GIÃN CÁCH XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ VÀ VAI TRÒ CỦA BA MẸ?
Dịch bệnh khiến trẻ em phải ở nhà, không thể đến trường, không được đi chơi cũng như tiếp xúc nhiều với bạn bè và mọi người xung quanh. Điều này dẫn đến sự tương tác của trẻ với giáo viên, bạn bè và gia đình ít hơn nhiều so với bình thường. Một trong những câu hỏi lớn được đặt ra là “Điều này sẽ thay đổi cách trẻ học nói như thế nào?”. Giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến cách trẻ hình thành kỹ năng nói và kỹ năng ngôn ngữ (những kỹ năng rất quan trọng đối với sự phát triển học tập và xã hội của trẻ) không? Và nếu ngôn ngữ của trẻ em bị kìm hãm, thì cha mẹ có thể làm gì để hỗ trợ?
Một cuộc khảo sát gần đây đối với các trường học và phụ huynh, được thực hiện bởi “the Education Endowment Foundation”, đã phát hiện ra rằng những trẻ bắt đầu đi học vào mùa thu năm 2020 cần được hỗ trợ nhiều hơn những trẻ đi học ở những năm trước.
Các phát hiện cho thấy rằng lĩnh vực quan tâm nhất là giao tiếp và phát triển ngôn ngữ (96% trường học cho biết họ “rất quan tâm” hoặc “khá quan tâm”). Xếp sau là sự phát triển cá nhân, xã hội và tình cảm (91%) và khả năng đọc viết (89%), những kỹ năng phụ thuộc nhiều vào sự phát triển khả năng nói, ngôn ngữ và giao tiếp mạnh mẽ.
Tác động của giãn cách xã hội
Các bậc cha mẹ luôn cố gắng hết sức để giữ cho con cái của họ được an toàn và khỏe mạnh. Có ít hoạt động dành cho họ khi ở nhà và những hạn chế trong việc gặp gỡ những người khác đã là một thách thức đối với nhiều gia đình.
Điều này đã làm giảm khả năng tiếp xúc với từ vựng mới của trẻ – những từ mà chúng ta thường sử dụng khi đến thăm ông bà, họ hàng, hàng xóm hay bạn bè. Lượng từ vựng rất quan trọng vì chúng ta biết rằng lượng từ vựng của trẻ ở độ tuổi lên 2 có thể dự trước đoán kết quả học tập của trẻ khi váo lớp 1 và có thể dự đoán được kết quả học tập sau này.
Tác động của việc đeo khẩu trang
Việc đeo khẩu trang trong suốt mùa dịch cũng khiến chúng ta nhận ra rằng mình phụ thuộc vào khẩu hình miệng nhiều như thế nào. Việc không thể nhìn thấy môi cử động trong khi nói, kết hợp với hiệu ứng giảm âm mà việc đeo khẩu trang gây ra đối với âm thanh tạo ra, đã khiến chúng ta khó hiểu người khác đang nói gì. Đây là một vấn đề đáng được quan tâm đối với nhiều trẻ em có vấn đề về tai (ví dụ: viêm tai giữa – “glue ear”), có thể dẫn đến mất thính lực tạm thời ở giai đoạn 0 – 9 tuổi.
Ở trường học và mầm non, trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các âm tương tự, chẳng hạn như “l” và “n”, khi giáo viên của chúng đeo khẩu trang. Điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ hoặc nhận thức âm vị (khả năng chia nhỏ các từ thành âm thanh giọng nói để hỗ trợ việc đọc và tiếp thu chính tả sớm) của trẻ.
Khẩu trang cũng che khuất “biểu cảm khuôn mặt” – giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa đằng sau những từ chúng ta nghe. Khi không thể nhìn thấy biểu cảm khuôn mặt, không chỉ tăng khả năng hiểu lầm (và hiểu sai) mà còn có thể có tác động đến sự phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc của trẻ.
Tiếp cận trị liệu
Giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến các cơ hội thúc đẩy phát triển ngôn ngữ và giọng nói cho hầu hết tất cả trẻ em, trong số đó, những trẻ vốn đã có nhiều nguy cơ nhất lại càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Chiếm phần đông trong số này sẽ là những trẻ cần được trị liệu về giọng nói và ngôn ngữ.
Một báo cáo của the Royal College of Speech and Language Therapists cho thấy 62% trẻ em cần trị liệu về giọng nói và ngôn ngữ (từ một cuộc khảo sát trên 400 phụ huynh) không nhận được gì trong lần giãn cách xã hội đầu tiên. Nếu có thể, các dịch vụ đã được cung cấp từ xa. Tuy nhiên, cuộc khảo sát tương tự cho thấy 19% trẻ em không thích trị liệu âm ngữ và ngôn ngữ qua video, trong khi 12% không thể hợp tác với hình thức trị liệu này.
Trẻ em sinh ra bị hở hàm ếch là một trong số nhóm có nguy cơ cao gặp các vấn đề về phát triển giọng nói. Để điều tra tác động của đợt bùng phát dịch đầu tiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bristol đã hỏi cha mẹ của những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi tình trạng này về mức độ hiệu quả của việc cung cấp trị liệu giọng nói và ngôn ngữ từ xa.
Trong số 212 câu trả lời, 26% cho biết nó rất hiệu quả trong khi số còn lại cho biết nó có phần nào hiệu quả (67%) hoặc hoàn toàn không hiệu quả (8%). Một số phụ huynh cho biết họ cảm thấy các buổi trị liệu qua video “có còn hơn không”.
Có thể làm gì để giúp đỡ trẻ?
Có một số điều mà cha mẹ có thể làm để hỗ trợ con học nói. Đầu tiên, hãy nói chuyện với bé về bất cứ điều gì chúng tỏ ra thích thú. Sử dụng những câu đơn giản và khiến giọng nói của bạn trở nên thú vị bằng cách sử dụng nhiều ngữ điệu và biểu cảm trên khuôn mặt. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thích và
cần lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy nếu con bạn đang nhìn vào một chiếc xe buýt thì hãy nói thật nhiều về chiếc xe buýt, mô tả nó trông như thế nào, nói về cách nó di chuyển và nói đi nói lại từ “xe buýt”.
Các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng đối với những trẻ lớn hơn. Nói chuyện với trẻ về những điều mà chúng quan tâm. Phản hồi lại những gì con bạn nói và làm để chúng bắt đầu liên kết các từ và câu với ý nghĩa. Khi các hạn chế/lệnh cấm được nới lỏng, hãy tìm cơ hội để phát triển vốn từ vựng của con bạn bằng cách đến thăm các địa điểm như thư viện, vườn thú, công viên, cũng như gặp gỡ bạn bè và gia đình.
Hầu hết trẻ em sẽ trả lời nhanh chóng. Nhưng đối với những trẻ vẫn còn đang gặp khó khăn, hãy nói chuyện với bác sĩ, giáo viên hoặc một nhà trị liệu âm ngữ và ngôn ngữ sẽ giúp xác định xem có cần hỗ trợ thêm hay không.
Nguồn: theconversation.com
Để được hỗ trợ can thiệp cho trẻ có các rối loạn phát triển xin vui lòng liên hệ trước để đặt hẹn qua các phương thức sau:
📧 Email: info@demo8.thuythu.com
☎ Điện thoại: 0866.045.088
💻 Website: www.psychub.vn/dat-hen