Giao lưu quốc tế

GIAO LƯU THANH NIÊN GIỮA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ NHẬT BẢN

Ngày 30/10 vừa qua, chuyên gia của Psychub – cô Phan Tường Yên, trong khuôn khổ chương trình ngoại giao thanh niên giữa các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, đã có chuyến tham quan – học hỏi mô hình hỗ trợ sức khoẻ tinh thần cho trẻ vị thành niên tại B-lab & NPO Katariba (Bunkyo City, Nhật Bản). Cùng ngày, tại National Youth Center (Tokyo, Nhật Bản), cô tiếp tục tham dự hội thảo với chủ đề “Current situation of Children in Japan & Consideration towards their well-being” do Bác sĩ tâm thần Ibuki Ozawa – người sáng lập ra Tổ chức phi lợi nhuận PIECES chủ trì.

chu de cua chuong trinh

Chủ đề của chương trình giao lưu

Cả B-lab và PIECES đều được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ để phát triển mạnh hơn, cùng hướng tới các đối tượng có lòng tự tôn thấp (low-self esteem), thiếu kỹ năng đương đầu và khác biệt với bạn bè đồng lứa. Riêng PIECES là mô hình chuyên sâu, có sự hỗ trợ và đồng hành của nhiều nhà tâm lý lâm sàng để hỗ trợ các đối tượng dễ tổn thương, cũng như can thiệp cho trẻ bị sang chấn.

các thống kê

Các vấn đề xã hội với trẻ em

Cô Tường Yên cho biết: “Cơ hội giao lưu học hỏi các mô hình nâng đỡ và hướng tới phát triển “well-being” của cộng đồng người trẻ tại các nước châu Á như thế này là không dễ có. Chuyến đi giúp tôi thấy được nhiều điều và suy ngẫm thêm về những việc mà Psychub có thể tiếp tục phát triển để hỗ trợ cộng đồng trong thời gian không xa”.

cách thức làm sao để hỗ trợ

Làm sao để hỗ trợ trẻ em

Psychub chúc cho cô Tường Yên có thêm nhiều trải nghiệm bổ ích, để tiếp tục đồng hành mang những giá trị tích cực về sức khỏe tinh thần đến với cộng đồng!

  

OPEN TALK: HỖ TRỢ TRẺ CÓ RỐI LOẠN TỰ KỶ – GÓC NHÌN LIÊN NGÀNH

PSYCHUB THAM GIA VÀO OPENTALK 7 TẠI ĐẠI HỌC HOA SEN:

HỖ TRỢ TRẺ CÓ RỐI LOẠN TỰ KỶ – GÓC NHÌN LIÊN NGÀNH

Sáng Thứ 7, 19/10/2019 vừa qua, Trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức buổi Opentalk với chủ đề: Hỗ trợ trẻ có rối loạn tự kỷ – Góc nhìn liên ngành. Chương trình thu hút rất đông đảo người tham dự là các nhà chuyên môn, giáo viên, quý phụ huynh có con tự kỷ và các bạn học sinh, sinh viên có quan tâm đến chủ đề.

Đông đảo người tham dự

Chương trình thu hút được rất đông người tham dự

Opentalk lần này có sự góp mặt của 4 nhà chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau cùng chia sẻ để có được một bức tranh tổng quát hơn trong việc hiểu và và làm việc với trẻ gặp rối loạn phổ tự kỷ, gồm có Chị Phạm Thị Kim Tâm, Chủ tịch Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam, thành viên sáng lập/ quản lý điều hành trường Chuyên biệt Tuổi Ngọc; Chị Hà Thị Thanh Hương – Tiến sĩ Thần kinh học tại ĐH Stanford, hiện là Giảng viên Bộ Môn Y Sinh, ĐH Quốc tế TP.HCM; Chị Bùi Hải Nguyên Chuyên viên phân tích hành vi tại Phòng Tâm lý Saigon Psychub; Chị Lê Thị Ngọc Lan Chuyên viên tâm lý tại Đơn vị Tâm lý nhi, Khoa Tâm Thể – Bệnh viện Quận Thủ Đức.

Các diễn giả trong phần trả lời câu hỏi của người tham dự

Các diễn giả trong phần trả lời câu hỏi của người tham dự

Cảm ơn Bộ môn Tâm lý học – Đại học Hoa Sen đã tổ chức một chương trình ý nghĩa, mang đến những góc nhìn mới cả trong lý thuyết lẫn thực hành và khuyến khích những hỗ trợ tích cực, liên ngành cho các trẻ với rối loạn tự kỷ và gia đình.