Chuỗi bài về ABA: Phần 2 – Học về ABC và Thu thập dữ liệu

Mô hình ABC

Chúng ta tìm hiểu về mô hình ABC trong Phân tích hành vi ứng dụng (ABA) bắt đầu với “Mọi hành vi đều chứa ba phần.”

Đầu tiên là tiền đề (A), là những gì xảy ra ngay trước khi hành vi xảy ra. Ví dụ như trường hợp của Johnny, tiền đề là việc yêu cầu trẻ treo áo khoác lên.

Hành vi (B) là những gì xảy ra sau khi tiền đề đã xảy ra. Bạn yêu cầu Johnny treo áo khoác lên (A) và trẻ nằm lăn xuống sàn và ăn vạ (flails around) (B).

Hệ quả (C) của hành vi đó là bạn time-out trẻ (Phạt úp mặt vào tường, ngồi một góc…) và tự treo áo khoác lên.

(C) là có thể định hình cách Johnny sẽ phản ứng với các tiền đề tương tự trong tương lai và trong ví dụ này, rõ ràng là Johnny đang nổi cơn thịnh nộ vì bé không muốn treo áo khoác lên, và sự hỗ trợ giúp đỡ của bạn đã mang lại cho bé điều bé muốn là không cần phải treo áo khoác lên.


Tất cả các hành vi đều có thể được chia nhỏ thành A, B và C. Hành vi không phải là một nghệ thuật. Đó là một môn khoa học có tên là Phân tích hành vi ứng dụng, được định nghĩa bởi Cooper, Heron và Heward (1987). Hành vi là ngành khoa học mà các bước (procedures) đều bắt nguồn từ các nguyên tắc của hành vi được áp dụng có hệ thống để cải thiện hành vi có ý nghĩa về mặt xã hội.

Tuy nhiên bạn không cần biết quá nhiều về ABA để thực hiện các chiến lược xử lý những hành vi tiêu cực của con bạn và giúp con bạn đủ bình tĩnh để bắt đầu việc học tập có ý nghĩa.

Nói một cách ngắn gọn hơn, ABA là khoa học về thay đổi hành vi.

Mọi người đều sử dụng ngẫu nhiên mô hình ABC hàng ngày.

Nếu tôi nói, “Xin chào, con tên gì?” và cậu bé trả lời, “Con tên là Matthew” và sau đó tôi nói, “Rất vui được gặp con, Matthew, ” đó là một bộ 3 thành phần (mô hình ABC).
Câu hỏi của tôi là tiền đề, câu trả lời của Matthew là hành vi, và lời khen của tôi rằng thật vui khi được gặp cậu bé là hệ quả.


Tiền đề luôn là điều ngay trước hành vi. Hành vi có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Hệ quả cũng có thể tích cực hoặc tiêu cực.

Một bộ ba tích cực là yêu cầu một đứa trẻ sờ mũi (A), trẻ sờ mũi (B), trẻ nhận một miếng bánh quy (C).
Một ví dụ tiêu cực sẽ là, bạn nói, “Làm bài nào” (A), đứa trẻ ngã xuống sàn và la hét (B), và phụ huynh rút lại yêu cầu và nói, “Oh con không thích hả, vậy thôi” (C).

Hậu quả là nhiệm vụ bị rút lại.

Trong ví dụ đầu tiên, chúng ta thấy rằng trẻ có khả năng làm theo chỉ dẫn ở lần sau vì chúng thích bánh quy. Tuy nhiên, trong ví dụ thứ hai, chúng ta thấy rằng đứa trẻ có thể học được điều đó bằng cách chỉ cần ngã lăn ra mặt đất hoặc la hét là yêu cầu đã được rút lại. Đó là cách các hành vi tiêu cực gia tăng.

Thu thập dữ liệu

Trước khi làm bất cứ điều gì, bạn cần thu thập dữ liệu về hành vi của trẻ.
Trước tiên, hãy chọn một hoặc hai hành vi mà bạn nghĩ cần can thiệp, chẳng hạn như la hét, cắn hoặc đá. Bạn sẽ cần đếm xem mỗi giờ hoặc mỗi ngày con bạn thực hiện một hành vi cụ thể bao nhiêu lần để biết ta cần bắt đầu từ đâu. Ngoài việc có được một tỷ lệ ban đầu (baseline rate), bạn cũng sẽ cần xác định các chức năng của hành vi.

Để thử xác định chức năng, hãy lấy một tờ giấy rời và vẽ sáu cột (xem Bảng 2.1). Ở phía bên trái trong cột đầu tiên, bạn ghi lại ngày và giờ của mỗi hành vi không phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi tần suất hành vi đang xảy ra và khoảng thời gian nhất định trong ngày có thể xảy ra hành vi.

Trong cột thứ hai, bạn viết địa điểm hoặc hoạt động, chẳng hạn như “Học tập”, “Sân chơi” hoặc “Xem TV”. Cột tiếp theo dành cho tiền đề; câu lệnh hoặc hoạt động xảy ra ngay trước hành vi. Câu lệnh ví dụ như “Con treo áo khoác lên đi” hoặc đơn giản là “Tắt TV đi con” có thể là một tiền đề.

Cột thứ tư dành cho hành vi. Bạn sẽ cần ghi lại thật cụ thể để đánh giá tiến độ. Đừng viết một cái gì đó chung chung như là “cơn giận dữ”, viết rằng đứa trẻ cắn, sắp cắn hoặc ngã lăn xuống đất. Có thể là hành vi tổng hợp của đá, khóc và la hét, nhưng điều quan trọng là bạn phải ghi cụ thể trong cột này.

Ví dụ: nếu con bạn đá, bạn sẽ cần theo dõi cách trẻ đá và định nghĩa cú đá như thế nào. Không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ là cách bạn chọn để mô tả một sự kiện. Nếu bạn định nghĩa một cú đá như một lực đẩy về phía trước bằng chân của bé để tiếp xúc với một đối tượng, thì khi trẻ thực hiện, bạn ghi nhận đó là 1 hành vi đá.

Bảng 2.1: Ví dụ ABC
Ngày/GiờNơi chốn/Hoạt độngTiền đề (A)Hành vi (B)Hậu quả (C)Chức năng?
9/14, 9:15 a.m.Cửa hàng tạp hóa/Lối thanh toánNhìn thấy kẹo và muốn lấy nóLa hét/ngã lăn xuống sànĐưa kẹo cho béSự chú ý/Nhận được đồ vật
9/15, 5.00 p.m.Thời điểm ăn tốiĐược gọi đến bàn ăn với gia đìnhLa lên “Không”Để bé ăn trong phòng gia đình một mìnhTránh né
9/15, 8.00 p.m.Thời điểm tắm“Đến lúc tắm rồi con ơi”“Không” và ngã lăn ra sànBế bé lên và đưa vào bồn tắmTránh né
9/15, 9.00 p.m.Thời điểm trên giườngMột mình trong 10 phút để tự ngủĐạp chân chống vào tườngBỏ mặc bé và bé tự rơi vào giấc ngủKích thích cảm giác

Bạn sẽ cần phải có định nghĩa cho các hành vi mà bạn đang đo đếm.

Khi la hét, bạn cần quyết định xem thời lượng và âm lượng của tiếng la hét mà bạn đo đếm và ghi lại. Bạn có thể quyết định ghi lại tất cả những tiếng la hét kéo dài hơn ba giây hoặc bạn có thể quyết định chỉ ghi lại những tiếng la hét nếu chúng được kết hợp với việc ngã lăn xuống đất. Bạn biết các hành vi của con mình và những gì bạn cảm thấy rắc rối nhất, vì vậy hãy bắt đầu với chúng.

Và sau đó, đối với cột thứ năm, hãy viết những gì bạn đã làm hoặc hệ quả ngay lập tức theo sau hành vi không phù hợp;. Bạn đã bỏ đi?Time-out trẻ? Nói với bé là “Không được khóc?” Bạn có duy trì yêu cầu đó không? Hay bạn đã bắt buộc bé phải lấy áo khoác?

Đây là tất cả các ví dụ về những gì có thể xuất hiện trong cột C. Viết ra những gì bạn đã thực sự làm, ngay cả khi bạn biết đó là sự can thiệp sai lầm.
Điều này sẽ giúp bạn tìm ra chức năng hoặc các chức năng của các hành vi của con bạn có thể được liệt kê trong cột cuối cùng.

Tài liệu tham khảo

Trích dẫn trên dựa trên sách “The Verbal Behavior Approach How to Teach Children with Autism and Related Disorders” của tác giả Mary Lynch Barbera và Tracy Rasmussen

Để được hỗ trợ can thiệp cho trẻ có các rối loạn phát triển xin vui lòng liên hệ trước để đặt hẹn qua các phương thức sau:

📧 Email: info@demo8.thuythu.com
☎ Điện thoại: 0866.045.088
💻 Website: www.psychub.vn/dat-hen

Từ khóa:
Có thể bạn quan tâm

KỸ THUẬT “PROMPT” TRONG HUẤN LUYỆN KỸ NĂNG

Prompt là một kỹ kỹ thuật được được sử dụng khá phổ biến trong

6 CÁCH GIÚP CON CỦA BẠN NÓI RÕ RÀNG

Bí quyết hữu hiệu để trẻ nói rõ ràng là gì? Đó là để

GIÃN CÁCH XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ VÀ VAI TRÒ CỦA BA MẸ?

Việc đeo khẩu trang trong suốt mùa dịch cũng khiến chúng ta nhận ra

Chuỗi bài về ABA: Phần 1 – Giới thiệu về hành vi

Nếu con bạn đang la hét hoặc cắn nhưng bé có ít hoặc không