Thư Học
Phật này, xin chia sẻ cùng với quý vị về:
- TU để làm gì, có ích lợi gì cho Ta?
- TẬP cái gì? Cái gì cần phải tập làm?
Cánh hạc đã bay xa
Thần Long nay vắng bóng
Những tưởng Thầy hằng ở mãi với chúng con, để dìu dắt chúng con trên nẻo Đạo, đường đời vẫn còn chông gai, đầy hiểm nạn. Hôm nay báo duyên đã mãn, Thầy đã về với Phật đúng ngày và đúng kỳ hạn vãng sanh, như đã được Bồ Tát Quán Thế Âm và Sư tổ Đại Ninh (Thích Thiền Tâm Hoà Thượng) báo trước.
Đệ tử chúng con đê đầu đảnh lễ giác linh Tôn sư:
Thượng HẢI hạ QUANG
hiệu NIỆM PHẬT TĂNG
đã an nhiên thị tịch vãng sanh vào ngày Tân Hợi
Năm Tân Mão 24 tháng 05 Âm lịch.
(25 tháng 06, 2011 lúc 1g40 chiều)
Thế lạp 67 tuổi – Tăng lạp 38 năm
Chúng con rất lấy làm hân hạnh,và hãnh diện có được một Sư phụ tràn đầy đức độ, và Đạo hạnh.
Trên Pháp toạ nay vắng Thầy dạy Đạo,
Chùa Pháp Hoa nay vắng bóng Tôn sư.
Ao Thất Bảo danh đề thượng phẩm,
Cõi Ta bà Thầy an giấc ngàn thu.
Pháp Hoa Tự tuy đã vắng bóng Thầy trên Pháp tọa, nhưng Bảo Đăng vẫn tiếp nối dĩ nghiệp của Thầy để lại, vẫn hoằng truyền Mật Tịnh pháp môn đến những Phật tử hữu duyên đã và đang tu tập.
HỎI :
Thưa Cô Bảo Đăng ,
Chúng em thấy ở khắp nơi hiện nay đang có phong trào HỘ NIỆM rất nhiều, nhất là nhóm Cư sĩ tại gia thành lập ban HỘ NIỆM, và nhận đi HỘ NIỆM cho bất cứ ai mời thỉnh đến nhà, hoặc nhà thương để hộ niệm cho thân nhân của họ được vãng sanh về cõi Phật.
- HỘ NIỆM đúng cách phải như thế nào, để khỏi mang lỗi với Tam Bảo (vì lợi dụng 2 chữ vãng sanh mà HỘ NIỆM cho người sanh về Cực lạc một cách bừa bãi, không đúng theo các điều kiện cần phải có để được vãng sanh) ?
- Giữ TÂM như thế nào cho đúng để NIỆM PHẬT ? NIỆM PHẬT như thế nào cho đúng cách để bảo đảm được vãng sanh vào trong Chánh quốc (Cực lạc) ?
- TRÌ CHÚ như thế nào cho đúng để được phát sanh ra Trí lực, và Thần lực ?
ĐÁP :
Trước hết Bảo Đăng xin phép được mỉm cười một chút, vì nghe quý vị nói đến 2 chữ phong trào. Tu hành mà cũng có phong trào nữa sao ! Trong thời buổi Mạt pháp và Đấu tranh kiên cố như hiện nay, Bảo Đăng lấy tâm khách quan và vô tư để nhận xét và thấy rằng :
-
Ở ngoài đời (xã hội) thì, hầu hết mọi người, mọi giới đều ưa thích chạy theo những cái gì xem có vẻ mới và lạ. Vì thế cho nên, các cơ sở thương mại vì muốn thu hút khách hàng nên họ phải thường xuyên quảng cáo, thay đổi màu sắc, hình dạng thì mới thu hút thêm được số khách hàng mới.
Đây cũng có nghĩa là, cùng một món hàng cũ trước kia, nhưng sau các sự thay đổi màu sắc, hình dạng nầy, thì buôn bán khấm khá hơn và kiếm được thêm nhiều tiền lời !
- Còn ở trong đường Đạo thì, các cơ sở Tôn giáo như là Nhà thờ, Chùa chiền, Am tự đa phần cũng không thoát khỏi các việc :
- Muốn thâu nhập thêm nhiều tín đồ mới và kiếm được nhiều tiền, danh tiếng hơn trước.
- Muốn thâu vào thêm nhiều tiền bạc (donation) cho nên các người hành Đạo trong thời buổi Mạt pháp và Đấu tranh kiên cố nầy, họ cũng thường xuyên thay đổi màu sắc, hình dạng bằng cách thay đổi phong trào tu tập lẫn hành lễ liên miên, nay vầy, mai khác.
- Đôi khi còn nhờ các người nữ trẻ đẹp tham dự vào và còn có kèm thêm các chương trình ca, vũ nhạc, kịch trong các buổi lễ cho thêm vẻ hấp dẫn đến các tín đồ mà có lòng háo danh và có tâm ưa thích các vẻ mới lạ, khác thường. Đặc biệt, chọn vui cười nhiều hơn là ngồi bó gối suốt buổi, suốt ngày để mà Tu hành, thuần túy như là chỉ có toàn TRÌ CHÚ, niệm Phật, hoặc trau dồi Kinh pháp, tư duy thực hành những lời vàng ngọc của Phật, Bồ Tát và của chư Tổ sư dạy bảo !
Vì thế cho nên, riêng về đường Đạo, nhất là ở tại các chốn Thiền môn trong Phật giáo, thời buổi Mạt pháp nầy, họ thường ưa chạy theo phong trào thay đổi hấp dẫn, mới lạ, khiến cho một số rất ít các tín đồ thuộc về trường phái bảo thủ có tâm quan hoài cho mối Đạo ở tương lai, thấy lòng dâng lên ít nhiều xót thương và buồn nản !
Bảo Đăng xin phép được miễn bàn đến các việc nầy, vì e rằng có sự đụng chạm, hoặc hiểu lầm, và cũng không muốn đi quá bổn phận của mình.
Nhất là: Vạch áo cho người xem lưng, thì chẳng hay ho và tốt đẹp gì.
Điều quan trọng là, Bảo Đăng mong sao cho các người, hoặc các tín đồ nào thuộc về trường phái bảo thủ nên hiểu rằng :
NHƠN HƯ, CHỚ ĐẠO VẪN BẤT HƯ!
Do vậy mà chớ nên vì một vài việc nhỏ hoặc ít hay nhiều các việc lớn khác đã, đang xảy ra làm hư tổn đi chăng nữa…cũng không nên phán quyết sai lầm về mối Đạo. Trong Kinh Pháp Diệt Tận, PHẬT đã có huyền ký lại trước kia rồi, cho nên khó mà thay đổi hoặc là tu chỉnh lại được.
Nếu là Phật tử chân chánh cần cầu giải thoát, thì phải có trí huệ phân xét rõ ràng, để khỏi bị lầm đường lạc lối, cũng giống như những người bạn mình đã có bị trước đây vậy.
Bảo Đăng xin chân thành khuyến nhắc tất cả :
- Nên giữ Tâm bất động trước mọi hoàn cảnh, dù cho có chính mắt thấy, tai nghe đi nữa cũng không chao động. Bảo Đăng cũng biết là khó có người giữ được Tâm bất động nầy trước những cảnh Khổ đau, bực mình, bất mãn, buồn phiền v.v…. ở ngoài đời, lẫn trong Đạo.
- Suốt gần 30 năm tuổi Đạo, Bảo Đăng đã từng nghe (từ Phật tử kể lại), và cũng đã tận mắt thấy (nhiều cảnh tượng não lòng, hãi hùng và khiếp sợ) rất nhiều…Nhưng qua các kinh nghiệm của bản thân trong đường tu tập….Bảo Đăng nhận thấy rằng: Nếu như mình cứ mãi bị lệ thuộc vào những cái nghe, cái thấy đó (làm trái tai, gai mắt), rồi suy ngẫm, bàn tán hoài hoài, sẽ làm cho Tâm thức của mình bị tổn thương. Thì cái trí huệ của mình cũng sẽ bị u mê, ngày càng chồng chất thêm lên những sự đen tối (vì bất mãn, bực tức, giận hờn, phiền não v.v…).
Thử hỏi, mỗi ngày khi ngồi xuống TU…thì Tâm của quý vị sẽ thâu đạt được những gì ?
Đây là nguyên nhân chánh yếu, quan trọng nhất cho đường tu tập của người Phật tử chúng ta vậy. Cho nên, nói đến 2 chữ tu tập thì phải hiểu rằng :
- TU để làm gì, có ích lợi gì cho Ta?
- TẬP cái gì? Cái gì cần phải tập làm?
quý vị có biết rằng :
- 2 lỗ tai của mình là 2 cái máy “ghi âm” (ghi hết những gì mình nghe được, dù là một tiếng động thật nhỏ, thật khẽ). Hễ tai mình nghe được thì tất nhiên đã thâu vào trong Tâm thức của mình những tiếng…. đó rồi vậy.
- 2 con mắt là cái máy chụp hình (chụp hết những gì mình thấy được, dù là một cái thấy lờ mờ, thấy từ vật lớn như sơn, hà, đại địa, cho đến thấy được vật nhỏ li ti, thấy những điều sạch, mát (con mắt), những điều tốt đẹp, cho đến thấy những điều dơ bẩn, xấu xa, tệ hại).
Tất cả đều đã được ghi sâu vào, chất chứa hết trong tiềm thức của mình từ vô thỉ kiếp cho mãi đến nay, không thiếu xót một vật nhỏ (li ti) nào hết.
Nhưng ở đây Bảo Đăng chỉ nhấn mạnh về cái TÂM và 2 căn quan yếu nhất là NHÃN CĂN, và NHĨ CĂN mà thôi.
Thử hỏi cái TÂM, cái THỨC và cái THẤY của mình chất chứa những gì nhiều nhất?
- Trong hay đục, sạch hay dơ, Tâm tịnh nhiều hay Tâm động nhiều?
- Tâm chấp, chứa nhiều hay Tâm hỷ xả nhiều?
- Tâm xấu ác nhiều hay Tâm thánh thiện nhiều?
- Tâm trí ngu si nhiều, hay Tâm trí huệ đầy ấp?
- Tâm phân biệt nhiều, hay Tâm đồng đẳng nhiều?
- Tâm tham lam nhiều, hay Tâm Bố thí, bác ái nhiều?
- Tâm sân, hận tức nhiều, hay Tâm từ bi, nhẫn nhịn nhiều?
- Tâm thương ghét, đố kỵ, phải, quấy thấp, cao nhiều, hay Tâm bình đẳng nhiều?
Kiếp nầy may mắn mình được làm người có tướng dạng tốt, đẹp, giàu sang, phú quý, vui vẻ và gần như là luôn được sở cầu như ý; còn những người khác thì không được may mắn có tướng dạng tốt đẹp, lại thêm còn bị nghèo cùng, khốn khổ, hoạn nạn cứ kéo tới hoài, gần như là liên tu, bất tận, bệnh tật rề rề hoài, lại còn thêm bị tật nguyền nữa, sở cầu không được như ý..v.v…
Trong Kinh Thiện Ác Nhân Quả, PHẬT có dạy như sau :
- Trên thế gian không có gì KHỔ bằng là làm người bất hạnh …
Giờ biết rõ cái lý do rồi, thì :
- Mỗi ngày trước khi ngủ, quý vị nên bỏ ra vài phút để kiểm chứng lại những cái “Tâm” của mình, thì sẽ thấy rõ TÂM của mình đang nằm ở bên nào liền.
Khi đã thấy, biết rõ cái TÂM của mình rồi, chừng đó mới dùng trí huệ (có học hiểu Phật lý) để quán xét, tùy thuộc vào NGHIỆP LỰC của cái TÂM đó, thì mới bắt đầu TU Tâm, và SỬA Tánh được.
Ở ngoài đời cũng thế :
- Muốn lái xe, trước hết phải học lái, sau đó phải thực tập lái ra đường lớn, ra xa lộ… Dù nhỏ tuổi hay lớn tuổi, sang hèn gì, hễ bất cẩn là bị đụng xe chết hoài. Cho nên phải cẩn thận khi cầm tay lái, để hết tâm khi lái xe, ngó trước ngó sau mỗi khi muốn quẹo hay sang đường v.v… Có người lái xe cả đời mà bị đụng xe, cũng bắt phải đi học lớp (lý thuyết) cách lái xe lại cho đúng.
- Muốn biết đàn hay, muốn biết nấu ăn ngon, muốn làm bác sĩ, kỹ sư, hoặc MUỐN bất cứ điều gì trên thế gian nầy, bắt buộc phải HỌC và phải THỰC TẬP những điều mà mình đã học hỏi, nhất là phải biết điều chỉnh, học hỏi lại mỗi khi làm sai. Nếu không chịu sửa đổi thì mãi mãi sẽ không tốt nghiệp, hay thành tựu được bất cứ việc gì mà mình mong muốn.
Trong việc học PHẬT PHÁP cũng vậy, muốn được vãng sanh, muốn được PHẨM cao, muốn được lên cõi TRỜI (làm Thiên dân, làm Thiên tử), hay sanh về cõi PHẬT, hoặc là muốn được thành PHẬT v.v… cũng bắt buộc phải HỌC (chánh Pháp của Phật đã dạy), đồng thời cũng phải THỰC TẬP những gì mà mình đã học hỏi qua những lời dạy bảo của Phật, của Bồ Tát, của Tổ sư (đã vì chúng ta mà quý Ngài phải xuống trần, trải qua vô số kiếp tu tập để thành chánh quả, nhờ vậy mà ngày nay chúng sanh chúng ta mới có PHÁP BẢO để tu tập. Ơn của quý Ngài khó mà đáp đền cho được!)
Ngày nay, chúng ta may mắn là :
Nhơn thân nan đắc,
Phật pháp nan phùng.
Bá kiếp thiên sanh,
Vị tằng nhứt ngộ.
Nghĩa là :
- Thân người khó được, mà nay Ta đã được,
- Chánh pháp khó biết, mà Ta đã biết,
- Minh sư khó gặp, thiện hữu khó tìm.
Cho nên, Ta phải biết rằng :
- Chánh PHÁP khó nghe, khó biết, mà nay Ta đã từng được nghe, được biết, được học hỏi rất nhiều điều tốt đẹp, hy hữu; mà chính ngay cả Ông Bà, Tổ tiên của Ta cũng chưa hề được nghe, biết hoặc được học hỏi đến.
Cho nên, 2 chữ TU và TẬP không thể thiếu một, ngoài đời cũng như trong Đạo.
Một người Phật tử chân chánh, muốn TU (NIỆM), và muốn đạt được “kết quả” những gì mà mình đã TU và đã HỌC, thì phải vừa TU vừa THỰC TẬP, hay thực hành cũng thế, 2 chữ tu tập, hoặc Tu hành phải làm cùng một lúc.
Như đã nói ở trên, là TÂM của mình từ vô thỉ kiếp qua, mãi cho đến kiếp nầy chỉ toàn là BẤT TỊNH, luôn bị TRÓI BUỘC vào trong NGŨ DỤC, LỤC TRẦN, bị RÀNG BUỘC BỞI CHA, MẸ, VỢ, CHỒNG, CON, CHÁU … BỞI NHỮNG TIẾNG KHEN, CHÊ, THƯƠNG, GHÉT, THỊ PHI, NHÂN, NGÃ, PHẢI, QUẤY, THẤP CAO v.v… Thành ra TU hoài mà vẫn không thấy tiến bộ, tụng Kinh hoài mà vẫn không thấu triệt được lời PHẬT, ý TỔ muốn dạy.
NIỆM PHẬT cả đời mà cũng không được vãng sanh, phút cuối cùng của cuộc đời lại bị lạc vào 3 Ác Đạo. Còn TRÌ CHÚ nhiều thì bị nhức đầu, cả mình đau nhức, mệt mỏi… hoặc bị ói mửa, nhiều phiền não kéo đến, tâm tánh nóng nảy, sân si lạ thường, trước thương sau ghét, gia đình gây gổ, bất an v.v…Có người còn bị “Tẩu hỏa nhập ma”! Có nhiều người đổ thừa là tại vì TRÌ CHÚ! Cho nên không ai dám TRÌ CHÚ nữa.
Tại sao Tu mà bị thảm hại như vậy, thì TU làm gì ?
Trước khi Bảo Đăng giải đáp các điều nầy, xin quý liên hữu lắng lòng suy nghĩ kỹ xem nguyên nhân tại sao có những hiện tượng kỳ cục vậy.
Câu PHẬT hay câu CHÚ cũng lưu xuất từ nơi PHẬT. Khi PHẬT còn tại thế, không có Kinh để tụng, không có NIỆM PHẬT, không có CHÚ để trì tụng, phải tu Thiền định (tự tu tự chứng). Đến khi Đệ tử của PHẬT bị MA NẠN, lúc đó từ nơi PHẬT phát ra “Tâm chú” của Phật (dùng Tâm chú đó để cứu Đệ tử ra khỏi MA NẠN).
Sau khi PHẬT nhập Niết bàn, Đệ tử của Phật mới chép lại tất cả những lời của PHẬT đã dạy cho, lưu truyền ra những bài “Tâm chú” của Phật, hầu giúp chúng Đệ tử thoát khỏi NGHIỆP LỰC, CHƯỚNG NẠN, MA NẠN, và có được trí huệ (của Phật, để phân biệt rõ chánh, tà).
Lúc PHẬT Thích Ca còn tại thế, trước khi Ngài nhập Niết bàn, đã biết trước trong thời kỳ Mạt pháp ít có người được giải thoát, và không tự tu, tự chứng như trong thời kỳ Chánh pháp được. Vì thế Ngài quán xét hết tất cả 10 phương PHẬT, không có PHẬT nào mà có đại nguyện độ chúng sanh lớn bằng ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ cả. Cho nên, Ngài mới khuyên dạy Đệ tử những lời dạy cuối cùng rằng :
- Sau khi Ta nhập diệt rồi, các ngươi khó mà tự tu, tự chứng được. Phải quy hướng về cõi Tây Phương Cực lạc, của PHẬT A DI ĐÀ, rồi niệm danh hiệu của PHẬT đó, thời sẽ được tiếp dẫn ngay ra khỏi sanh tử, luân hồi (đới nghiệp vãng sanh).
Ngày nay, vì thương tưởng đến PHẬT Thích Ca, mà chúng ta y giáo phụng hành. Cũng vì nhận thấy và biết rõ trong thời “Pháp vận” hiện nay, khó mà tự tu, tự chứng (tu Thiền) cho được. Nên chúng ta rất cần thiết NIỆM danh hiệu ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ, để được Ngài cứu độ tiếp dẫn “đới nghiệp vãng sanh”.
Chúng ta cũng đã thấy, biết nhiều rằng :
Hiện nay, MA NẠN dẫy đầy khắp nơi trên thế giới, khói đen bao phủ mọi nhà…không có lối thoát, nếu không có những câu Thần Chú (Tâm chú của PHẬT) để lại cho chúng ta, thì tất cả chúng sanh chúng ta đều phải đọa làm ma, quỷ hết cả, không bao giờ thoát ra được lưới của ma vương, quỷ vương, tinh vương cả.
Cho nên, chúng ta cần phải TRÌ CHÚ, niệm Phật cho thật nhiều, để có được đầy đủ “nhân tánh, Thánh tánh và Phật tánh”, thì mới hy vọng thoát khỏi lưới của Ma Vương, mà lấp đi con đường vãng sanh, Nhân Thiên, hoặc là đầu thai lại làm người !
…………………………………
Trong Kinh PHẬT có dạy rằng :
- “Đọc Kinh Ta mà không hiểu Ta, là xa Ta”.
Hoặc :
- Nhai cơm cả đời mà không nát hạt gạo
- Mặc áo cả đời mà không dính sợi tơ
- Niệm Phật cả đời mà không thấy được PHẬT
- TRÌ CHÚ hoài mà không có Đạo lực gì hết, vẫn bị Ma dựa, nhập, khảo đảo như thường !
Tại sao kỳ vậy ?
Phải biết câu :
- TAM GIỚI DO TÂM (Ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới) đều do TÂM tạo ra cả)
- VẠN PHÁP DUY THỨC (tất cả các Pháp đều do Thức gây ra)
Cho nên :
Trong thập phương, tam thế (10 phương, 3 đời), tất cả cảnh giới, các Pháp lớn nhỏ, thấp cao… đều do từ nơi tâm thức phân biệt mà sanh ra cả là như vậy.
quý vị cũng ít nhiều đọc nhớ những lời dạy của Phật, Bồ Tát, Tổ sư là :
VĂN, TƯ, và TU (đã có giảng trong những kỳ giảng trước rồi)
Ở đây Bảo Đăng chỉ nhắc sơ về chữ TU mà thôi.
Đa phần Phật tử chỉ hiểu biết rằng :
- “TU”chỉ là tụng Kinh, lạy sám hối, NIỆM PHẬT mà thôi. Mỗi ngày tụng một thời Kinh, niệm vài chuỗi tràng là TU xong rồi đó, bỏ chuỗi tràng xuống sách bóp chạy liền ! Lễ lớn đi Chùa lạy Phật, tụng Kinh, cúng dường rồi về, hoặc tới Chùa làm “công quả” từ sáng đến tối rồi về. Mỗi khi Chùa có tổ chức lễ chi thì tới Chùa phụ giúp làm tất cả mọi việc gì mà làm được. Về tới nhà mệt quá lăn lên giường ngủ một giấc tới sáng, thức dậy nghĩ rằng :
- Hôm qua Ta đi chùa đã TU rất nhiều, công đức quá đầy đủ rồi, nghiệp chướng được tiêu trừ rồi, khi mãn phần sẽ được PHẬT tới rước… ha ha !!
quý vị dùng cái TÂM trong sáng mà nghẫm nghĩ lại cho thật sâu…là :
- Tất cả nghiệp tội (lớn nhỏ) đều từ nơi tâm thức mà tạo ra cả. Giờ mình tới Chùa dùng cái thân tướng khỏe mạnh để làm công quả, hoặc tụng Kinh, niệm Phật lai rai (cho có lệ), thử hỏi có tiêu diệt được tất cả nghiệp tội của mình đã gieo trong quá khứ hay không, chết có được về cõi PHẬT hay không ??
- Tạo nghiệp tội do từ nơi TÂM (THỨC) ra.
Mà :
- Dùng THÂN (TƯỚNG) làm công quả để mà diệt TỘI ư ???
Một cái là hữu Tâm (cái “thức” phân biệt không có hình tướng).
Một cái là hữu Tướng (dùng thân làm “công quả” thì có tất cả hình tướng)
Thử hỏi có được tiêu NGHIỆP hay không ?
Phải biết rõ rằng :
-
Chữ “TU” mà Tổ sư muốn dạy cho chúng-ta là : “TU SỬA”, “TU TẬP” (tâm).
“SỬA” : Tức là SỬA ĐỔI từ cái (tâm) xấu thành ra cái tốt, cái sai trái thành ra đúng. SỬA cái TÂM ác, ganh tỵ, đố kỵ, ích kỷ, thương ghét, thấp cao, thị phi, tranh đấu, và SỬA những cái Tâm gì mà Trời, Phật, Thần Thánh chê.
-
Chữ “TẬP”: Tức là thực hành và XẢ BỎ.
“XẢ” những cái gì mà không cần thiết phải giữ.
“BỎ” những cái TÂM gì mà Trời, Phật, Thần Thánh chê (mà ngay cả chính người đời cũng chê luôn).
Cho nên, muốn TU để có được cái TÂM “trong sáng”, và được “Cảm ứng Đạo giao” thì trước tiên cần phải TẬP sửa đổi, và TẬP XẢ BỎ 30 món Tùy “phiền não” được liệt danh dưới đây là :
-
10 món căn bản phiền não :
- tham lam
- Sân (nóng nảy)
- Si (si mê, ngu si)
- Mạn (cống cao, ngã mạn)
- Nghi (nghi ngờ)
- Thân kiến (là chấp thân ngũ ấm, tứ đại giả hợp này là “TA”)
- Biên kiến (chỉ thấy, nghe có một chiều, một bên thôi nên chấp lấy)
- Kiên thủ kiến (bảo thủ sự hiểu biết sai lầm của mình)
- Giới thủ kiến (giữ chặt giới luật của tà giáo, ngoại đạo không chịu bỏ)
- Tà kiến (mê tín, chấp những gì không chơn chánh)
(10 món trên đây gọi là “Thập sử”, hay gọi là “Thập kiết”. Nó xiềng xích, trói cột chúng sanh nên không thể nào giải thoát được sanh tử, luân hồi).
-
CHI MẠT VÔ MINH hoặc là CHI MẠT phiền não :Từ 10 món căn bản phiền não trên này mà sanh ra thêm 20 món “CHI MẠT phiền não” .
Đây là 20 món “gốc” sanh ra phiền não :
(Nghĩa là đối với lương tâm thì không biết hổ, đối với người khác thì không biết thẹn, là người không biết hổ thẹn).- Phẫn (sân, tức giận)
- Hận (hờn mát)
- Não (buồn rầu, bứt rứt)
- Phú (che dấu tội lỗi của mình)
- Tật (tật đố, ganh ghét)
- Xan (bỏn xẻn, rít rắm)
- Cuống (dối gạt người, “khẩu Phật, tâm xà”)
- Kiêu (kiêu căng, tự đắc, mục hạ vô nhơn)
- Siểm (bợ đỡ, dua nịnh)
- Hại (làm tổn hại, không có lòng từ bi)
- Vô Tàm (không biết hổ)
- Vô Quý (không biết thẹn)
- Điệu cử (lao chao, lóc chóc, không được điềm tĩnh)
- Hôn trầm (mơ màng, mờ mịt, ngủ gục)
- Tán loạn (rối loạn, Tâm tán loạn không định).
- Phóng dật (buông lung, không biết tự kềm chế lấy mình)
- Bất Tín (không tin, không tin nhân quả, không tin lời dạy của Thánh hiền)
- Giải đãi (biếng nhác, trễ nải, làm việc cẩu thả)
- Thất Niệm (không nhớ, không chăm chú nghe nên không nhớ)
- Bất Chánh tri (hiểu biết không chân chánh, tà vạy, hiểu mê lầm)
Trên đây có tất cả 30 món Tùy phiền não đã làm cho chúng sanh không thể ra khỏi sanh tử, luân hồi, và không thể chứng thành PHẬT quả được. Vì thế, muốn tu được có kết quả cần phải :
- “TẬP” XẢ BỎ 30 cái TÂM xấu ở trên, thì mới được gọi là người “TU TÂM”, và có được cái TÂM “TRONG SÁNG”.
Còn như :
- Vẫn không chịu XẢ BỎ 30 cái TÂM ở trên, mà cứ khư khư giữ chặt mãi trong tâm thức, thì cái tâm thức đó ngày càng đen, càng tối, càng dơ, càng đục, càng nặng trĩu. Thử hỏi khi TRÌ CHÚ, niệm Phật sẽ đạt được những kết quả gì cho Ta ??
Chừng đó, thì trách ai đây ?
- Trách PHẬT, trách TRỜI, hay trách do tại TRÌ CHÚ (của Phật) nên mới bị hoạn nạn kéo đến hoài, sở cầu không được như ý, gia đình bất an, TU hoài mà không được cảm ứng v.v… !!
Bảo Đăng hy vọng rằng :
- Khi đọc tới phần nầy, quý vị sẽ hiểu rõ TẠI SAO rồi vậy.
Sau khi XẢ BỎ được 30 tên giặc phiền não trên rồi, TA (người TU TÂM) cũng cần phải nuôi dưỡng 11 cái “TÁNH THIỆN” của mình nữa, vì đó là 11 vị Trung thần của Ta, chính là các món:
-
Tín (đức tin, tin tưởng, tin có nhân quả, tin có tội,
phước) - Tinh tấn (siêng năng, chăm chỉ)
- Tàm (biết xấu hổ)
- Quý (biết thẹn với người)
- Vô Tham (không tham lam)
- Vô Sân (không nóng nảy, không giận hờn, không sân hận)
- Vô Si (không mờ ám, không si mê, có trí huệ sáng suốt)
- Khinh an (thân tâm nhẹ nhàng, thơ thới, vui vẻ, tâm không chấp nhứt)
- Bất phóng dật (không buông lung, biết tự kềm chế lấy mình)
- Hành xả (là làm mà không cố chấp, không nghĩ nhớ mãi, biết xả, không để trong lòng)
- Bất hại (thà tổn mình chứ không làm tổn hại người khác)
Trên đây là 11 món “THIỆN TÂM SỞ” mà chúng ta cần phải nuôi dưỡng mỗi ngày, cho TÂM của Ta càng thêm trong sáng.
Tóm lại :
-
TU (TÂM), và SỬA (TÁNH xấu), mà dưỡng TÁNH (tốt), đừng để cho bạn ác (
Ác tri thức) cướp mất đi. Người tu tập theo Phật pháp, phải ý thức rõ điều nầy, mà cố gắng lo TU SỬA Thân, Tâm cho hoàn chỉnh lại, thì việc Tu hành mới có kết quả tốt, được ”cảm ứng với Phật, Bồ Tát, Thánh Thần” và được thành Đạo về sau.
HỎI :
-
Giữ TÂM như thế nào cho đúng…để NIỆM PHẬT ?
NIỆM PHẬT như thế nào cho đúng cách, để đảm bảo được vãng sanh vào trong Chánh quốc (Cực lạc)
- TRÌ CHÚ như thế nào cho đúng để được phát sanh ra Trí lực, và Thần lực ?
- HỘ NIỆM đúng cách phải như thế nào, để khỏi mang lỗi với Tam Bảo (vì lợi dụng 2 chữ “vãng sanh” mà HỘ NIỆM cho người sanh về Cực lạc một cách bừa bãi, không đúng theo các điều kiện “cần phải có” để được vãng sanh).
ĐÁP :
- Trước khi đi đâu chơi phải lo tắm gội trước, đi học, đi làm, đi ngủ cũng phải lo tắm rửa cho sạch sẽ cái Thân tứ đại. Thì mỗi lần vào Tu cũng phải lo tắm gội cái TÂM THỨC của mình cho sạch sẽ trước khi tụng Kinh, niệm Phật, hoặc TRÌ CHÚ.
- Hằng ngày phải kiểm lại TÂM của mình đang muốn gì, và những hành động mà Tâm mình đã làm đó có hạp với Tâm của TRỜI, PHẬT, THẦN THÁNH hay không ?
- Những điều đã kể trên về những cái TÂM trói buộc, 30 món tùy phiền não, và chấp chứa… (Nó) nhiều hay ít.
- Người Phật tử muốn được HỘ NIỆM vãng sanh, điều kiện tiên quyết là phải học hỏi về pháp môn TỊNH ĐỘ, kế đến là cần phải hiểu biết về thế giới Cực lạc một cách rõ ràng, nhất là 48 lời đại nguyện của Đức Phật A DI ĐÀ. Và thế nào là ý nghĩa của việc “ĐỚI NGHIỆP vãng sanh” ?
Vậy lấy cái gì để gội, rửa cái TÂM THỨC (dơ bẩn, chấp chứa toàn những việc xấu ác, tham sân, thị phi, nhân ngã, bỉ thử, thấp cao, sang hèn, phải quấy, đố kỵ, ganh tỵ, những tiếng ghét thương, tà, siểm… v.v…) đó ?
- Chúng ta cần phải LỄ “THẬP NHỊ DANH sám hối DIỆT TỘI” để gội rửa Thân, Tâm của mình trước (Lễ lạy lên chư Phật và “phát lồ” sám hối), và TRÌ CHÚ DIỆT TỘI (21 biến, hoặc 108 biến), hầu giúp cho tiêu được nghiệp tội : “Tứ trọng ngũ nghịch, Thập ác, phỉ báng Tam Bảo, hàng Tăng, Ni phạm tội Tứ khí, Bát khí, giả sử các tội ấy nhiều như đem cõi Ta bà nầy, nghiền nát ra thành bụi nhỏ, mỗi hạt bụi (được kể) là một kiếp tội. Nếu thành tâm ngày đêm lễ lạy, thọ trì, nhớ niệm không quên; thì bao nhiêu vi trần kiếp tội ấy, thảy đều được tiêu trừ, và được công đức không thể nghĩ bàn.
- Kế đến, TRÌ CHÚ “VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI” Đà ra ni (21 biến, hoặc 108 biến) để giúp tiêu giảm bớt các tội nghiệp đã gây ra trong quá khứ và hiện tại, thì Tâm thức sẽ được Trong sáng , nhẹ nhàng, và tiêu tan hết tất cả phiền não”.
- Kế tiếp, TRÌ CHÚ “Đại Bi” Tâm Đà ra ni (muốn có Đạo lực bắt buộc phải trì từ 21 biến, 108 biến, cho đến ngàn biến trở lên, mới phát sanh ra Thần lực của Tâm chú được. Đến chừng đó thì diệu dụng của Thần Chú không thể nghĩ bàn được).
Trong Kinh Đại Bi có lời dạy rằng :
- “Nếu chúng sanh nào, trong đời hiện tại, muốn mong cầu việc chi, nên giữ trai giới nghiêm sạch trong 21 ngày mà TRÌ CHÚ Đại Bi, tất đều được toại nguyện.
- “Nếu thường chí tâm trì niệm, thì từ kiếp sống chết nầy, đến kiếp sống chết khác, tất cả nghiệp ác đều mau tiêu diệt, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Phạm Thiên, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, Thần, Tiên, Long Vương thảy đều chứng biết cho.
- “Hàng Trời, Người nào, thường thọ trì “Tâm chú” nầy, như tắm gội trong sông hồ, biển cả, nếu những chúng sanh ở trong đó (như tôm, cá) được nước tắm, gội của kẻ ấy dính vào thân, thì bao nhiêu nghiệp nặng, tội ác thảy đều tiêu diệt, liền được siêu về tha phương TỊNH ĐỘ, hóa sanh nơi hoa sen, không còn thọ thân thai, noãn, thấp nữa.
- “Các chúng sanh ấy chỉ nhờ chút ảnh hưởng mà còn được như thế, huống chi là chính người trì tụng. Và như người TRÌ CHÚ đi nơi đường, có ngọn gió thổi qua mình, nếu những chúng sanh ở sau được gió của kẻ ấy lướt qua y phục, thân thể, thì tất cả chướng nặng, nghiệp ác thảy đều tiêu diệt, không còn đọa vào Tam đồ, thường sanh ra ở trước chư Phật.
Cho nên phải biết :
- Quả báo, phước đức của người TRÌ CHÚ (Đại Bi) thật không thể nghĩ bàn” !!
Lại dạy nữa rằng :
“Nầy Thiện nam tử:
- chúng sanh nào nghe danh tự của môn Đà ra ni nầy, còn tiêu diệt tội nặng sanh tử trong VÔ LƯỢNG kiếp, huống chi là tự trì tụng ư !
- Nếu người nào được Thần Chú nầy mà tụng trì, phải biết kẻ ấy đã từng cúng dường VÔ LƯỢNG chư PHẬT, gieo nhiều căn lành.
- Nếu kẻ nào tụng trì đúng pháp, lại có thể vì chúng sanh dứt trừ sự khổ nạn, nên biết người ấy là Bậc có đủ đầy “Tâm Đại Bi”, không bao lâu nữa sẽ thành PHẬT.
Cho nên, hành giả khi thấy mọi loài, đều nên vì chúng sanh mà TRÌ CHÚ nầy, khiến cho chúng được nghe, để cùng gây nhân Bồ Đề, thì sẽ được VÔ LƯỢNG vô biên công đức”.
Do đây mà biết rằng :
- Chú Đại Bi phát ra từ nơi “TÂM” của Đức QUÁN Thế Âm Bồ Tát, có công năng DIỆT TỘI, giúp cho Ta có được trí huệ, và tăng trưởng Bồ Đề TÂM (tức là 4 cái TÂM “TỪ, BI, HỶ, XẢ”) cũng giống như Ngài vậy.
Sau khi đã sám hối, TRÌ CHÚ Đại Bi (vào nước uống, giúp cho Tâm mát mẻ, nhẹ nhàng, và gội rửa những tội lỗi do Thân, Khẩu, Ý) rồi, thì TÂM THỨC sẽ được trong sáng…. ắt sẽ phấn khởi, mà NHẤT TÂM NIỆM PHẬT, quên hẳn muôn duyên (đang trói buộc và bao quanh mình để khảo đảo).
Bảo Đăng xin chia xẻ với huynh đệ một vài kinh nghiệm, phương cách TRÌ, NIỆM để được NHẤT TÂM như sau :
- Để một tấm hình của PHẬT, hay Bồ Tát thật đẹp, thật trang nghiêm trước mặt (không cao, không thấp), khi niệm PHẬT nên mở mắt để “QUÁN”, và “TƯỞNG NHỚ” (mặt PHẬT, mặt Bồ Tát) in sâu vào tâm thức của hành giả. Không được nhắm mắt lâu, vì sẽ bị “hôn trầm” (mơ màng rồi ngủ gục)
- Ngồi ngay thẳng NIỆM PHẬT (bắt ấn, hoặc lần tràng cũng được, không bắt buộc phải ngồi kiết già hay bán già, đứng niệm, hoặc lạy niệm cũng được, miễn sao được thoải mái. Bởi vì ngồi lâu hàng giờ, có khi ngồi niệm suốt buổi, thì bị “tê chân”, sẽ làm khó chịu, niệm Phật không được nhất tâm. Tội nghiệp cũng không được tiêu trừ)
- Muốn bảo đảm được vãng sanh, cần phải niệm từ 30.000, tới 100.000, cho chí tới 200.000 câu PHẬT mỗi ngày (mới có thể tiêu được những nghiệp tội), mới đủ điểm lên ngồi trên 9 phẩm Sen được.
Bảo Đăng xin nhấn mạnh điều quan trọng cần nên hiểu rõ rằng :
- NIỆM PHẬT hoặc TRÌ CHÚ tới con SỐ NHIỀU mà “KHÔNG NHẤT TÂM” được câu nào hết, không bằng NIỆM PHẬT, TRÌ CHÚ được con số ít, mà câu nào cũng NHẤT TÂM, và trong sáng câu đó.
- Tiếng TRÌ CHÚ hoặc tiếng NIỆM PHẬT phải giữ đều đều, không nhanh, không quá chậm (giống như những giọt mưa rơi đều trên lá vậy). Tai phải nghe rõ tiếng TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT (thì vọng niệm không sanh. Hễ vọng niệm không sanh thì sẽ được “NHẤT TÂM”).
- Dù cho NIỆM bể cổ họng vẫn hoàn KHÔNG !
hành giả mới TU thì khó mà không bị vọng niệm. Nhưng khi biết cách trừ nó rồi, thì từ từ sẽ được NHẤT TÂM. Vậy muốn NHẤT TÂM thì ta phải làm sao ?
- Mỗi khi bị vọng niệm kéo đến, đừng thuận theo nó (mà nghĩ suy chi cả), dập tắt bằng cách niệm LỚN TIẾNG, hoặc bỏ chuỗi xuống, dùng “TÂM” đếm từng câu. Nếu NHẤT TÂM niệm thì sẽ đếm đúng con số chuỗi liền (từ 1 tràng 108 câu, cho tới 10 tràng 1,080 câu, không sai). Vì lo đặt hết Tâm vào con số niệm PHẬT, cho nên vọng tưởng không có chỗ trống để xen vào. Từ từ, khi quen rồi, thì vọng niệm cũng bớt xen tạp. Đi đến chỗ “NHẤT TÂM” sẽ không còn khó nữa.
Không phải ai cũng làm được như vậy cả, có người nhất tâm “buông bỏ” (30 món phiền não) được dễ dàng, có người không nhất tâm buông bỏ được. Vì vậy, nên rất cần phải gần gũi với Minh sư, thiện hữu để được nhắc nhở, chỉ dẫn dắt dìu “tu tập” đúng phương pháp.
hành giả nào buông bỏ được, thì TÂM sẽ mau TRONG SÁNG, rồi dùng Tâm TRONG SÁNG mà NIỆM PHẬT, hoặc TRÌ CHÚ sẽ mau được nhất tâm. Thì một ngày nào đó không xa, ắt sẽ đạt được cái TÂM LỰC, cái Thần lực sáng ngời, sự lợi ích của nó không thể nghĩ bàn, có thể cứu độ được cho mình, và cho những người chung quanh khác.
Đây chính là ý của câu :
- Nhứt nhơn hành Đạo, cửu huyền thăng vậy.
(Câu nầy ý nói, ở trong nhà mà có được một người biết tu tập, biết buông bỏ, có Tâm từ bi, hỷ xả (là có Tâm Bồ Tát), biết chánh pháp, biết Bố thí, biết cúng dường, và nhất là biết quán tưởng vạn pháp duy tâm, rồi biết giữ tâm không chao động trước mọi hoàn cảnh….nhờ có được cái TÂM LỰC sáng, TÂM LỰC mạnh như vậy, nên trí huệ phát sanh, Thần lực sáng ngời, thì mới có đủ khả năng tự cứu mình và cứu độ được cửu huyền thất tổ siêu thăng Phật quốc).
Còn nếu như Tu hành suốt cả đời, mà vẫn không buông bỏ được, mà trái lại Tâm tánh ngày càng xấu, vẫn cố chấp, sân hận lẫy lừng hơn xưa … thì thử hỏi sẽ cứu độ được ai ?
Cho nên :
Ta cùng chư PHẬT Tâm không sai (nghĩa là Tâm PHẬT với tâm chúng sanh đồng là một)
Một niệm (chấp) vừa sanh (khởi) bỗng thành hai !
Nếu Tu mà có những cái Tâm trên, thì gọi là :
Miệng niệm DI ĐÀ mà “Tâm tán loạn”,
Dù niệm BỂ CỔ HỌNG VẪN HOÀN KHÔNG !
Hoặc là :
sân si tánh cũ không chừa (bỏ), bo bo mà giữ (chặt) tương, dưa làm gì !
Tóm lại, muốn TU để đạt được ĐẠO QUẢ thì cần phải :
- XẢ BỎ những TÂM gì không cần GIỮ (sửa Tâm xấu, dưỡng Tánh tốt)
- Có những cái TÂM tốt, bình đẳng (Tứ vô lượng tâm: là tâm “Từ”, tâm “Bi”, tâm “Hỷ”, tâm “Xả”)
- Phát nguyện vãng sanh:
- Nguyện giữ tâm Bồ Đề (cho kiên cố)
- Nguyện đoạn tất cả phiền não (của Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức)
-
Nguyện buông bỏ tất cả sự TRÓI BUỘC (của
Lục trần: sắc, thanh, hương, vị, súc, pháp) - Nguyện tu tập theo chánh Pháp (của Phật gia)
- Nguyện đem tất cả công đức tu hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong pháp giới hữu tình, đồng thành Phật Đạo
- Nguyện cho tất cả chúng sanh đồng xa lìa khổ nạn
- Nguyện cùng chúng sanh đồng tu Bồ Tát hạnh
- Nguyện độ tất cả chúng sanh (hữu duyên, mà có căn lành)
- Nguyện cho tất cả chúng sanh đồng phát tâm Bồ Đề
- Nguyện cho tất cả chúng sanh trong pháp giới hữu tình đồng thành PHẬT QUẢ
Sau cùng, THỰC TẬP và thực hành đúng theo lời phát nguyện của mình, TẬP mỗi ngày XẢ BỎ một chút, TẬP giữ cho TÂM bất động trước mọi hoàn cảnh (nào có thể làm cho Tâm mình bất an).
TẬP sửa đổi để giúp cho TÂM của mình được an bình, nhẹ nhàng, thì sự tu tập mới có kết quả tốt, câu NIỆM PHẬT mới được “trong sáng”…Như vậy, thì mới có năng lực “quét” sạch được những nghiệp tội tiền khiên trong quá khứ còn tích tụ, đồng thời cũng giải được hết những khổ nạn đang xảy ra trong hiện kiếp, và giải được luôn những CHƯỚNG NẠN sắp xảy đến trong tương lai nữa.
NẾU GIỮ ĐƯỢC TÂM “TỊNH”, CÓ ĐƯỢC CÁI TÂM “TRONG SÁNG” RỒI, THÌ CHỈ MỘT CÂU PHẬT HIỆU THÔI, CŨNG SẼ GIÚP TIÊU ĐƯỢC TỘI TRONG 80 ỨC KIẾP SANH TỬ. (Kinh Quán Vô Lượng Thọ)
Cho nên, nếu dùng cái TÂM TRONG SÁNG đó mà “HỘ NIỆM” cho người nào, người đó cũng sẽ được cái Tâm trong sáng, nhẹ nhàng mà buông bỏ muôn duyên, thần thức của họ lập tức siêu sanh TỊNH ĐỘ.
Bảo Đăng xin ghi lại một trong nhiều câu chuyện về HỘ NIỆM vãng sanh như sau :
Gần đây nhất, có một Phật tử ở Tại Việt Nam, sau khi liên lạc với Bảo Đăng, và được Bảo Đăng tận tình chỉ dạy cho pháp tu “Thập Nhị Danh Lễ Sám Diệt Tội”, TRÌ CHÚ Đại Bi, niệm PHẬT, và phương cách HỘ NIỆM đúng pháp. Sau một thời gian ngắn, cô đã “tận tâm, tận lực” chí thành, và Tinh tấn tu tập đúng y như những điều mà Bảo Đăng đã chỉ dạy cho cô (qua email, và điện thoại), từ đó cha mẹ, bà con, lối xóm và những người quen biết cô lần lượt quy tụ về, muốn học hỏi Phật pháp từ nơi cô. Vì thế, cô có xin phép Bảo Đăng cho cô thành lập một Đạo Tràng Mật Tịnh khiêm tốn ở tại gia. Cô đã dẫn dắt và chỉ dẫn cho rất nhiều người hữu duyên tu tập (NIỆM PHẬT, TRÌ CHÚ, sám hối theo cuốn Thập Nhị Danh Lễ Sám của Pháp Hoa TỰ).
Số lượng người đến tu học mỗi ngày một thêm đông. Cô lúc nào cũng là một Đệ tử ngoan và có “đại tâm”. Cô luôn tham hỏi ý kiến từ nơi Bảo Đăng trước khi cô làm bất cứ một Phật sự lớn nhỏ gì. Cho nên, những Phật sự mà cô đã, đang và sẽ làm rất là vững vàng, tốt đẹp. Mọi người đều khen tặng. Cô có kể lại một trong những việc “Phật sự” mới đây mà cô đã làm như sau :
Kính thưa Cô Bảo Đăng,
Con là Đăng N. một Đệ tử của Cô từ Việt Nam. Con có một người cô ruột tên là Trần Thị Phước. Cuộc đời cô con chỉ học hết lớp 8 là nghỉ học, ở nhà làm nghề nướng cá để phụ giúp gia đình. Sở thích của cô Phước là rất mê cờ bạc từ thuở nhỏ, cho nên, tính tình rất là khó chịu, thường hay nóng giận, chê bai, và ganh tỵ với mọi người. Món ăn thích nhất của cô là thịt vịt. Có lẽ nghiệp sát của cô rất mạnh, cho nên cô mà cắt cổ gà, thì gà chết liền tức khắc.
Mặc dù cô Phước cũng xinh xắn, nhưng không có duyên nợ với một chàng trai nào cả. gia đình cũng có thờ PHẬT, đi chùa tụng Kinh lai rai. Mỗi khi trong làng có đám tang, là cô ấy cũng tham gia đến tụng Kinh Địa Tạng giúp cho người, thỉnh thoảng cũng đi làm Phật sự vào những mùa An cư, Kiết hạ nữa. Nhưng vì tánh tình nóng nảy, nên thường hay chửi Cha, mắng Mẹ đủ điều. Cho nên, làm được chút ít phước đức chi đều tan biến hết cả. Cô ghét con nhiều nhất, vì hay cãi lời của cô, nhất là con không đồng tâm thích cờ bạc.
Đến năm 34 tuổi, cô ấy phát hiện là bị ung thư vú, đã phải cắt một bên, nhưng cũng không hết bịnh. Sau cùng, cô ấy đi mổ và phải bị ở lại bệnh viện để điều dưỡng, cả thảy người trong gia đình từ lớn tới nhỏ không có ai chịu đến chăm sóc hết. Chỉ có con là đứa cháu duy nhất chịu chăm sóc, tắm rửa, lau mình cho cô mà thôi. Mỗi lần thấy con vào chăm sóc, là cô khóc và nói rằng :
- “Hồi trước cô đối xử bạc với cháu, bây giờ cô thật hối hận quá.”
Sau khi cô xuất viện ra khỏi nhà thương, không có bà con nào chịu rước về nhà cả. Thấy vậy, nên con cũng đem cô về nhà con, một tay con chăm sóc, và điều dưỡng vết thương cho cô (bằng phương cách TRÌ CHÚ Đại Bi). Tuy nhiều bận rộn từ công việc làm, việc nhà, còn phải giúp đỡ cơm nước và điều trị cho cô, nhưng con vẫn nghe lời Cô Bảo Đăng khuyên dạy. Cho nên, dù mệt cách mấy, con vẫn phải giữ thời khóa tu sám hối, TRÌ CHÚ Đại Bi (108 biến) mỗi ngày vào nước cho cả nhà uống, dùng nước Chú để phóng sanh. Con cũng lấy nước Chú rửa vết thương cho cô con nữa.
Cô cho biết rằng :
- “Mỗi lần cháu lấy nước Chú rửa vết thương (đau nhức vì lở loét) cho cô, cô thấy nhẹ và khỏe hơn nhiều lắm. Suốt mấy ngày nay ở nhà cháu, cô để ý thấy cháu Tu hành rất là Tinh tấn. Chỉ là một Phật tử tại gia thôi mà sao cháu giỏi quá chừng. Cháu lại có tâm Bồ Tát thương người hoạn nạn nữa, tốt quá. Tuy suốt ngày bận rộn bao công việc, và còn lo điều trị cho cô, vậy mà cháu vẫn chăm sóc gia đình của cháu thật là chu đáo, biết làm đẹp lòng chồng, con nữa. Nhìn bề ngoài của cháu (là một Phật tử tại gia bình thường) không ai biết con tu hành giỏi, đạt được “Đạo lực” tốt như vậy cả. Thầy nào dạy cháu tu giỏi vậy ”
Chưa bao giờ được cô khen tặng như thế, nên con chụp ngay cơ hội tốt nầy, giảng Phật pháp, và khuyên cô trong khi ở nhà con để điều dưỡng, không được nói chuyện thị phi. Con chỉ dẫn cho cô NIỆM PHẬT, sám hối, và thường nên nói chuyện Phật pháp nhiều hơn là nói chuyện đời.
(Còn tiếp)
Bình luận