YẾU TỐ NÀO MẠNH HƠN TƯỞNG THƯỞNG ĐẾN 3 LẦN?

Phần thưởng và trừng phạt

Theo một nghiên cứu, để thay đổi hành vi, có vẻ cái gậy đã chiến thắng củ cà rốt, tuy nhiên chúng ta chỉ cần “gậy “ nhỏ mà thôi.
Một nghiên cứu vừa so sánh hiệu quả giữa trừng phạt (cây gậy) và tưởng thưởng (củ cà rốt) nhằm tìm hiểu cách thức nào mang lại hiệu quả cao hơn.
Các nhà tâm lý nhận thấy tác động của trừng phạt cao hơn tưởng thưởng từ 2 đến 3 lần.
TS Jan Kubanek, tác giả nghiên cứu, giải thích:

“… phản hồi tiêu cực có thể hiệu quả hơn phản hồi tích cực trong việc điều chỉnh hành vi.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những phản hồi tiêu cực không nhất thiết là phải quá gay gắt do chúng ta có vẻ thường có cùng một cách phản ứng đối với mọi mức độ phản hồi tiêu cực.
Trên góc nhìn tiến hóa, con người có xu hướng tránh né sự trừng phạt hay những tình huống gây nguy hiểm.
Mặt khác, phần thưởng lại ít có tác động gây đe dọa đến mạng sống hơn.”

Nghiên cứu đưa ra những nhiệm vụ trong đó người tham gia sẽ được tưởng thưởng hay bị trừng phạt.
Trừng phạt và tưởng thưởng ở đây khá khiêm tốn: đơn thuần chỉ là những đồng xu đánh dấu từ 5 đến 25 xu.

Các nhà nghiên cứu quan tâm xem liệu những phần thưởng và hình phạt sẽ ảnh hưởng ra sao đến hành vi.
Kết quả cho thấy, một cách tự nhiên, tưởng thưởng hành vi giúp thúc đẩy người chơi thực hiện hành vi đó.
Tuy vậy, kích cỡ khích lệ của tưởng thưởng lại khá nhỏ khi đem so sánh với tác động ngăn cản của trừng phạt
TS Kubanek cho biết:

“Một cách khách quan, bạn thường nghĩ rằng việc thắng 25 xu sẽ có mức độ tác động tương đương với việc thua 25 xu, tuy nhiên, điều này lại trái ngược với những gì chúng tôi tìm thấy.”

GS Richard A. Abrams, một tác giả khác của nghiên cứu, chia sẻ:

“Câu hỏi về cách thức tưởng thưởng và trừng phạt ảnh hưởng lên hành vi đã đeo đuổi các nhà tâm lý từ hơn 100 năm nay.
Chúng ta thường gặp khó khăn trong việc tìm ra những nhiệm vụ hữu hiệu nhằm thăm dò câu hỏi trên.
Chúng tôi đã sử dụng một tiếp cận giản đơn nhưng giúp hé lộ những khác biệt rõ rệt trong cách con người phản ứng trước các kiểu phản hồi khác nhau.”

Tuy vậy, cũng cần nhớ rằng, việc liêren tục đưa ra những phản hồi tiêu cực có thể mang lại nhiều tác động khác không được tìm hiểu trong nghiên cứu này.
Một ví dụ: đối phương sẽ ghét bạn.
Dù vậy, nghiên cứu này gợi nhớ cho chúng ta rằng phản hồi tiêu cực, khi được sử dụng một cách thích hợp, đôi lúc có thể rất công hiệu.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Cognition năm 2015 (Kubanek et al., 2015).

Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Post (và nguồn dịch là Saigon Psychub).

Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Post http://www.spring.org.uk/2015/05/motivation-this-force-has-3-times-the-power-of-rewards.php và

đường dẫn bài dịch https://demo8.thuythu.com/psychub/?post_type=kienthuc&p=2080&preview=true.

Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Post và thông báo cho người dịch

Có thể bạn quan tâm

CÓ NÊN NÓI DỐI TRẺ VỀ ÔNG GIÀ NOEL?

Tin vào những điều kì diệu như Ông già Noel là điều kì diệu chỉ

TÂM LÝ HỌC vs DÂN CHỦ: TẠI SAO CHÚNG TA LẠI BẦU CHO NHỮNG NGƯỜI KÉM THÔNG MINH?

Luôn tồn tại một số cơ chế tâm lý khiến cho một người dù

LÀM SAO ĐỂ KHOA HỌC TRỞ NÊN “DỄ TIÊU HOÁ”?

Làm sao để ứng dụng kiến thức tâm lý?

Virus Corona LÀM LEO THANG SỢ HÃI VÀ THÙ GHÉT

Viruscorona không chỉ hoành hành bằng các triệu chứng tương tự cảm cúm, và

TẠI SAO CHÚNG TA LẠI LÀM THEO SỐ ĐÔNG? CÂU TRẢ LỜI KHÔNG HẲN ĐẾN TỪ SỨC ÉP XÃ HỘI

Chúng ta hay làm theo số đông, tuy nhiên nguyên nhân có thể đến

BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Bất bình đẳng kinh tế có những tác động tiêu cực đến tâm lý.