TRẺ HỌC TẬP QUA BIỂU CẢM NHƯ THẾ NÀO?

Gương mặt và biểu cảm có khả năng tác động rất lớn lên con người. Nếu gương mặt thân thiện khiến chúng ta cảm thấy ấm áp và vui vẻ thì ngược lại, gương mặt thù địch dẫn đến sợ hãi và tức giận.

Vậy khi còn nhỏ, chúng ta học cách nhận biết gương mặt và biểu cảm ra sao? Và các bậc cha mẹ sẽ rút ra được bài học gì khi biết được các tín hiệu qua nét mặt của mình hàm chứa một lượng thông tin rất lớn đối với trẻ?

Với tư cách là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sự phát triển cảm xúc, tác giả bài viết đã có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu cách thức trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhận biết gương mặt và biểu cảm qua nét mặt. Trẻ sơ sinh cho thấy có khả năng đặc biệt trong việc nhận biết các gương mặt khác nhau của người mẹ chỉ vài tiếng sau khi sinh.

Tầm quan trọng của gương mặt với trẻ nhỏ

Nhiều thập kỷ nghiên cứu trong nhiều phòng thực nghiệm khác nhau cho thấy gương mặt vốn đã có vai trò rất đặc biệt với trẻ sơ sinh từ ngay khi trẻ ra đời.

Để chỉ ra điều này, các nhà nghiên cứu cho trẻ mới sinh được chín phút nhìn vào hai bảng hình, một hình gương mặt bình thường và một hình với gương mặt nhăn nhó. Sau đó các nhà nghiên cứu di chuyển các tấm bảng trên ngang đường tầm mắt. Họ nhận thấy rằng trẻ sơ sinh nhìn theo tấm hình gương mặt bình thường lâu hơn hình gương mặt nhan nhó.

Vài tiếng đồng hồ sau, trẻ sinh tiếp tục có khả năng phân biệt dược gương mặt của mẹ và người lạ. Các bé sẽ nhìn vào các tấm hình có gương mặt của mẹ lâu hơn hình khuôn mặt các phụ nữ khác.

Và chỉ trong vòng vài ngày kế tiếp, các bé sẽ học cách phân biệt các biểu lộ cảm xúc khác nhau trên gương mặt như vui, buồn và ngạc nhiên.

Vài tháng sau đó, gương mặt sẽ trở thành kích thích ưa thích nơi trẻ, các em sẽ học biết nhiều hơn và trở nên thành thục hơn trong việc nhận diện gương mặt của người thân.

Những phản ứng với biểu cảm trên sẽ tiếp tục phát triển khi trẻ lớn lên. Vào lúc 5 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu học cách nối hình ảnh biểu cảm gương mặt với cung giọng phù hợp. Đến 5 tuổi, trẻ sẽ có khả năng nhận biết và gọi tên biểu cảm gần bằng khả năng của người lớn.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được lý do vì sao trẻ học biết về gương mặt nhanh như vậy. Một số cho rằng trẻ nhỏ có đặc điểm sinh học giúp nhận diện khuôn mặt ngay từ khi sinh ra. Một số khác cho rằng chính khối lượng lớn kinh nghiệm với các gương mặt mà mà trẻ có đã giúp thúc đảy tốc độ học tập của trẻ.

Một số lại lý giải bằng cách trung hoà hai tiếp cận trên, họ chỉ ra rằng trẻ sơ sinh không bị thu hút đặc biệt bởi gương mặt mà thay vào đó chỉ là thích nhìn các hình ảnh có phần trên lớn hơn các phần còn lại. Điều này khiến các gương mặt trở nên có sức hút với trẻ ngay từ khi còn nhỏ, chỉ sau khi trẻ có nhiều kinh nghiệm nhìn các gương mặt khác nhau, các em mới thất sự bị các gương mặt “thật” thu hút.

Học tập qua gương mặt trước các tình huống mới

Khả năng nhận biết biểu cảm trở nên công cụ học tập rất quan trọng lúc trẻ từ 6 -12 tháng.

Khoảng 12 tháng tuổi, trẻ sẽ biết mình có thể sử dụng thông tin từ gương mặt của người khác để hình dung cách trẻ phản ứng với các tình huống mới – đặc biệt với gương mặt của người mẹ.

Ví du, khi lần đầu học bò hay học đi, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với những chướng ngại nguy hiểm, lúc đó các em sẽ nhìn biểu cảm trên gương mặt của mẹ để tìm kiếm sự hỗ trợ. Trẻ chỉ thử vượt qua khi người mẹ mỉm cười khích lệ, nếu mẹ không đồng ý thì các em sẽ làm điều ngược lại.

Tương tự, trẻ sẽ tránh một số món đồ chơi nếu người mẹ biểu hiện gương mặt sợ hãi. Tuy nhiên, các em sẽ vui vẻ lại gần món đồ chơi nếu mẹ mỉm cười.

Hạn chế lựa chọn

Khả năng nhận diện gương mặt và biểu cảm này có giá trị rất lớn với trẻ. Tuy nhiên, điều này cũng khiến trẻ phát triển thái độ đồng thời làm mất khả năng nhận diện với một số khuôn mặt.

Ví dụ, một thời gian ngắn sau khi ra đời, trẻ sẽ có xu hướng nhìn vào các gương mặt được người lớn đánh giá là “hấp dẫn” nhiều hơn các khuôn mặt “không hấp dẫn”.

Thậm chí trẻ một tuổi còn có khác biệt trong hành vi với những người có gương mặt hấp dẫn, các em sẽ cười và chơi với những ngừơi hấp dẫn nhiều hơn người không hấp dẫn.

Chưa hết ngạc nhiên, trẻ còn thích các gương mặt cùng chủng tộc với mình hơn những chủng tộc khác vào lúc 3 tháng tuổi và bắt đầu gặp khó khăn trong việc phân biệt các gương mặt khác nhau thuộc chủng tộc khác vào lúc 9 tháng.

Các nhà nghiên cứu gọi hiện tượng này là “hạn chế tri giác”: bộ não của trẻ sơ sinh sẽ đủ linh hoạt để phân biệt sự khác nhau giữa các khuôn mặt (kể cả với các chủng tộc khác) ngay sau khi sinh.

Nhưng khi trở nên thông thạo hơn trong việc nhận diện các khuôn mặt quen thuộc, trẻ sẽ mất khả năng phân biệt các gương mặt khác lạ so với những gương mặt trẻ thân quen nhất. Nói cách khác, trẻ sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc quyết định liệu 2 gương mặt thuộc chủng tộc khác là của cùng một người hay của hai ngừoi khác nhau.

Bạn muốn thể hiện gương mặt nào?

Tin vui là việc tiếp xúc mỗi ngày với những ngừoi thuộc các chủng tộc khác có thể giúp xoá bỏ hiệu ứng này.

Ví dụ, nếu trẻ sống trong một khu xóm có nhiều chủng tộc cùng sinh sống, trẻ sẽ vẫn giữ được khả năng phân biệt các gương mặt. Tương tự, nếu trẻ tiếp xúc mỗi ngày với hình ảnh của những ngừoi thuộc các chủng tộc khác, trẻ vẫn giữ được khả năng trên.

Hệ quả của hiện tượng “hạn chế tri giác” này vẫn có thể được đảo ngược thậm chí sau khi trẻ đã sáu tahngs tuổi.

Vì thế giới của trẻ chứa đầy những sự mơ hồ nên gương mặt của những ngừoi thân quen sẽ là nguồn thông tin quan trọng để trẻ nhận biết điều gì là nguy hiểm và điều gì là an toàn; điều gì đem đến niềm vui và điều gì đem lại sự sợ hãi.

Trẻ nhỏ là chuyên gia trong việc nhận diện và học tập biểu cảm gương mặt. Vì thế, gương mặt nào bạn muốn thể hiện khi có trẻ ở gần mình là một câu hỏi thật sự cần được suy xét kỹ lưỡng.

Link: http://www.psypost.org/2016/01/heres-how-infants-learn-from-facial-expressions-40577

Có thể bạn quan tâm

25 NGUYÊN TẮC GIÚP ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC VÀ THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP

Với mong muốn ứng dụng khoa học trong học tập, 3 nhà tâm lý

NGƯỜI LỚN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ HIỂU VỀ CÁI CHẾT?

Xã hội chúng ta có nỗi ám sợ về cái chết, đặc điểm này

LÀM CÁCH NÀO THAY ĐỔI KÝ ỨC GIÚP ĐIỀU TRỊ NHỮNG SUY NGHĨ TIÊU CỰC KHÔNG MONG MUỐN?

Tái củng cố trí nhớ có thể là một trong những hiện tượng thú

BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÂM LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Bất bình đẳng kinh tế có những tác động tiêu cực đến tâm lý.

LÀM SAO ĐỂ KHOA HỌC TRỞ NÊN “DỄ TIÊU HOÁ”?

Làm sao để ứng dụng kiến thức tâm lý?

HỌC THUYẾT PHÁT TRIỂN CỦA LEV VYGOTSKY (PHẦN 2) – HAI NGUYÊN TẮC CĂN BẢN: MKO VÀ ZPD

Để hiểu được những học thuyết của Vygotsky về sự phát triển nhận thức,