5 ĐIỀU KHIẾN BẠN HỐI TIẾC NHẤT VỀ SỰ NGHIỆP CỦA MÌNH
Bài viết là ý kiến cá nhân dựa của tác giả Daniel Gulati dựa trên nghiên cứu trường hợp qua 30 đối tượng cùng số liệu từ các nghiên cứu khác.
Bạn tiếc nuối điều gì nhất trong suốt sự nghiệp của mình?
Đây là câu hỏi mở đầu phần hỏi đáp từ một thính giả đã rất chăm chú lắng nghe bài nói chuyện của tôi về kinh doanh và cải tiến tại ĐH Thiết kế Parsons. Tôi nhanh chóng trả lời, hi vọng rằng các câu hỏi sau sẽ đi vào chủ đề chính của buổi nói chuyện. Tuy vậy, xét trên số lượng những câu hỏi kế tiếp cùng khối lượng email sau đó gửi về cho tôi, có vẻ như đề tài về việc hối tiếc trong sự nghiệp giành được sự quan tâm từ rất nhiều người.
Kể từ buổi chiều hôm đó, tôi đã theo đuổi nhiệm vụ trả lời một cách có hệ thống cho câu hỏi tuy khá kì lạ nhưng rất xác đáng rằng chính xác chúng ta sẽ làm gì nếu có thể quay ngược lại sự nghiệp của mình. Tôi hi vọng bằng cách tìm hiểu những điều khiến người khác cảm thấy thất vọng về nghề nghiệp của mình, chúng ta có thể tối đa hóa khả năng giảm thiểu những ân hận của bản thân trong tương lai.
Với mục tiêu đó, tôi đã phỏng vấn 30 nhà chuyên môn từ 28 đến 58 tuổi và hỏi mỗi người về những điều họ hối tiếc nhất trong suốt sự nghiệp của mình cho đến hiện tại. Các thành viên trong nhóm rất đa dạng: từ giám đốc quản lý 39 tuổi của một ngân hàng đầu tư lớn, một nhiếp ảnh gia hành nghê tự do thất bại, một doanh nhân triệu phú cho tới một CEO trong danh sách Fortune 500. Sự thất vọng không chừa một ai; bất kể ngành nghề mọi người theo đuổi, vai trò họ đảm nhận, kể cả khi họ thất bại hay thành công, câu trả lời của họ thường luôn có 5 điểm thống nhất nổi bật. Có vẻ như hệ quả của những quyết định nghề nghiệp sai lầm cùng những kì vọng không được đáp ứng được tất cả các nhóm tuổi trải nghiệm ngang nhau.
Sau đây là 5 hối tiếc lớn nhất của họ:
- Tôi ước rằng mình đã không nhận công việc đó vì tiền.
Cho đến hiện giờ, hối tiếc lớn nhất đến từ những người nhận công việc lương cao nhưng rốt cuộc lại cảm thấy thất vọng về nghề nghiệp của mình.Một nghiên cứu kinh điển cho thấy lương bổng chỉ là yếu tố “duy trì”, không phải là yếu tố thúc đẩy. Tuy nhiên, điều bất ngờ chính là cảm giác vô phương trợ giúp mà cá nhân phải đối mặt. Một nhân viên ngân hàng đầu tư than thở, “Tôi ngày nào cũng nghĩ đến lúc thôi việc, nhưng tôi lại có quá nhiều cam kết.” Một tư vấn viên lại nói rằng, “Tôi muốn mình hết căng thẳng, nhưng tôi lại chẳng biết mình làm tốt được chuyện gì khác.” Như vậy có vẻ như cụm từđeo gông dát vàng chẳng hề hài hước chút nào.
- Tôi mong mình đã nghĩ việc sớm hơn.
Gần như tương đồng với nhau, tất cả những người đã bỏ công việc cũ để chạy theo đam mê của mình đều mong bản thân đã nghỉ việc sớm hơn. Những thời gian biểu liên tục trong các tập đoàn lớn, hình ảnh về truyền thông đại chúng cùng mong muốn tích lũy lợi lộc là ba lý do chính khiến 80% những người không thỏa mãn với công việc không dám nghi việc khi họ đối diện với thực tế. Một giám đốc bán hàng cho biết, “Những năm tháng đó đáng lẽ tôi phải giành cho những thứ thật sự quan trọng với mình. Bạn không bao giờ lấy lại được khoản thời gian đó.”
- Tôi ước gì mình đã tự kinh doanh riêng.
Khi tình hình tài chính của cá nhân đang có chiều hướng tích cực, nhiều người tôi khảo sát lại mong muốn mình tự kiểm soát cuộc sống của bản thân nhiều hơn. Giải pháp là gì? Trở thành ông chủ thay vì đi làm thuê cho công ty của người khác. Tuy nhiên, theo Artful Dodger, muốn thôi là chưa đủ. Một nghiên cứu mới đây cho thấy 70% nhân viên mong muốn công việc hiện tại sẽ là phương tiện để bắt đầu công việc kinh doanh riêng trong tương lai, tuy vậy chỉ có 15% cho biết họ đã chuẩn bị sẵn để tự đầu tư. Ngay cả những CEO trong danh sách Fortune 500 cũng mong muốn được tự do kinh doanh. Một người thừa nhận: “Hối tiếc lớn nhất của tôi là việc tôi chỉ là một nhà ‘muốn kinh doanh’. Tôi chưa bao giờ có khả năng tự khẳng định mình bằng cách bắt đầu từ con số không.”
- Tôi mong mình đã sử dụng thời gian khi còn đi học hiệu quả hơn.
86% sinh viên hiện tại xem việc đihọc đại học là một đầu tư xứng đáng. Điều này phản ánh sự phổ biến của đại học ngày nay: Trong cuốn Passion & Purpose, tôi cùng đồng tác giả đã nhận ra rằng 54% các bạn thuộc thế hệ hiện tại có bằng đại học, so với 36% của thế hệ trước. Tuy nhiều sinh viên đang học đại học, không ít bạn trong số đó lại muốn nhanh chóng “hi sinh” thời gian học vào những công việc sinh lời đầu tiên. Một nhà nghiên cứu sinh học nhớ lại thời đại học của mình là “vội vã một cách nực cười để kết thúc những năm tự do tuyệt vời và đầy niềm vui của cuộc đời.” Sau khi có gia đình và dính vào nhiều khoản nợ nần, rất nhiều người không thể tìm đâu ra thời gian để tiếp tục đi học lên cao hơn nhằm thay đổi sự nghiệp của mình.
- Tôi ước gì mình đã nghe theo trực giác nghề nghiệp của bản thân.
Nhiều người hối tiếc về những cơ hội nghề nghiệp, hay theo lời một nhân viên mô tả, “những thời khác bây giờ hoặc không bao giờ”. Vào năm 2005, một nhân viên ngân hàng đầu tư đã được đề nghị dẫn đầu một nhóm nhỏ làm việc tại một nước Châu Mỹ La tinh mà hiện nay đang rất phát triển, Tuy biết đây có thể là một cơ hội thăng tiến nhưng anh ta vẫn từ chối vì nghi ngại. Trớ trêu thay, người đủ can đảm để nhận trách nhiệm sau đó đã được thăng chức lên trưởng bộ phận và rồi là CEO. Nhiều lý thuyết tâm lý mới đây đã liên kết vai trò của việc nhận ra những thời điểm thay đổi quan trọng tuy khó lường nhưng đáng giá trên với việc có được những bước tiến nhảy vọt trong nghề nghiệp của nhân viên.
Thay vì đè nén, những hối tiếc này cần được đặt tại ví trí quan trọng trong ký ức của bạn. Nghiên cứu cho thấy (PDF) hối tiếc có thể là chất xúc tác mạnh mẽ cho việc thay đổi. Tâm lý gia nổi tiếng Neal Roese từng nói rằng “Nhìn chung, hối tiếc là một cảm xúc có ích”. Thậm chí nó còn có thể truyền cảm hứng cho chúng ta. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc ta cần tiếp xúc và trân trọng nỗi thất vọng, hiểu rằng mình có khả năng trải nghiệm hối tiếc một cách sâu sắc đồng thời học hỏi những mặt tích cực từ sự hối tiếc để định hình nên thành công trong tương lai của chúng ta.
Nguồn: https://hbr.org/2012/12/the-top-five-career-regrets