NGHIÊN CỨU CHO THẤY ADHD VÀ SANG CHẤN ĐI ĐÔI VỚI NHAU

Image result for adhd

ADHD và sang chấn

AMERICAN ACADEMY OF PEDIATRICS

Khi trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung vào nhiệm vụ, giữ trật tự, kiểm soát hành vi và ngồi yên một chỗ, chúng có thể được lượng giá là gặp phải rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD – cần có them đầy đủ các tiếu chí chẩn đoán khác). Tuy nhiên,theo một nghiên cứu được trình bày ngày 6/5 tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Học Thuật Nhi khoa tại Vancouver, Canada, các nhà lâm sàng không nên dừng lại tại đó.

Những nhà nghiên cứu tìm ra rằng nhiều trẻ có ADHD cũng đối mặt đồng thời với những thách thức khác như nghèo đói, ly dị, bạo lực tại khu vực và các thành viên trong gia đình lạm dụng chất.

“Những nghiên cứu của chúng tôi cho rằng trẻ với ADHD trải nghiệm sang chấn với một tần suất cao hơn có ý nghĩa so với những trẽ không có ADHD”, theo tác giả chủ nhiệm Nicole M. Brown, MD, MPH, MHS, FAAP. “Nhà chuyên môn có thể tập trung vào ADHD như chẩn đoán chính và bỏ qua khả năng hiện diện của sang chấn quá khứ, điều có thể gây tác động lên điều trị”.

TS. Brown và đồng nghiệp xử lý số liệu từ Bảng Khảo sát Quốc gia Sức khỏe Trẻ em 2011. Họ xác định 65680 trẻ từ 6-17 tuổi thông qua việc cha mẹ trả lời các câu hỏi liên quan đến chẩn đoán, mức độ và sử dụng thuốc ADHD cùng với 9 trải nghiệm không vui thời thơ ấu bao gồm: nghèo đói, li dị, người thân/ người giám hộ qua đời, bạo lực gia đình, bạo lực khu vực, lạm dụng chất, bị giam giữ, bệnh lý tâm thần trong gia đình và kì thị.

Khoảng 12% trẻ trong số đó được chẩn đoán ADHD. Cha mẹ các em ghi nhận tỉ lệ những sự kiện đau buồn trên cao hơn so với những phụ huynh có con không có ADHD.

Cha mẹ các trẻ có ADHD cũng đưa ra số lượng những trải nghiệm đau buồn thời thơ ấu cao hơn so với trẻ không có ADHD; 17% trẻ có ADHD trải qua hơn 4 sự kiện đau buồn so với 6% của nhóm còn lại.
Trẻ đối mặt với 4 trải nghiệm đau buồn hay nhiều hơn cũng có khả năng sử dụng thuốc ADHD nhiều hơn 3 lần so với trẻ có 3 sự kiện sang chấn hay ít hơn. Trẻ có trên 4 sự kiện đau buồn cũng thường bị cha mẹ đánh giá mức độ ADHD từ trung bình đến nặng nhiều hơn so với trẻ có 3 hay thấp hơn số sự kiện sang chấn.

“Hiểu biết về tỉ lệ hay loại sang chấn ở trẻ được chẩn đoán ADHD có thể giúp định hướng cho những nỗ lực giải quyết sang chấn ở các trẻ này, đồng thời nâng cao khả năng quản lý và độ chính xác trong chẩn đoán, sàng lọc ADHD.”

Theo TS Brown, phó giáo sư Nhi khoa, Đơn vị Nhi khoa Tổng quát, Bệnh viện Nhi Montefiore, trường Y Khoa Albert Einstein, New York.

TS Brown kết luận,

“Các nhà chuyên môn Nhi khoa cần cân nhắc việc sàng lọc những trải nghiệm đau buồn thơ ấu ở trẻ có nghi vấn và/ với những trẻ được chẩn đoán ADHD, đồng thời xây dựng những kế hoạch can thiệp/ điều trị dựa trên bằng chứng cho những trẻ được sàng lọc có sang chấn thời thơ ấu”.


Link nguồn:
http://www.psypost.org/2014/05/study-finds-adhd-and-trauma-often-go-hand-in-hand-25083

Dịch: Saigon Psychub – Hành Lang Tâm Lý

Có thể bạn quan tâm

BỨC THƯ CỦA TS. ROBERT STERNBERG: GỬI TÔI, NHÀ TÂM LÝ TƯƠNG LAI

Nếu tôi có thể gửi một lá thư  cho tôi lúc 16 tuổi, tôi

NGƯỜI ĂN TRỘM ĐÁ CUỘI

Cứ sau mỗi buổi trị liệu, khi ra về trên con đường lát đá

KHÓ KHĂN TINH THẦN CỦA TÔI CÓ THỂ ĐƯỢC CHỮA KHỎI HOÀN TOÀN KHÔNG?

John đang gặp nhà tâm lý lần đầu tiên. Anh ấy đã có tâm

AI RỒI CŨNG CHẾT, CHÚNG TA TỐT NHẤT NÊN HỌC CÁCH CHẤP NHẬN ĐIỀU NÀY!

Cái chết là một điều gì đó chúng ta cần học cách chấp nhận.

TRỊ LIỆU TIẾP XÚC CÓ THỂ GIÚP ĐIỀU TRỊ CHO THÂN CHỦ VỚI KHỔ ĐAU KÉO DÀI

Đối với những thân chủ phải đối mặt với sự kiện người thân qua