Danh từ phật học tiếng Việt

Từ Điển Phật Học

Thuật ngữ
Định nghĩa

10 “Ðiều LÀNH” là

Về “THÂN” thì :

  • Không “Sát hại” (giết-hại),
  • Không “Trộm-cắp”,
  • Không “Tà-dâm”.

Về “MIỆNG” (Khẩu) thì :

  • Không nói dối,
  • Không nói hung-ác,
  • Không nói thêu-dệt,
  • Không nói đôi chiều.

Về “Ý” thì :

  • Không Tham-lam.
  • Không Sân-hận.
  • Không Si-mê, loạn-động (tức là không Ngu-si, phóng-dật).

10 công-đức niệm Phật

Theo Kinh “Đại-Tập Nguyệt-Tạng”, niệm Phật lớn tiếng có 10 công đức là:

  1. Đánh tan cái tâm hôn-trầm, mê ngủ.
  2. Thiên-ma kinh sợ.
  3. Tiếng vang xa khắp 10 phương.
  4. Ba đường ác được nhờ vào đó mà dứt khổ.
  5. Tiếng động chung-quanh không xâm-nhập vào làm loạn tâm mình được.
  6. Niệm tâm không tán-loạn.
  7. Mạnh-mẽ tinh-tấn.
  8. Chư PHẬT vui-mừng.
  9. Tam-muội hiện-tiền.
  10. Được vãng-sanh Cực-lạc.

10 công-đức niệm Phật

  1. Nhất giả lễ kính chư Phật
  2. Nhị giả xưng-tán Như-Lai
  3. Tam giả quảng tu cúng-dường
  4. Tứ giả sám-hối nghiệp chướng
  5. Ngũ giả tùy hỷ công đức
  6. Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
  7. Thất giả thỉnh Phật trụ thế
  8. Bát giả thường tùy Phật học
  9. Cửu giả hằng thuận chúng sanh
  10. Thập giả phổ gia hồi hướng

10 đức tánh cao quý của thiện tri thức

  1. “NGƯỜI” có “trí-huệ” và “trí-nhớ” phi-thường.
  2. “NGƯỜI” có “khả-năng” nhận biết rõ được các điều “Vô-thường”, “Vô ngã” và “khổ-não”.
  3. “NGƯỜI” học nhiều “hiểu rộng” – (tức là có KIẾN-THỨC quảng-bá) – về :
    • “PHÁP-HỌC” (tức là “đa-văn”, hiểu-biết nhiều về PHẬT-PHÁP.
    • “PHÁP-HÀNH” (có “SỰ” thực-hành –tức là có thực tu, thực hạnh).
    • “PHÁP THÀNH” – (tức là có (đạt) được sự “chứng-đắc”).
  1. “NGƯỜI” tinh-tấn tu-tập.
  2. “NGƯỜI” có “GIỚI-ÐỨC” trong sạch.
  3. “NGƯỜI” có “đức-hạnh thanh-cao” (tức là kẻ xuất-gia thì trì-giữ hạnh “Ðầu-đà” – (xem lại 13 Hạnh “ÐẦU-ÐÀ” có chú-giải ở trước) – Còn nếu như các Bậc THIỆN TRI-THỨC ấy là : – người “CƯ-SĨ TẠI-GIA”, thì “HỌ” kiên-cố giữ “ngũ-giới”, “bát giới”).
  4. “NGƯỜI” xa lìa được “phiền-não”,
  5. “NGƯỜI” luôn “trau-dồi thánh-huệ” giải-thoát (tức là chấp-trì đủ các “GIỚI” và có “ÐỊNH”, có “HUỆ”).
  6. “NGƯỜI” có “TÂM” (có đức TIN) vững chắc nơi TAM-BẢO (tức là không có bất cứ thứ, loại….tà-quấy hoặc tốt-đẹp…nào có thể làm xao-động được TÂM của “BẬC” nầy cả, dù cho “ÐÓ” là thứ ngũ-dục, lục trần “cao-quý, thắng-diệu” – (như ở trên cõi Trời) – đến thế mấy đi chăng nữa.
  7. “NGƯỜI” có THÂN, KHẨU, Ý trọn “LÀNH”.

10 đức tánh của bạn yêu quý trọng hậu

  1. Xa nhau lâu vẫn không quên.
  2. Khi thấy nhau thì vui-mừng.
  3. Có món ngon, vật là san-sẻ cho nhau.
  4. Khi có nói (hơi) lỡ-lời, đừng chấp-trách (chớ nên bắt lỗi).
  5. Nghe dạy (nói) được điều lành, càng thêm vui-vẻ.
  6. Thấy (bạn làm) việc dữ, ác, đem lời “trung-chính” mà can-ngăn.
  7. (Vì bạn mà) làm được những việc khó làm.
  8. Không đem chuyện riêng-tư, bí-mật (của bạn) mà nói với người khác.
  9. Khi gặp việc bối-rối phải giải-quyết (hộ) cho nhau.
  10. Ðến khi (thấy bạn lâm vào cảnh) hoạn-nạn, nghèo-khổ (vẫn) không rời bỏ nhau.

Ấy là 10 sự “YÊU-QUÝ TRỌNG-HẬU” vậy.

Bởi thế nên trong KINH có lời dạy rằng :

“BỎ DỮ, LÀM LÀNH, TU-TẬP ĐÚNG THEO NHƯ “PHÁP” (của Bậc Thánh nhơn dạy). ÐEM LỜI TRUNG-CHÁNH DẠY-DỖ (đối-xử nhau) CÓ NGHĨA-NHƠN VÀ ĐẠO-ĐỨC”.

10 hiệu của đức PHẬT

Như-Lai, Ứng-Cúng, Chánh Biến-Tri, Minh Hạnh-Túc, Thiện-Thệ, Thế-Gian Giải, Vô-Thượng Sĩ, Điều-Ngự Trượng-Phu, Thiên-Nhơn Sư, Phật Thế-Tôn.

10 pháp giới

10 “PHÁP-GIỚI” là:

  1. LỤC PHÀM (Trời, Thần, Người, Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh).
  2. TỨ-THÁNH (Thanh-văn, Duyên-giác, Bồ-tát, PHẬT).

10 pháp thắng diệu của Phúc Đức Vương

“PHÚC-ÐỨC VƯƠNG” còn được gọi là “CHÁNH-PHÁP VƯƠNG”.

“CHÁNH-PHÁP VƯƠNG” (còn gọi bằng tên khác nữa là “CHUYỂN LUÂN VƯƠNG”) thành-tựu được 10 pháp thắng diệu sau đây, đó là:

  1. NĂNG CHIẾU (soi sáng): tức là đem “mắt trí-huệ” soi-sáng cho thế-gian và dân-chúng.
  2. TRANG-NGHIÊM: tức là đem “phúc-đức” và “trí-huệ” của mình mà trang-nghiêm cho đất nước (khiến cho dân-chúng được giàu-sang, mạnh-mẻ, và có kiến-thức rộng-rải).
  3. DỮ LẠC (cho vui): tức là đem lại sự thanh-bình, an-lạc cho đất nước và nhân-dân.
  4. PHỤC-OÁN (dẹp-tan oán-giặc): tức là tất cả các loại giặc-cướp, nổi-loạn, oán-thù… đều tự-nhiên chịu hàng-phục.
  5. LY-BỐ (xa-lìa các sự sợ-hãi): Tức là dẹp tan hết được 8 nạn lớn của nhân-dân.
    (Tám nạn lớn là:

    1. Bị đọa vào địa-ngục,
    2. Bị đọa vào ngạ-quỷ,
    3. Bị đọa vào súc-sanh,
    4. Ðiếc, đui, câm, ngọng,
    5. Thế trí biện thông: Tức là thông-minh theo lối đời, nhưng mà không có sự hiểu biết gì về ĐẠO-PHÁP hết, do đó mà KẺ đó – (ỷ vào Tài-trí) – gây tạo ra đủ các thứ tội-lỗi, không lòng thẹn-hổ và chẳng biết lo-sợ quả-báo chi cả).
    6. Sanh ra trước Phật (chưa ra đời) hoặc sau Phật (đã nhập Niết-Bàn), do đó mà không được gặp, thấy Kim-thân “32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp tuỳ hình” của PHẬT, đương-nhiên là mất các sự “ÍCH-LỢI” đi.
    7. Sanh vào Bắc Câu Lư Châu,(Người ở Châu (đại-lục) nầy được sung-sướng, an-vui… nhưng không gặp (cùng chẳng có) chánh-pháp, cho nên không biết tu-hành chi cả)
    8. Sanh lên cõi Trời “VÔ-TƯỞNG”.

    (Chư Thiên ở nơi cõi TRỜI nầy, tuy là được thân Trời, nhưng bị Tà-kiến, ngu-si… cầm nắm, chẳng hạn như là HỌ nói rằng:

    Không có khổ, cũng chẳng có vui (nên Thân, Tâm của HỌ “vô-tri” đồng như cây cỏ… Cho là sống hoài không chết… nên HỌ chẳng biết sợ vô-thường, sanh-tử.

    Tức là HỌ: (Không hiểu biết chi hết về Tứ Chơn Ðế laø Khổ, Tập, Diệt, Ðạo… )

  6. TỰU HIỀN (người hiền-đức tựu-họp về): – Tức là được cùng với các bậc HIỀN-NHƠN, QUÂN-TỬ, TÀI-ÐỨC… hội-họp lại, để cùng nhau luận-bàn việc quốc-chánh, cai-trị nước nhà và dạy-dỗ nhân-dân… tu-hành đúng theo chánh-pháp.
  7. PHÁP BẢN (gốc của chánh-pháp): – Tức là nhân-dân trong nước đều một lòng tu-tập theo chánh-pháp (Thập-Thiện) của Vua dạy, vì thế nên dân-chúng luôn được an-cư, lạc-nghiệp.
    (Nhờ được Thần, Thánh hộ-trì)
  8. TRÌ THẾ (giữ gìn thế-gian): – Tức là đem pháp “Thập-thiện” của cõi Trời mà gìn-giữ thế-gian.
    (Cho nên dù là ở cõi Thế-gian, nhưng dân-chúng vẫn hưởng được các sự vui-sướng, phước-đức như chư THIÊN trên TRỜI).
  9. NGHIỆP CHỦ (chủ nhơn của mọi thứ nghiệp): – Tức là tất cả các NGHIỆP, (hoặc Thiện hoặc Ác) đều do nơi chánh-sách trị dân, trị nước của Quốc-Vương thi-hành (tốt) hoặc (xấu) mà quốc-gia được tồn-tại (nếu hành nghiệp Thiện) hay bị diệt vong (nếu làm nghiệp Ác).
  10. NHÂN CHỦ (chủ nhơn của nhân-dân): – Tức là tất cả nhân-dân trong nước thì nhà VUA đứng đầu – (vì có đầy đủ được 10 điều thắng-diệu như vậy).

Do đây mà nhân-dân trong nước hằng luôn miệng tán-thán lên “PHÚC-ÐỨC VƯƠNG” lời rằng:

THÁNH-VƯƠNG TA, THÁNH-VƯƠNG TA…

Cho chí đến các hàng :
Thiên Long Bát-Bộ, Hộ-pháp, Thiện-Thần… đều đồng nhau vui-mừng… ủng-hộ cho cả nước được an-bình, mưa-hòa, gió-thuận, khiến cho các thứ ngũ-cốc, và các loại thất-bảo, v.v… (đều được sung-túc).

Công đức niệm Phật

  1. Nhất giả lễ kính chư Phật
  2. Nhị giả xưng-tán Như-Lai
  3. Tam giả quảng tu cúng-dường
  4. Tứ giả sám-hối nghiệp chướng
  5. Ngũ giả tùy hỷ công đức
  6. Lục giả thỉnh chuyển pháp luân
  7. Thất giả thỉnh Phật trụ thế
  8. Bát giả thường tùy Phật học
  9. Cửu giả hằng thuận chúng sanh
  10. Thập giả phổ gia hồi hướng