Trong số 70, Bảo-Đăng đã có y theo lời TỔ-SƯ dạy nói về việc :
Quả-báo tuy “ĐỊNH” mà (có thể) trở thành ra “BẤT-ĐỊNH”.
Sau đó Bảo-Đăng có nhận được lá thư gởi về nói rằng :
Quả-báo đã là “ĐỊNH” tức là “ĐỊNH-NGHIỆP” rồi thì là sao lại nói là trở-thành “BẤT-ĐỊNH” được ?
Cho nên trong lá thư 71 nầy tiếp-tục thư số 70, Bảo-Đăng xin được bày-tỏ lên đôi lời giải-đáp như sau :
Người học
PHẬT-PHÁP chúng-ta đều đã được biết điều rằng :
- “TÂM” của mình đã hay “TẠO-NGHIỆP” rồi, thì :
-
“TÂM” của mình đương-nhiên và chắc-chắn là cũng có thể : “CHUYỂN ĐỔI NGHIỆP ĐƯỢC”.
(Nếu như quyết tâm và cũng bởi vì :
- “NGHIỆP” đã do “TÂM” (VỌNG) mà tạo ra rồi, ắt quyết sẽ :
- Cũng có thể tuỳ theo “TÂM (CHƠN) của mình mà chuyển đổi được.
Như thế nào ?
Trong “DUY-THỨC HỌC” cũng như trong kinh “LĂNG-NGHIÊM” có dạy rằng ; Ở trong mình TA có đến HAI “TÂM”, đó là :
- MỘT TÂM “CHƠN” (đây tạm gọi là Tâm PHẬT)
- HAI TÂM “VỌNG” (đây tạm gọi là tâm Chúng-sanh (cũng gọi là Tâm MA).
- Sao gọi là TÂM “CHƠN” ? – Tức là TÂM “TỈNH-GIÁC” (biết một cách rõ-ràng) vậy.
- Sao gọi là TÂM “VỌNG” ? – Tức là TÂM “MÊ-MUỘI” hay còn gọi là Tâm “VÔ-MINH”,
Chính cái Tâm “VỌNG” nầy, NÓ hằng luôn “hành-xử” và sai-khiến TA (hành-xử các việc sai-lầm, tà-quấy) như chủ nhân sai-khiến hàng tôi-tớ vậy.
Trong “LUẬN”, TỔ-SƯ gọi TÂM “VỌNG” nầy bằng 2 danh-xưng là :
-
CĂN-BẢN VÔ-MINH,
Và
- CHI-MẠT VÔ-MINH.
Sao gọi là “CĂN-BẢN VÔ-MINH” (TÂM) ?
Chính là các món “VÔ-MINH” lớn làm căn-bản chánh là :
-
THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI, ÁC KIẾN.
(Phụ-giảng : – “ÁC-KIẾN” gồm có các phần như sau :
- THÂN-KIẾN, BIÊN KIẾN, TÀ KIẾN, KIÊN THỦ KIẾN, GIỚI THỦ KIẾN).
Như vậy là Tâm “VỌNG” hay nói khác hơn là : “CĂN-BẢN VÔ-MINH” có tất cả là 10 “Món VÔ-MINH PHIỀN-NÃO “CHÁNH”.
Còn phần Tâm “VỌNG” thuộc về “CHI-MẠT VÔ-MINH” thì có rất nhiều, nhưng tựu hình chung thì có 20 món gọi là “TUỲ PHIỀN-NÃO”.
Như sau, đó là :
- PHẪN (là “tức giận”)
- HẬN (tức là “hờn mát” đôi khi còn “hờn thiệt”, hay là “hờn thấu xương”)
- NÃO (tức là buồn rầu, bức rức, nơi lòng không được vui)
- PHÚ (tức là che dấu tội lỗi của mình)
- TẬT (tức là Tật Ðố, ganh-ghét)
- XAN (tức là bỏn xẻn, rít rắm, hà tiện, trùm sò)
- CUỐNG (tức là dối gạt, giả bộ như là người hiền-hậu thật-thà)
- KIÊU (tức là kiêu căng, phách lối, hiêu hiêu tự đắc, mục hạ vô nhơn)
- SIỄM (tức là bợ đỡ, dua nịnh)
- HẠI (tức là làm tổn-hại, không có lòng từ-bi)
- VÔ TÀM (tức là không biết HỔ)
- VÔ QUÝ (tức là không biết THẸN)
- ÐIỆU CỬ (tức là lao-chao tâm-tánh, không được trầm tỉnh)
- HÔN TRẦM (tức là mờ mịt, ngủ không ra ngủ, mà thức cũng không ra thức)
- PHÓNG DẬT (tức là buông lung tâm-tánh, không giữ đúng theo giới pháp mà mình đã thọ)
-
BẤT TÍN (tức là không tin nơi nhơn-quả, tội
phước) - GIẢI-ÐẢI (tức là biếng-nhác, trễ nãi, làm dối trá cho mau rồi…)
- THẤT NIỆM (tức là hay quên, không ghi nhớ, chẳng chăm chỉ)
- BẤT CHÁNH TRI (tức là không có sự hiểu biết chơn-chánh)
(Ghi chú : Nơi đây BẢO-ÐĂNG chỉ lược sơ qua về “CĂN-BẢN” và “CHI-MẠT” vô-minh thôi, chớ không đi sâu vào trong chi tiết vì chỉ là thư trả lời ngắn, chớ không phải là một Quyển Sách dạy đạo.)
Trở lại vấn đề (đã được hỏi và đề ra) là : Làm sao mà “CHUYỂN ÐỔI” được (ÐỊNH) “NGHIỆP” đã “lỡ” và “bị” tạo ra rồi ?
Ðó là việc mà y theo trong “KINH” đã dạy là :
“TỘI TÙNG TÂM KHỞI, TÙNG TÂM SÁM” (tức là DIỆT)
TÂM NHƯỢC DIỆT THỜI TỘI DIỆT VONG
TỘI VONG TÂM DIỆT LƯỠNG CÂU KHÔNG
THỊ TẮC DANH VI: –CHƠN SÁM-HỐI
(Xem lại thơ số 70 – nói về Thế Nào là CHƠN SÁM-HỐI nơi trang 1 và 2)
Như thế nào ? Ấy là :
Tất cả các “TỘI NGHIỆP” đều do từ nơi “TÂM” (mê VỌNG) của mình mà sanh khởi ra, thì lại cũng hoàn từ nơi TÂM (tỉnh giác) của mình mà DIỆT DỨT đi. Tức là :
Mà
Trong Kinh có dạy rằng : – Hễ “SANH RA” từ nơi nào, thì “DIỆT DỨT” cũng ngay từ (tại) nơi đó, cho nên chư Bồ-tát, Tổ-sư mới dạy nói rằng :
Thì :
Chúng ta là “NGƯỜI HỌC PHẬT” đã từng (ít, nhiều) biết rằng : – Có vô-lượng thứ “NGHIỆP TỘI” khác nhau, nhưng ước lược lại mà nói thì có 2 thứ “NGHIỆP TỘI” chánh là :
- NGHIỆP TỘI “NHẸ”
- NGHIỆP TỘI “NẶNG”
Hai thứ NGHIỆP TỘI NẶNG và NHẸ nầy lại chia ra làm hai loại.
Ðó là hai thứ như sau :
-
Một là “QUYẾT ÐỊNH NGHIỆP”
Tức là : “NGHIỆP” (đã được tạo ra đó) NHỨT ĐỊNH PHẢI BỊ QUẢ BÁO, không thể nào tránh né được cả.
-
Hai là “BẤT ÐỊNH NGHIỆP”
Tức :
- “NGHIỆP” ấy cũng có thể bị “QUẢ-BÁO”.
- “NGHIỆP” ấy cũng có thể sẽ tránh thoát được.
Hoặc là :
- Chuyển từ “NẶNG” thành ra “NHẸ”.
- Chuyển từ “THỌ BÁO” sớm thành ra (thọ) QUẢ BÁO muộn.
Ðôi khi cũng có thể :Chuyển từ (thọ) “NHẸ” thành ra (thọ) “NẶNG”,
Từ(thọ) “MUỘN” thành ra (thọ) “SỚM” v.v…
Nhưng, tóm lại, người HỌC PHẬT chúng ta phải hiểu rõ rằng : – DÙ CHO ÐÓ LÀ “ÐỊNH NGHIỆP” hay “BẤT ÐỊNH NGHIỆP” gì gì đi chăng nữa, nhưng “chắc-chắn” là :
“TẤT CẢ CÁC NGHIỆP TỘI (do Tâm Mê Vọng tạo ra), KHÔNG CÓ NGHIỆP TỘI nào mà CHẲNG CÓ QUẢ BÁO cả.
(Phải biết rõ để mà TRÁNH, mà sợ không dám tạo TỘI-NGHIỆP.)
Tuy vậy nhưng mà :
Việc chúng-sanh thọ “QUẢ-BÁO” cũng còn tuỳ-thuận vào hai hạng người sau đây:
- Một là NGƯỜI CÓ “TRÍ-HUỆ”
- Hai là NGƯỜI NGU-SI (tức là kẻ không có Trí-huệ).
(Phụ-giảng :
-
Người có “TRÍ-HUỆ” thì nhờ vào nơi “SỨC TRÍ-HUỆ” (tức là TRÍ-HUỆ LỰC) nên có thể làm cho :
- NGHIỆP TỘI RẤT NẶNG sẽ phải thọ “BÁO” nơi ĐỊA-NGỤC trở thành ra :
- QUẢ BÁO nhẹ (sẽ phải thọ) trong kiệp hiện-tại.
-
Người ngu-si (không có trí-huệ) thời có thể làm cho :
- “NGHIỆP TỘI NHẸ” hiện đời, trở thành ra :
- “QUẢ BÁO” nặng (sẽ phải thọ) ở nơi “ÐỊA-NGỤC”.
(Phụ-giảng : – “SỨC TRÍ-HUỆ” (tức là “TRÍ-HUỆ LỰC”) vừa được nói trên đây, giữ một phần rất là quan-trọng trong cuộc đời tu-hành của người HỌC PHẬT chúng-ta.
Như thế nào ?
Ðó là việc :
Nhờ vào “SỨC TRÍ-HUỆ” nên người chơn-thật Phật-tử Học-Phật biết rõ rằng :
-
“NGHIỆP TỘI” kia, nó nguyên “ KHÔNG CÓ TỰ-TÁNH” (tức là “NÓ” không có sẵn, mà NÓ chỉ hoàn-toàn nương vào ở nơi TÂM).
(Xin xem lại THƯ HỌC PHẬT số 70 (nơi cuối trong 17),
-
Các “VÔ-MINH” và “PHIỀN-NÃO”… cũng thế, nghĩa là “NÓ” cũng “không sẵn có”, mà :
Chỉ do nơi “MÊ VỌNG” và các thứ “CĂN-BẢN VÔ-MINH”, “CHI-MẠT VÔ-MINH” sai sữ và xui khiến cho TA tạo thành ra những thứ (VÔ-MINH, PHIỀN-NÃO) mà thôi.
Người có TRÍ-HUỆ vì biết rõ như vậy cho nên :
-
Chẳng bị “VÔ-MINH” PHIỀN-NÃO và “VỌNG-TƯỞNG”… làm hại.
Mà lại còn :
- Xa lìa được “NÓ” nữa.
Bằng cách nào ?
Như đoạn Kinh vấn-đáp dưới đây giữa Ngài VĂN THÙ SƯ LỢI PHÁP VƯƠNG TỬ Ðại Bồ-tát (vì những chúng-sanh tu-tập thời sau (như chúng ta đây) mà) thưa hỏi lên PHẬT và được PHẬT đã giải-đáp rằng :
HỎI :
Bạch THẾ-TÔN, THẾ-TÔN TU NHƯ THẾ NÀO MÀ “ÐƯỢC THÀNH PHẬT” ?
PHẬT ÐÁP :
“Nầy VĂN-THÙ, tưởng ÔNG không biết, chớ còn (nếu) như ÔNG đã biết ÐÓ LÀ “VÔ-MINH, PHIỀN-NÃO” là “VỌNG-TƯỞNG” rồi, thì chẳng những ÔNG không theo “NÓ”, ngược lại còn “TRÁNH XA” và “DIỆT-TRỪ” “NÓ” đi, thì Ông được thành PhẬt ngay, chớ đâu có gì xa lạ và cao xa, khó khăn đâu.
Hễ :
“TRI HUYỄN” (thì) “TỨC LY” vậy.
(Phụ-giảng :
Sao gọi là TRI HUYỄN ? : – Tức là BIẾT “NÓ” (VÔ-MINH VỌNG TƯỞNG, PHIỀN-NÃO…) không thật có, mà “NÓ” chỉ tuỳ theo TÂM “MÊ” của mình mà tạm sanh khởi ra thôi, cho nên :
“NÓ” LÀ KHÔNG THẬT (SẲN) CÓ
Vì vậy mà :
KHÔNG ÐỂ CHO “TÂM” CỦA MÌNH “PHAN-DUYÊN” (tức là chạy theo “NÓ”). Nếu được như vậy mãi trong cuộc đời tu-tập của mình, thì : – LẬP TỨC TRỪ DIỆT “NÓ” (tức là lìa bỏ)
Và :
LY RA KHỎI “VÔ-MINH”, “PHIỀN-NÃO”, “VỌNG-TƯỞNG” liền.
Như thế thì được gọi là “THÀNH-ÐẠO, THÀNH PHẬT” ngay vậy.
(Cho nên trong BÁT NHÃ TÂM KINH dạy rằng :
“VIỄN LY ÐIÊN-ÐẢO VỌNG (hoặc là “MỘNG”) TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT-BÀN”
Tức là :
- Xa lìa được các thứ “ÐIÊN-ÐẢO, VỌNG TƯỞNG”, thì :
- ÐẠT ÐƯỢC NIẾT-BÀN.
là như vậy.
Nên trong Kinh “VĂN THÙ BÁT-NHÃ và LĂNG-NGHIÊM” dạy rằng :
“ Ở trong PHẬT TÁNH (gọi là (TÁNH) DIỆU-VIÊN THANH-TỊNH) Nó vốn trống không, trong sạch, không có một chút bợn nhơ nào cả, thì tại sao chúng-sanh lại làm cho sanh-khởi các thứ vọng tưởng, vô-minh… lăng-nhăng, lộn-xộn… làm chi, để đến nỗi phải : Tự mình làm cho mình bị trôi lăn vô kỳ hạn trong vòng luân-hồi, sanh tử… chẳng biết chừng nào mới được thoát-ly”!
Vì vậy cho nên chư PHẬT và chư ÐẠI BỒ-TÁT mới dùng “THIỆN QUYỀN PHƯƠNG-TIỆN” khai mở ra “PHÁP-MÔN TỊNH-ÐỘ” cho chúng-sanh bị MÊ VỌNG (như chúng ta đây) có được cơ may nương vào “PHÁP-MÔN” ấy mà được thoát ra khỏi vòng luân-hồi sanh-tử.
(Xin xem lại các Thơ gởi người HỌC PHẬT giảng về Tịnh-Độ trước kia cho nhớ lại.)
Nay đây, trong lá thơ số 71 nầy, BẢO-ÐĂNG xin y theo Kinh-giáo, sách luận của các bậc Thánh-hiền xưa mà thành kính nhắc thêm mấy điều “Dạy” rằng :
Phàm người NIỆM PHẬT, điều chánh-yếu là : GIẢI-QUYẾT VẤN-ÐỀ SỐNG-CHẾT
Chớ chẳng phải là : NIỆM LƠ-LÁO QUA NGÀY
Nên nghĩ đến : CƠN VÔ-THƯỜNG MAU-CHÓNG
Và : THỜI KHẮC CHẲNG CHỜ NGƯỜI !!!
Người Học Phật và TU THEO TỊNH-ÐỘ phải : – CHĂM CHÚ LO CHO THÀNH-TỰU VIỆC ÐÓ (để giải quyết vấn-đề sống chết) MỚI ÐƯỢC.
Nếu như cảm thấy mình tuy “TU” mà vẫn còn :
- NỬA LUI, NỬA TỚI !
- NỬA TIN, NỬA NGHI !
- KẾT CUỘC KHÔNG CHẮC THẬT !!
Thì từ giờ trở đi phải : – PHÁT LÒNG “ÐẠI DÕNG-MÃNH, ÐẠI TINH-TẤN”.
Khi đi, đứng, nằm, ngồi, chỉ nắm giữ một câu : NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT như tựa vào núi TU-DI mà đi, đẩy xô không lay-chuyển, chỉ : – CHUYÊN TÂM, NHỨT Ý MÀ NIỆM.
Gác qua việc “THÔNG HIỂU” hay “KHÔNG THÔNG HIỂU” hoặc : – Thấy “TÁNH” hay “không thấy “TÁNH”.
Cách hành-giả tu-niệm (nhắc lại nơi mấy là Thư Học Phật trước kia) đều tuỳ theo sức khoẻ và căn cơ sẵn có của mình, như là :
- Hoặc tham-cứu mà “NIỆM”,
- Hoặc quán-tưởng mà “NIỆM” (tức là Quán tượng PHẬT mà niệm).
- Hoặc dùng pháp “THẬP NIỆM KÝ-SỐ” mà “NIỆM”,
- Hoặc KIM-CANG “NIỆM” (niệm khẻ (nhẹ) tiếng)
- Hoặc là “MẶC NIỆM” (là “Niệm thầm” trong tâm, chớ không cần ra tiếng).
- Hoặc là LỄ NIỆM (là vừa Niệm Phật vừa lễ lạy).
- Hoặc là “ÐÊ THANH NIỆM” (là Niệm Phật ra tiếng (không lớn, không nhỏ).
- Hoặc là “CAO THANH NIỆM” (là Niệm Phật ra tiếng lớn).
Phải nhớ là :
- Mỗi “NIỆM” hằng giữ cho hiện-tiền (rõ ràng), quên cả quá-khứ, hiện-tại, vị lai.
- Thường nhớ, thường niệm.
- Sớm cũng NIỆM, tối cũng NIỆM.
- Gấp cũng NIỆM, hưỡn (rỗi rãnh) cũng NIỆM.
- Mọi oai-nghi, động-tác cũng đều “NIỆM”.
Trong mỗi ngày, mỗi giờ, buộc câu “NIỆM PHẬT” không xen hở, câu PhẬt chẳng rời Tâm, lúc nào cũng niệm tiếp-tục, như gà ấp trứng, giữ cho hơi ấm nối nhau luôn, đó gọi là : “TỊNH NIỆM TƯƠNG KẾ” vậy.
Nếu gia-trì thêm “TRÍ-HUỆ” chiếu soi vào thì biết rằng :
- TỊNH-ÐỘ tức là TÂM
- TÂM tức là TỊNH-ÐỘ
Giữ chắc được các “NIỆM” (như vừa kể trên) như thế, thì dù cho gặp mọi cảnh Thuận, Nghịch, Khổ, Vui, khảo-đảo….đưa đến (từ trong gia-đình (tức là “NỘI KHẢO”)…cho tới bên ngoài (tức là “NGOẠI KHẢO”)…. Ta vẫn luôn :
- Giữ một câu “NAM MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT”.
- Không một niệm NGHI NGỜ,
- Không một niệm thay đổi.
- Không một niệm biếng lui.
- Không còn xen tạp tưởng (là không bị rối-loạn Tâm, mà nghĩ bậy-bạ)
Nếu : – “NIỆM” như thế đến trọn đời, giữ chí-nguyện không thay đổi, chỉ quyết-tâm cầu cho được vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC ỏ phương Tây. Nếu quả thật dụng tâm như thế, thì “Vô-minh nghiệp-chướng” nhiều kiếp, “vọng niệm lẫy-lừng” nhiều cách mấy, cũng tự-nhiên tiêu-tan, “tập khí trần lao” tự-nhiên trừ sạch, quyết sẽ được : Tự thân thấy Ðức A-DI-ÐÀ THẾ-TÔN
Mà vẫn : Không rời BẢO NIỆM
Chừng đó thì : Công thành, hạnh-mãn, “NGUYỆN” cùng “HẠNH” sẽ nương giúp lẫn nhau.
Ðến khi mạng chung, ắt quyết-định sẽ : Sanh về nơi “KIM ÐÀI THƯỢNG PHẨM”
Lại nữa, Người PHẬT-TỬ chân thật phát tâm NIỆM-PHẬT, mỗi khi bị các thứ : – Niệm “xấu-ác” sanh khởi lên (trong Tâm) bởi vì các thứ “trần nhơ” chưa sạch.
Người có “TRÍ-HUỆ” Phải biết : TỰ “CẢNH-GIÁC” VÀ “DỨT TRỪ” NGAY
Ðại khái như các thứ “NIỆM” xấu ác :
- Tham tiếc.
- Bỏn-xẻn.
- Giận hờn, cố-chấp (không chịu xả bỏ)
- Si, ái, ganh-ghét, đố-kỵ.
- Hơn thua, tự cao.
- Dua mỵ, tà kiến, khinh-mạn.
- Năng, sở (tức là thấy đây phải, kia quấy).
- Tạp tưởng quá khứ, hiện tại cùng các tư-tưởng vị-lai…nghĩ-ngợi lung-tung…
Tóm lại là : TẤT CẢ MỌI TÂM “Ô-NHIỄM” KHÔNG LÀNH NỔI LÊN TRONG TÂM….
Phải : GẤP CAO TIẾNG NIỆM PHẬT
Và : NHIẾP TÂM VỀ CHÁNH-NIỆM
Những “TÂM XẤU ÁC” HƯ VỌNG nối nhau (sanh khởi trong Tâm).
Lập-tức phải “NIỆM PHẬT” cao tiếng lên, “TÂM” liền tưởng nhớ đến PHẬT để : QUÉT SẠCH LIỀN
VĨNH-VIỄN KHÔNG CHO SANH-KHỞI.
Còn như những “TÂM” :
- Tin sâu, chí thành, phát NGUYỆN, hồi-hướng.
- Từ-bi, khiêm-hạ, bình-đẳng, phương-tiện.
- Nhẫn-nhục, giữ giới, hỷ-xả, thiền-định, tinh-tấn, giác ngộ, và : TẤT CẢ “TÂM LÀNH” CẦN PHẢI GIỮ-GÌN
Lại còn phải nên :
- Lìa bỏ sự “NHIỄM DỤC”.
- Dứt trừ các hạnh thô ác,
-
Những “NGHIỆP” săn bắn, chài lưới, câu cá, “giết hại thú-vật” để “ĂN” thịt.
Cho đến :
- Các NGHỀ -NGHIỆP có can-phạm đến sanh-mạng (chúng-sanh)…. ÐỀU KHÔNG ÐƯỢC LÀM
Phải biết : Tất cả các bậc “Thiện nhơn”, “Thánh chúng” được sanh về cõi CỰC-LẠC, đều đã : BỎ DUYÊN ÁC TU CÁC NGHIỆP LÀNH
Cho nên người NIỆM PHẬT phải HỌC THEO PHẬT, làm những hạnh GIỐNG PHẬT….
Lấy sự : BỎ ÁC, TU THIỆN mà làm nhiệm-vụ (sứ-mệnh) của mình.
Cho nên : Người “NIỆM PHẬT” muốn được sanh về “CỰC-LẠC TỊNH-ÐỘ” quyết phải :
- Tưởng nghĩ tất cả sự vật ở thế-gian đều là “VÔ-THƯỜNG” và :
- Có THÀNH tất phải có HOẠI.
- Có SỐNG tất phải có CHẾT.
- Tất cả muôn-duyên (buồn, vui, sướng, khổ, sang, hèn) đưa đẩy trong cuộc đời…. đều do các “NHÂN” đã gây-tạo…nhiều kiếp…trong quá-khứ (gần, hoặc lâu xa về trước).
Nếu như TA không HỌC, không NGHE, không HIỂU được PHẬT-PHÁP thì :
- Bỏ thân nầy ắt phải mang thân khác.
- Luân-chuyển mãi trong tứ sanh (noãn, thai, thấp, hoá).
- Xuống, lên trong lục đạo (6 nẻo luân-hồi)
Chẳng biết : CHỪNG NÀO MỚI ÐƯỢC GIẢI-THOÁT.
Nay ta :
- Có duyên lành ÐƯỢC NGHE CHÁNH-PHÁP.
- Ðược tu theo TỊNH-NGHIỆP (Tịnh-Độ)
Thì quyết phải nên : TINH CẦN NIỆM PHẬT
Ðến khi xả bỏ thân nầy, mới được :
- SANH VỀ NƠI CỰC-LAC.
- Gởi chất nơi thai sen.
- Hưởng các điều vui.
- Thoát hẳn vòng SANH TỬ, LUÂN-HỒI.
- KHÔNG THỐI-CHUYỂN NƠI QUẢ PHẬT.
- Ðây là một việc “CỰC ÐẠI TỐT ÐẸP”,
- Ðiều tối cần-yếu thuở bình-sanh của bậc “ÐẠI TRƯỢNG PHU” vậy.
Lại còn có mấy điều cần-yếu phải biết thêm như sau :
Ðó là :
- Lúc vừa có bệnh, phải rũ sạch thân tâm
- Một lòng NIỆM PHẬT CẦU VÃNG-SANH CỰC-LẠC
Và : KHÔNG ÐƯỢC NGỜ VỰC HAY SUY NGHĨ VẨN-VƠ
Nên ngồi (hoặc nằm cũng được (nếu bị bịnh nặng…) chuyên tâm TƯỞNG NIỆM PHẬT A-DI-ÐÀ, QUÁN THẾ-ÂM, ÐẠI THẾ CHÍ BỒ-TÁT, một lòng chuyên niệm câu : NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT
Câu tiếng nối nhau không dứt. Với tất cả việc thế-gian, không nên nghĩ tới, chẳng được tham-luyến.
Nếu như : BỖNG NHIÊN KHỞI NGHĨ ÐẾN
Phải mau : XƯNG NIỆM PHẬT CAO THANH (lớn tiếng)
Thì : Trong mỗi “NIỆM” sẽ trừ diệt vô-lượng NGHIỆP-CHƯỚNG và TĂNG TRƯỞNG PHƯỚC HUỆ KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN.
Cứ việc : GIỮ NHẤT TÂM “NIỆM PHẬT” NHƯ THẾ TẤT ÐƯỢC VÃNG SANH
(Dặn thêm một lần chót nữa là : Dè-dặt chớ nên khởi NIỆM “LƯU-LUYẾN THẾ-GIAN”.
Nếu như :
- CĂN MẠNG còn ắt sẽ TỰ CÒN.
- ÐẾN SỐ CHẾT MẶC CHO NÓ CHẾT.
- CHỈ CHUYÊN VIỆC : MONG ÐƯỢC VÃNG-SANH CẦN CHI LO NGẠI.
Nếu như : Hiểu được lẽ nầy, thì việc
XẢ THÂN CŨNG NHƯ CỞI BỎ CHIẾC ÁO CŨ RÁCH
Mà thay thế vào bằng : CHIẾC ÁO TỐT ÐẸP
Và : BỎ THÂN PHÀM LÊN CÕI PHẬT
Há chẳng phải là : ÐÁNG CAO-QUÝ LẮM Ư ?
(Dặn thêm : Và cũng bởi vì “NGHIỆP BÁO” tuỳ vào nơi “TRÍ-HUỆ” hoặc “NGU-SI” mà chuyển thành ra NẶNG hay NHẸ, SỚM hay MUỘN….. như thế, cho nên người Học PHẬT chúng-ta phải biết rằng : NGHIỆP-BÁO BẤT ÐỊNH
Tức là : NGHIỆP TỘI :
- Có thể “THỌ” NẶNG, có thể “THỌ” NHẸ.
- Có thể “THỌ” SỚM, có thể “THỌ” MUỘN.
Vì biết như vậy cho nên người HỌC PHẬT chúng-ta phải nên cố gắng và dũng-mãnh phát tâm :
- Tu “PHẠM-HẠNH” trong sạch.
- Siêng năng cần cầu “GIẢI-THOÁT”.
Nhờ vào có TRÍ-HUỆ, biết tu PHẠM-HẠNH, biết cần cầu giải-thoát, cho nên cũng : – Xa lìa được tất cả NGHIỆP ÁC, TỘI NẶNG
Và : – THỌ ÐƯỢC QUẢ BÁO LÀNH, NHẸ…
Bởi vì “ngu-si, vô trí-huệ”, và không biết tu “Phạm-hạnh” (hạnh trong-sạch), không biết cần cầu giải-thoát, cho nên phải bị : – Xa lìa tất cả “NGHIỆP-LÀNH”
Và phải bị : – “THỌ” nhiều QUẢ BÁO “ÁC”.
Lại nữa, người Học Phật chúng-ta cần phải nên biết thêm điều rằng : – Tất cả các bậc Thánh-nhơn từ xưa (quá-khứ) đến nay (hiện tại), sở-dĩ quý Ngài tu-tập theo “THÁNH-ÐẠO” của PHẬT dạy là vì muốn :
- Ðể phá-hoại “ÐỊNH-NGHIỆP NẶNG”. Thành ra “QUẢ-BÁO NHẸ”.
- “NGHIỆP BẤT ÐỊNH” trở thành ra KHÔNG BỊ QUẢ-BÁO.
Bởi thế cho nên người học PHẬT chúng-ta cần phải nên biết rõ về việc :
- LÝ NHÂN-QUẢ.
- (TU THEO) THÁNH-ÐẠO (chánh-pháp)
- BIẾT TU-HÀNH, biết SỬA ĐỔI.
- BIẾT SÁM-HỐI NGHIỆP CHƯỚNG.
ÐỂ làm chi ?
ÐỂ “CHUYỂN-ÐỔI NGHIỆP-BÁO” CỦA MÌNH.
Và : ÐẠT ÐƯỢC ÐẠO-QUẢ NIẾT-BÀN, GIẢI-THOÁT.
Nói tóm lại :
-
Người có “TRÍ-HUỆ”, nhờ vào nơi “căn lành” sâu-chắc, khó lay động nên có thể làm cho :
- “NGHIỆP NẶNG” thành ra “NGHIỆP NHẸ”.
- NGHIỆP (thọ “sớm”) thành ra NGHIỆP THỌ “MUỘN”.
Hoặc là : -“CHUYỂN ÐỔI” NGHIỆP TỘI ÐI.Còn :
-
Người “NGU-SI” vì điều “ÁC” quá sâu dầy, khó lay động được, nên có thể làm cho : – NGHIỆP TỘI NHẸ
Trở thành ra “QUẢ-BÁO NẶNG-NỀ”.
Do nơi “NGHĨA” nầy, nên trong thư Học PHẬT số 70, BẢO-ÐĂNG mới (y theo lời PHẬT, TỔ… dạy) dám nói lên lời quả-quyết rằng :
“TÂM” của mình đã hay “TẠO NGHIỆP” được.
Thì :
“TÂM” của mình chắc-chắn là cũng có thể “CHUYỂN-NGHIỆP” được.
Và rằng :
“NGHIỆP” đã do “TÂM” mình tạo ra rồi.
Thì :
Cũng có thể tuỳ theo “TÂM” của mình mà chuyển đổi được.
Cho nên :
Chúng-ta phải nên làm người : “CÓ TRÍ-HUỆ”
Và cần phải :
TU THEO “TỊNH-ÐỘ PHÁP-MÔN” (tức là NIỆM PHẬT) để :
LÀM PHƯƠNG-TIỆN CHUYỂN NGHIỆP là như vậy.
Như thế, cho nên người học PHẬT chúng-ta cần phải biết điều rằng :
- TẤT CẢ CÁC “NGHIỆP” ÐỀU CHẲNG GỌI LÀ “QUYẾT-ÐỊNH”.
- TẤT CẢ CÁC “NGHIỆP” đều có thể “DIỆT-TRỪ”.
Cho nên chúng-ta cần phải nên :
LÀM NGƯỜI CÓ “TRÍ-HUỆ”, bằng cách : – TU THEO THÁNH-ÐẠO CỦA PHẬT DẠY.
Còn như :
Những “NGHIỆP TỘI” đã tạo ra từ Quá-khứ (tức là từ kiếp trước) thì đành đã lỡ rồi, giờ chỉ còn trông mong vào nơi việc : PHÁT “ÐẠI TÂM”
Ðể : CHUYỂN BIẾN (NGHIỆP TỘI) ÐÓ MÀ THÔI.
Mà then chốt chánh nắm giữ việc “CHUYỂN BIẾN” và “PHÁT ÐẠI TÂM” ấy : CHÍNH LÀ “TA”
Chớ : KHÔNG CÒN “AI” KHÁC NỮA CẢ.
Nếu hiện-giờ và ngay ngày hôm nay, chúng ta biết “PHÁT TÂM NIỆM PHẬT”
Và phát NGUYỆN : CẦU ÐƯỢC SANH VỀ “THẾ-GIỚI CỰC-LẠC”.
Ðể : MAU ÐƯỢC CHỨNG QUẢ.
Ngõ hầu : ÐỘ KHẮP CHÚNG-SANH.
Rồi : Từ khi ấy cứ giữ mãi câu PHẬT-HIỆU : – “NAM-MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT” cho được vững bền, và nối nhau không dứt, lâu ngày ắt quyết-định :
“TÂM” (mình) sẽ được hiệp với (Tâm) PHẬT.
Ắt sẽ :
- CHUYỂN ÐƯỢC QUẢ-BÁO nơi cõi TA-BÀ thành ra quả-báo nơi cõi CỰC-LẠC.
-
CHUYỂN ÐƯỢC nhục thân Tứ-Ðại thành ra : LIÊN HOA HOÁ THÂN (tức là LIÊN THAI)
Và :
-
Không bao lâu, chính mình sẽ trở thành một bậc “THƯỢNG THIỆN-NHƠN” nơi cõi CỰC-LẠC, được mang thân sắc HUỲNH KIM (thân vàng) với đầy đủ :
- 32 tướng tốt trang-nghiêm.
-
80 vẻ đẹp tuỳ hình.
Và (sẽ được) :
- An-vui, tự tại nơi cõi LIÊN-HOA THẤT-BẢO.
Còn như ngược lại : Nếu như chúng-ta tu-hành mới được nửa chừng, bổng nhiên “Dần-dần biếng trễ, thối lui”.
Tất nhiên sẽ bị : – NGHIỆP-LỰC MẠNH-MẼ (đã gây tạo ra) từ nơi các kiếp đời trước sai-sử, kéo lôi…
Rồi vẫn : Y-nhiên là một kẻ chịu vô-lượng sự “THỐNG-KHỔ” và cả THÂN lẫn TÂM ở cõi TA-BÀ, NGŨ TRƯỢC, ÁC THẾ, và như thế là sự “đoạ-lạc” vào nơi ba đường ác “ÐỊA-NGỤC, NGẠ-QUỶ, SÚC-SANH” ắt không sao tránh cho khỏi được.!!
BẢO-ÐĂNG xin thương khóc, huyết ra theo nước mắt, nhắc gởi đến chư liên-hữu nào có :
- CHÍ CẦU THOÁT LY.
-
MUỐN SANH VỀ NƠI CỰC-LẠC TỊNH-ÐỘ.
Nên :
- PHÁT TÂM SỢ-HÃI, TỈNH-NGỘ.
Mà : PHÁT TÂM PHẤN-CHẤN, TU-HÀNH, CHUYÊN TRÌ CÂU : NAM MÔ A-DI-ÐÀ PHẬT
Cho đến trọn đời, để : – LÌA KHỎI CẢNH “MỘNG KHỔ” hoàng-lương nơi cõi Ta-Bà, sanh về và hưởng được cảnh “MỘNG THỰC, MỘNG VUI” nơi cõi TÂY PHƯƠNG CỰC-LẠC.
(Phụ-giảng :
Sao gọi là cảnh “MỘNG KHỔ” (hoàng-lương mộng) nơi cõi TA-BÀ và cảnh MỘNG-VUI nơi CỰC-LẠC !
Bởi vì :
“CUNG MIẾU TRIỀU XƯA ÐÂU VẮNG NGẮT
TRĂNG MỜ KHOẮC-KHOẢI QUỐC KÊU THÂU” !!
Ðâu là cung vàng, điện ngọc, đâu là gác phụng, lầu rồng
Mà chỉ còn :
“ Tạo-hoá gây chi cuộc hí-trường
Ðến nay thấm-thoát mấy tinh-sương !
Lối xưa xa ngựa hồn thu-thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch-dương.
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế-nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn xưa gương cũ soi kim cổ,
Cảnh đấy, người đây luống đoạn trường”!!!
Bà Huyện Thanh Quan
(cổ thi)
Và hơn nữa là :
Thành quách nghìn xưa cảnh ÐẾ ÐÔ,
Niềm riêng gió thoảng áng sương mờ !
Anh hùng tài tử chừ đâu tá
Cung kiếm, văn chương luống hững-hờ.
Mấy cuộc “bể dâu” tàn điện các !
Một đường sen “huệ” bước “tỳ-lô” [1]
Hương thanh cất bước về TÂY CẢNH (CỰC-LẠC),
Xa cách hồng-trần lối điện TÔ [2].
Thích Hải-Quang
(Hải-Quang thi-tập)
Còn có điều nầy BẢO-ÐĂNG xin được khấp báo (thương khóc) nhắc với chư đồng nhơn cùng tu TỊNH-ÐỘ lời rằng :
Người NIỆM PHẬT chúng-ta, không phải chỉ :
Chuyên lo tu theo Sự-Tướng ở bên ngoài (tức là lo chưng-diện “hình-tướng bề ngoài” để mưu cầu lợi, dưỡng, danh tiếng… không thôi).
Mà : Bắt buộc phải thêm vào việc:
- Ðể ý dứt trừ các “PHIỀN-NÃO từ trong “nội tâm”.
- Sửa chữa và loại trừ các :
Nếu như : – “PHIỀN-NÃO” bớt được một phần.
Thì : – “Công-phu NIỆM PHẬT” sẽ tăng lên một phần.
Còn như trái lại cứ để cho : PHIỀN-NÃO và Ý-NIỆM XẤU-XA mãi tăng lên.
Thì đương-nhiên là : CÔNG-HẠNH NIỆM-PHẬT PHẢI BỊ LUI KÉM ÐI.
Cho nên : – Có người tu-hành mà càng ngày càng bị “ÐỔ NGHIỆP” ra thêm….
Là vì, LÝ-DO CỨ ÐỂ CHO “PHIỀN-NÃO”….
Và : “Ý-NIỆM XẤU-XA” CỨ MÃI TĂNG LÊN HOÀI (trong nội tâm). Là như vậy.
Chớ không phải như mấy người (kém giáo-lý và phần thực-hành) nói tầm bậy là : – “Tại vì “TU” nên mới bị “ĐỖ NGHIỆP” ra ! – mới bị khảo-đảo, gia-đình lục-đục, không được an-ổn v.v….”
(Nói như thế thì cũng như lấp con đường BỒ-ĐỀ và con đường về CỰC-LẠC của người có lòng chân-thật Tu TỊNH-ĐỘ đi – tội lắm đó).
Nói như vậy, thì TU làm gì “sống” Tạo đủ thứ “nghiệp ÁC”…..“chết” sẽ thành PHẬT ư ?
Như vậy thì : – “NHƠN” và “QUẢ” bất đồng.
Cho nên : – “Ai” xưng-danh là “PHẬT-TỬ”, “AI” xưng-danh là người có “TRÍ-HUỆ” thì phải triệt để không nên dùng TÂM (ngu-si, đen tối, tràn đầy sự tội-lỗi, “CỐ-CHẤP”, và “ganh-ghét, đố-kỵ” v.v…..) mà TU-TẬP. Thì sẽ bị “tẩu-hoả nhập MA”, và chính những “TÂM XẤU, ÁC” đó của mình “NÓ” sẽ chiếu theo luật “NHÂN, QUẢ” mà quay trở lại “xử, phạt” tự bản-thân của mình vậy.
Chứ còn những người “chánh nhân quân-tử”, “hiền lành”, “trí-huệ” ….mà TU-HÀNH (đúng theo chánh-pháp của PHẬT dạy), vẫn được chứng-đắc thành quả-vị THÁNH, quả-vị PHẬT như thường.
Vì thế mà PHẬT đã từng dạy rằng : -“VẠN PHÁP DUY “TÂM” là như vậy.
(Nghĩa là ở trên thế-gian nầy, mọi sự “siêu” hay “đọa”, “TIẾN” hoặc “THỐI” đều do “TÂM” mà ra cả.
Lại nữa (nhắc nơi các lá thư trước đã có nói rồi).
Khi NIỆM PHẬT, nếu như thường-xuyên bị “Hôn-trầm” (tức là buồn-ngủ), ấy không phải là do nơi “SỨC YẾU” đâu.
Mà đích thực là : BỊ “NGHIỆP CHƯỚNG” KHIẾN XUI NGĂN CẢN
Vậy phải nên “BIẾT” để : KHẨN THIẾT, CHÍ THÀNH mà NIỆM PHẬT.
Nếu như NIỆM RA TIẾNG (Đê thanh Niệm) không được, (như quá già yếu, suy nhược, không còn đủ sức, đủ hơi), thì : – NIỆM THẦM (cũng được công-đức đồng như NIỆM PHẬT ra tiếng).
Và : – TÂM phải thường tưởng nhớ đến PHẬT.
Còn nếu như khi nào thấy có thể được thì : “ỨNG THANH (Niệm ra tiếng) NIỆM”
Như thế lâu ngày “NGHIỆP CHƯỚNG TIỀN KHIÊN” sẽ được dứt trừ.
Lại nhắc thêm điều “QUAN-YẾU CHÁNH” trong việc tu theo PHÁP-MÔN TỊNH-ĐỘ là : Cần phải có sự “TIN SÂU” (và) “NGUYỆN THIẾT”.
Đây là ĐIỀU TỐI YẾU để được SANH VỀ CỰC-LẠC (xem lại các lá Thư trước sẽ rõ hơn)
Phải nên : CHUYÊN LÒNG, NHỨT Ý mà GIỮ MỘT CÂU NIỆM : “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”
Chỉ có một “NIỆM” nầy là :
- Bổn-sư của TA,
- Là HOÁ THÂN PHẬT A-DI-ĐÀ ĐẾN TIẾP-DẪN.
- Là viên mãnh tướng PHÁ ĐỊA-NGỤC,
- Là gươm báu chém (bọn) yêu tà.
- Là ánh sáng soi phá cảnh u-ám, tối-tăm.
- Là thuyền lớn vượt qua Bể-khổ (khổ hải),
- Là phương thuốc Quý mầu chữa-trị bệnh “LUÂN-HỒI, SANH-TỬ”.
- Là đường tắt thoát ly ra khỏi ba cõi, sáu đường.
- Là bản-tánh A-DI-ĐÀ.
- Là DUY TÂM TỊNH-ĐỘ.
Mà muốn thu được điều “ĐẠI LỢI-ÍCH” nầy, thì ĐIỀU CẦN-YẾU là phải :
- Ghi-khắc một câu “A-DI-ĐÀ PHẬT” nơi lòng chớ cho lạc mất.
- Mỗi “NIỆM” thường phải hiện-tiền,
- Mỗi “NIỆM” chẳng rời TÂM.
Bằng cách như sau :
- Không việc cũng NIỆM “A-DI-ĐÀ PHẬT” như thế.
- Có việc cũng NIỆM “A-DI-ĐÀ” như thế.
- An-vui cũng NIỆM như thế.
- Bịnh, khổ cũng NIỆM như thế.
- (Lúc còn) SỐNG cũng NIỆM như thế.
- (Lúc sắp sửa) CHẾT cũng NIỆM như thế.
Cứ giữ một NIỆM “NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT” như thế trong suốt cuộc đời còn lại, thì cần chi phải tìm người hỏi đường : VỀ QUÊ-HƯƠNG “CỰC-LẠC TỊNH-ĐỘ” ư ?!!
Bảo-Đăng xin dựa theo “Ý” của những lời vừa bày-tỏ trên, thành-kính dâng đến quý bạn liên-hữu đồng TU và các người HỌC PHẬT nào đã phát-tâm, đang phát-tâm TU theo TỊNH-ĐỘ PHÁP-MÔN, có bài cổ-thi sau đây :
BA CÕI đã hay chẳng Ổn-lành, [3]
Quyết tìm CỰC-LẠC chứng vô-sanh. [4]
Ví không NIỆM PHẬT, công-phu chắc,
Đâu được đài sen nguyện-lực thành,
Ngút toả lầu cao lồng diệu-sắc,
Gió đùa cây báu nổi cầm thanh, [5]
TỪ nay chân, GIẢ không lầm-lạc,
MẮt cá, trân-châu [6]nhận rõ-rành.
Và bài thơ sau đây :
TA-BÀ nhỏ tạm, kiếp mong-manh,
CỰC-LẠC trường xuân, mộng cũng thanh.
TÍN, NGUYỆN chuyên HÀNH câu NIỆM PHẬT,
Tấc hơi dám trễ sáu thời danh. [7]
Như “gà ấp trứng” liền hơi nóng,
Ắt được về TÂY một kiếp sanh.
Trân-trọng khuyên ai nên gắng sức,
Chớ cho muôn kiếp luỵ mê thành.
THÍCH HẢI-QUANG
(Hải-Quang thi-tập)
Trước khi chấm dứt phần “KẾT” của bài nầy.
Bảo-Đăng và Thầy Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG xin có lời khuyên-nhắc thiết-tha và khẩn-cấp gởi đến quý chư Phật-tử gần cũng như xa, nếu như có cơ-duyên đọc được bài PHÁP giảng nầy, là :
- Chư Phật-tử cũng đã NGHE, THẤY, BIẾT…rất có nhiều người đã, đang ở trong những “NẠN TAI” (khói, lửa, động đất, bảo-lục, và bệnh-tật), “BỊ” nhiều nhất là “MA NẠN” đã dựa, nhập…phá hại…nhiều gia-đình phải sống trong cảnh “KHÙNG-KHÙNG, ĐIÊN-ĐIÊN” không còn tự-chủ, không còn chút “TÌNH NGƯỜI” (nhân-tình), Cha, Mẹ, Vợ, Chồng, Con cái phải sống trong cảnh khổ-sầu, mà không biết phải cầu-cứu cùng với Ai, và làm cách nào để giải-trừ những “MA-NẠN” nầy cả.
- Chúng-sanh chúng ta đang sống… trong cảnh phập-phòng, lo-sợ….. phiền-muộn không thể nghĩ bàn.
Do đâu, và tai sao lại xảy ra những việc như trên mới vừa nói ?
Trong Kinh PHẬT đã có dạy hoài là : “VẠN PHÁP DUY TÂM”
Tất cả mọi điều, mọi việc “Buồn, Vui, Sướng, Khổ, Nạn-tai, Sang, hèn, Bệnh-tật, MA, QUỶ” lan-tràn khắp nơi, đã và đang xảy ra và làm não-loạn khắp thế-gian….
Cũng “ĐỀU” : do “TÂM” của CHÚNG-SANH mà tạo ra cả.
Nếu như : “TÂM” chúng-sanh “HIỀN-LÀNH, CHÂN-THẬT, ăn ở có “ĐỨC” có “HẬU”, biết TU-HÀNH. Thì làm gì có những “NẠN TAI” buồn thảm xảy ra chứ !
- Hãy “nhìn” ra ngoài “XÃ-HỘI”… mà xem
- NHÌN vào những thế-hệ trẻ con ngày nay….mà xem
- NHÌN vào “TÂM” của CON NGƯỜI ngày nay….mà xem
Rồi đem so-sánh 50, 70 năm về trước….sẽ thấy sự việc về “NHÂN-TÂM” cách-biệt rõ-ràng ! Vì thế, mà không biết bao cảnh lầm-than, khói lửa, MA-NẠN lan-tràn khắp thế-giới, đã làm “ĐẢO-LOẠN DƯƠNG-TRẦN”…..
Vì TÂM CỦA CHÚNG-SANH CHIÊU-CẢM ra…..Cho nên :
Khó tránh khỏi : NẠN “TAM-TAI TIỂU KIẾP” (Nước, gió, lửa như trận bảo Katrina)
sắp sửa xảy đến trong nay mai (chỉ vài năm nữa thôi)…(những cảnh đó cũng giống tương-tựa như trong Phim 2012 đã chiếu trong rạp hát),
Quý vị muốn biết – NẠN “TAM-TAI” sẽ xảy ra như thế nào…. hảy nên xem phim nầy.
Trong Kinh PHẬT có dạy, và chư TỔ-SƯ cũng đã từng khuyến-nhắc “lời” rằng :
- KẼ CÓ “TU-NIỆM”, có TÂM HIỀN-LÀNH, TÂM CHÂN-THẬT, có TÂM “TỪ-BI, HỶ-XẢ”, nhất là có phát TÂM “VÔ-THƯỜNG BỒ-ĐỀ”, “CẦU ĐẠO GIẢI-THOÁT”, biết “NIỆM PHẬT”….vv….. Sẽ thoát khỏi Nạn, và được bình-an……
- Còn nếu như, vẫn “Cố-chấp”, không TIN, không lo TU, SỬA, không lo SÁM-HỐI, và vẫn ngoan-cố KHÔNG CHỊU NIỆM PHẬT, TU-ĐỨC…..làm các việc thiện lành….
- Trái lại còn cười, chê….phỉ-báng……thì : KHÓ QUA KHỎI KIẾP SỐ (chết vì TAM-TAI TIỂU-KIẾP) LẮM.
Ngài ẤN-QUANG Tổ-Sư (thứ 13 của Tông Tịnh-Độ) dạy rằng :
“Tùng Hoàn kiếp số rất “bi thương”, [8]
Thoát khổ đâu hơn cảnh LẠC BANG.
Gắng NIỆM DI-ĐÀ về bản cảnh.
Đừng mê “trần lụy” lạc tha phương,
Bụi hồng nghiệp trước đời như “MỘNG”.
LỬA đỏ ngày sau NƯỚC hoạ ương, [9]
Khuyên sớm xa nơi nhiều KIẾP NẠN.
Cùng nhau dạo bước chốn LIÊN PHƯƠNG. [10]
Còn Hoà-Thượng THÍCH THIỀN-TÂM (Tổ thứ 14) có ghi lời sám giảng rằng :
Ngồi trên đỉnh núi cheo-leo,
Thấy THIÊN-HẠ CHẾT như bèo trôi sông ! [11]
Cho nên (kết lại) :
Người NIỆM PHẬT (chúng ta) nên cố-gắng giữ cho : – “TÂM NIỆM” cùng với “HÀNH-VI” (hằng ngày, tháng, năm…) phải luôn-luôn HIỀN-HOÀ, THUẦN-HẬU, thì khi NIỆM PHẬT mới : THU ÐƯỢC CÔNG-ÐỨC, PHƯỚC-LÀNH.
Còn : Nếu chẳng làm được vậy, mà cứ mãi thêm vào những tánh :
- Gian-xảo, khắc bạc, âm-hiềm, ác độc … thì cũng giống như là cảnh của : CHỎM NÚI ÐÁ TRƠ-VƠ.
- Mưa xuống bao nhiêu cũng không đọng lại được chút nào.
Mà : Cây cỏ chi-chi cũng không sao sanh-trưởng lên được.
Tu-hành theo TỊNH-ĐỘ và NIỆM PHẬT mà TÂM như vậy thì :
- LÀM SAO THU-HOẠCH ĐƯỢC CÔNG-ĐỨC
- LÀM SAO ĐƯỢC ÍCH-LỢI VÃNG-SANH
Người tu theo TỊNH-ĐỘ, nếu như được có chút ít công-đức, phước lành chi cũng phải nên : – “PHÁT-NGUYỆN” và “HỒI-HƯỚNG” VÃNG-SANH.
Chớ không nên : Đem công-đức NIỆM PHẬT cầu được hưởng “PHƯỚC BÁU THẾ-GIAN”.
(Xem lại Thư Học Phật số 70 nơi trang 3, đã có nói sơ-lược qua về việc nầy rồi).
Mà (bắt-buộc) phải :
- PHÁT LÒNG BỒ-ĐỀ
- ĐỘ KHẮP MUÔN LOÀI
Và : ĐEM CÔNG-ĐỨC MÌNH TU HỒI-HƯỚNG CHO CHÚNG-SANH THONG KHẮP PHÁP GIỚI HỮU TÌNH được : ĐỒNG THÀNH PHẬT ĐẠO.
Theo như “Ý” của TỨ-HOẰNG THỆ NGUYỆN mà PHẬT đã dạy là :
“Chúng-sanh vô-biên THỆ NGUYỆN ĐỘ,
Phiền-não vô-tận THỆ NGUYỆN ĐOẠN.
Pháp-môn vô-lượng THỆ NGUYỆN HỌC,
PHẬT ĐẠO vô-lượng THỆ NGUYỆN THÀNH”.
Bảo-Đăng (và cả Thầy Bổn-sư THÍCH HẢI-QUANG) xin thành tâm khấn rằng :
“NGUYỆN đem công-đức nầy,
Hướng về khắp tất cả.
Đệ-tử và chúng-sanh,
ĐỒNG QUY về CỰC-LẠC.
ĐỒNG THẤY ĐỨC DI-ĐÀ,
ĐỒNG HOÁ-ĐỘ CHÚNG-SANH,
ĐỒNG CHỨNG THÀNH PHẬT ĐẠO.
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT,
Duy Nguyện :
THUỲ-TỪ TIẾP-ĐỘ
TÁC ĐẠI CHỨNG-MINH.
Trân-trọng,
[1] – Ý nói là tu theo Pháp-môn Tịnh-Độ và theo về với PHẬT TỲ-LÔ GIÁ-NA (Vairocana)….
[2] – Ðiện Tô : Là Cô Tô Ðài xa-hoa, tráng lệ của Vua Ngô Phù Sai xây cất riêng cho người đẹp TÂY-THI hồi đời CHIẾN-QUỐC. Đây ý nói là cách-biệt chốn thế-gian, xa cách cảnh bụi hồng…..
[3] – Ba cõi chẳng ổn-lành : là Dục-giới, Sắc giới, Vô sắc giới, vẫn còn nằm trong vòng Luân-hồi, sanh-tử.
[4] – Chứng vô-sanh : Về Cực-lạc là đương-nhiên thoát ra khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử nơi 3 cõi, sáu đường.
[5] – Việc gió thổi qua hàng cây thầm bảo vang ra tiếng NIỆM PHẬT, NIỆM PHÁP, NIỆM TĂNG.
[6] – Mắt cá, trân châu : Ý nói là biết rõ GỈA (mắt cá), và Trân-Châu (ngọc thiệt) một cách rõ-ràng, không còn bị Tà-ma, ngoại-đạo gạt lầm như trước giờ nữa.
[7] – Ý nói một ngày TU 6 thời NIỆM PHẬT.
[8] – Tức ý nói đến “NẠN TAM-TAI TIỂU-KIẾP” (nước lục, gió bảo, lửa rừng cháy, sẽ xảy ra tới dây)
[9] – Khi Nạn “TAM-TAI TIỂU KIẾP” đến, sẽ diễn ra các cảnh bảo-lục, động đất, NƯỚC sẽ dâng lên ngập cầu, lút cây, LỬA cháy đỏ trời….khó mà thoát được.
[10] – Liên phương là cõi CỰC-LẠC.
[11] – Ngày sau (sắp đến rồi), BẢO-LỤC sẽ tràn ngập lút nhà cửa, XÁC NGƯỜI (chết) nổi lềnh-bềnh nhiều như “BÈO” trôi trên mặt nước vậy !
Bình luận