LÀM CÁCH NÀO THAY ĐỔI KÝ ỨC GIÚP ĐIỀU TRỊ NHỮNG SUY NGHĨ TIÊU CỰC KHÔNG MONG MUỐN?

Suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực

Các kỹ thuật mới giúp thay thế các ký ức dai dẳng và hiển hiện đang mang lại niềm hy vọng mới cho việc điều trị các suy nghĩ tiêu cực không mong muốn.

Các suy nghĩ tiêu cực không mong muốn là những nhân tố then chốt của các vấn đề như nghiện và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Các thân chủ có PTSD thường phải chứng kiến những ký ức sang chấn xuất hiện một cách xuyên, ví dụ như tai nạn giao thông hay các sự kiện bạo lực khác.

Trong các trường hợp nghiện, hành vi của thân chủ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những ký ức về việc sử dụng chất và nó thúc đẩy họ tái sử dụng trong tương lai.

Tất nhiên vẫn còn rất nhiều những trường hợp đặc trưng khác diễn ra hàng ngày khi chúng ta có những hồi tưởng về các khoảnh khắc xấu hổ hay những giai đoạn đau khổ mà ta từng trải qua.

Thế nhưng, nếu chúng ta có khả năng thay đổi ký ức về những sang chấn hay việc sử dụng chất thì sao?

Theo một bài tổng hợp nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Biological Psychiatry, chúng ta có thể thực hiện điều này bằng cách tập trung vào một phần của qua trình học tập, được gọi là tái củng cố. (Schwabe et al., 2014).

Mô hình dưới đây cho thấy một tiến trình học tập đặc trưng, khởi đi từ ký ức ban đầu – lấy ví dụ, một sự kiện sang chấn – rồi đến quá trình trích xuất và thay thế.

Tiến trình thay đổi trí nhớ

Tiến trình thay đổi trí nhớ

Tái củng cố là giai đoạn ký ức lưu trữ được nhắc lại và theo một số nghiên cứu mới, có thể được thay thế.

Trong giai đoạn này, ký ức trở nên đặc biệt mất ổn định và dễ thay đổi. Điều này dẫn đến việc trí nhớ có thể bị điều chỉnh nhiều năm sau khi hình thành.

Điều này đem lại hiệu quả cho những nhà trị liệu điều trị thân chủ có những suy nghĩ phiền toái không mong muốn. Những thân chủ này được khuyến khích nhớ lại các ký ức, tuy nhiên lúc này, nhà trị liệu sẽ thử chỉnh sửa những đáp ứng trước các ký ức trên.

Dù vậy, ký ức ban đầu thường rất mạnh mẽ nên việc biến đổi cách phản ứng cũng rất khó khăn. Thế nhưng, với những hiểu biết mới về vai trò của tái củng cố, tiến trình này có thể được thực hiện với hiệu quả cao hơn.

Nó yêu cầu kết hợp những hiểu biết về tái củng cố trên phương diện sinh học thần kinh với thực hành lâm sàng.

Nghiên cứu trên những thân chủ có PTSD cho thấy việc sử dụng một số thuốc trong giai đoạn tái củng cố có thể giúp dập tắt những suy nghĩ sang chấn.

TS. Lars Schwabe, chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết:

“Tái củng cố trí nhớ có thể là một trong những hiện tượng thú vị nhất trong khoa học thần kinh nhận thức ngày nay.

Nó cho rằng ký ức có thể được điều chỉnh vào lúc trích xuất, điều này đem lại nhiều cơ hội thay đổi những ký ức không mong muốn.”

Tóm tắt nghiên cứu: http://www.biologicalpsychiatryjournal.com/article/S0006-3223(14)00161-9/abstract

Link nguồn: http://www.spring.org.uk/2014/08/how-unwanted-negative-thoughts-could-be-treated-by-changing-memories.php

Dịch: Saigon Psychub – Hành lang Tâm lý

Có thể bạn quan tâm

CHỤP HÌNH QUÁ NHIỀU ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KÝ ỨC CỦA CHÚNG TA?

Công nghệ mới sẽ không thực hiện chức năng lưu giữ trí nhớ nếu

TRỊ LIỆU TÂM LÝ LÀ MỘT NGHỆ THUẬT

Mấy chục năm về trước, vào ngày tôi gửi bản thảo cuốn sách thứ

LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NÂNG CAO Ý CHÍ NHẰM ĐẠT ĐẾN MỤC TIÊU?

Nhiều người cho rằng họ chỉ có thể thay đổi cuộc sống khi sở

TÂM LÝ HỌC vs DÂN CHỦ: TẠI SAO CHÚNG TA LẠI BẦU CHO NHỮNG NGƯỜI KÉM THÔNG MINH?

Luôn tồn tại một số cơ chế tâm lý khiến cho một người dù

Học sinh với rối loạn tự kỷ cần những nhu cầu đặc biệt khi học hội nhập

phụ huynh của trẻ ASD lo lắng nhiều về tương tác xã hội của

NGHIÊN CỨU CHO THẤY CÁCH ĐIỀU TRỊ TỐT NHẤT CHO RỐI LOẠN LO ÂU XÃ HỘI

Rối loạn ám sợ xã hội thường được điều trị với thuốc chống trầm