy đối với phẩm sen của mình được ngày hôm nay, không khác nào lửa đom đóm cùng vầng nhựt rạng, và con kiến mà bò lên núi Thái Sơn.

Cho nên :

Người học PHẬT và tu theo pháp môn TỊNH ÐỘ quyết không nên :
  • Cầu phước báu nơi cõi TRỜI, NGƯỜI !
  • Hoặc kiếp sau đầu thai trở lại và xuất gia làm bậc Ðại Tăng !

Nếu có mảy may những niệm ấy, tức là không có lòng : TIN SÂU, NGUYỆN THIẾT

Và như thế là sẽ bị :
  • Ngăn cách với lời “TỪ THỆ” của Ðức A DI ÐÀ Như Lai,
  • ắt sẽ không được : Cảm ứng đạo giao và nhờ PHẬT lực tiếp dẫn. Ðáng thương, đáng tiếc lắm !

Ðừng nên đem hạnh mầu TỊNH NGHIỆP không thể nghĩ bàn mà :

CẦU LẤY QUẢ VUI HỮU LẬU (nơi cõi Trời, Người)

Ðể khi hưởng hết phước rồi lại bị sa đoạ : Theo dòng “HOẶC NGHIỆP” chịu các sự “THỐNG KHỔ” vô cùng !!

Phải nên nghĩ biết rằng :

Ví như chất vị “ÐỀ HỒ” [2] nếu như để thuốc độc vào thì chất “ngon ngọt” ấy sẽ giết người.

Tu TỊNH ÐỘ mà không khéo dụng tâm thì sự tai hại cũng như thế.

Vậy phải dứt tuyệt những lỗi lầm nêu trên thì mới có thể : Hoàn toàn thọ dụng sự lợi ích của pháp môn TỊNH ÐỘ.

(Phụ chú :

Trên đây là lời quê vụn của Kẻ ở tận vùng sa mạc khô cằn, sỏi đá xa xôi, mà dốc hết tâm can bày tỏ để nhắc nhở nhau cùng tu tập mà thôi.

…..Nếu như nói theo một cách khác là : VÌ CHÚNG SANH MÀ “KHAI NGỘ”,

Thì : CHẲNG PHẢI LÀ KHÔNG ÐÚNG. BẢO ÐĂNG chỉ e sợ rằng :

Người học PHẬT chẳng chịu y theo PHÁP TỊNH ÐỘ mà phát lòng “TIN sâu”, “NGUYỆN thiết” và chăm chỉ, tích cực thực hành.

Thì BẢO ÐĂNG cũng : CHẲNG BIẾT PHẢI LÀM SAO !

Còn nếu như biết :

Sớm hôm lễ NIỆM A DI ÐÀ (PHẬT) (lại kiêm thêm NIỆM thánh hiệu của đức QUÁN THẾ ÂM Ðại sĩ là một trong Tây Phương Tam Thánh nơi cỏi CỰC LẠC).

Thì sẽ được : SỰ GIA HỘ TRONG ÂM THẦM

Ắt có thể : ÐỔI HOẠ LÀM PHƯỚC, GẶP RỦI HOÁ MAY mà mình không biết, không ngờ được !

Chí tâm đảnh lễ :

  1. Nam Mô VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT CẢNH GIỚI , QUÁN ÂM NHƯ LAI, DI-ÐÀ THỌ KÝ NGUYỆN. (1 lạy)
  2. Nam Mô tiền tràng phan, hậu bảo cái, QUÁN ÂM NHƯ LAI, tiếp dẫn TÂY PHƯƠNG nguyện. (1 lạy)

Mong lắm vậy thay. Trân trọng,

Ưu bà di Bồ Tát giới BẢO ÐĂNG (Cẩn nguyện)




[1]– Ðiển tích VI ÐÀ (Veda): dịch là “MINH TRÍ” .

Ðây là loại Kinh điển của đạo BÀ LA MÔN (ngày xưa) và là ẤN ÐỘ giáo (ngày nay)4 loại:
  1. Loại dạy pháp “DƯỠNG SINH” (để sống lâu, trường thọ).
  2. Loại dạy CÚNG TẾ, CẦU NGUYỆN.
  3. Loại dạy BÓI TOÁN.
  4. Loại dạy về PHÙ CHÚ, PHÁP THUẬT.
[2]– ÐỀ HỒ : là tên của một vị thuốc rất ngọt, ngon và đại bổ dưỡng (nó dạy trong kinh Ðại Niết Bàn)
Attachments:
Download this file (Hp 69.pdf)Hp 69.pdf
Chia sẻ:

Bình luận