TRỊ LIỆU TIẾP XÚC CÓ THỂ GIÚP ĐIỀU TRỊ CHO THÂN CHỦ VỚI KHỔ ĐAU KÉO DÀI

Image may contain: stripes

Khổ đau và mất mát

Đối với những thân chủ phải đối mặt với sự kiện người thân qua đời, trị liệu nhận thức hành vi đi kèm với trị liệu tiếp xúc (CBT/tiếp xúc) cho thấy có hiệu quả hơn một mình CBT trong việc giảm thiểu rôi loạn khổ đau kéo dài (PGD).

PGD gắn với nỗi đau đớn dai dẳng trước việc qua đời của người thân và những khổ đau cảm xúc đi kèm, khó khăn trong việc chấp nhận cái chết, cảm giác vô nghĩa, cay đắng về việc qua đời và khó khăn trong việc tham gia vào các hoạt động mới. Để chẩn đoán PGD, các triệu chứng cần kéo dài ít nhất sáu tháng. PGD khác với trầm cảm ở chỗ các thân chủ sẽ bận tâm thường trực với việc đau xót cho người đã khuất.

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 80 thân chủ có PGD đã được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của CBT/tiếp xúc (n=41) và một mình CBT (n=39). Trong 10 tuần, tất cả các thân chủ đều trải qua các buổi trị liệu nhóm về kỹ thuật CBT kéo dài 2 giờ mỗi tuần. Thân chủ cũng có bốn buổi làm việc cá nhân với trị liệu tiếp xúc (sống lại thời điểm thân chủ trải qua cái cht của người thân) hay chỉ với CBT, nơi thân chủ có thể nói tất cả những điểu gì họ mong muốn. Các kết quả được đo lường gồm có trầm cảm, đánh giá và chức năng nhận thức trong sáu tháng theo dõi tiếp theo.

Các kết quả phân tích cho thấy CBT/tiếp xúc có hiệu quả giảm thiểu PGD tốt hơn một mình CBT: trầm cảm, các lượng giá tiêu cực và khiếm khuyết chức năng đều giảm nhiều hơn đáng kể trong quá trình theo dõi. So với các thân chủ trong nhóm làm việc với CBT, có ít các trường hợp thân chủ trong nhóm còn lại cho thấy đáp ứng đủ các tiêu chí bị PGD trong giai đoạn theo dõi (14,8% so với 37,9%).

 “Bài học quý giá nhất từ nghiên cứu này là việc các thân chủ PGD có thể thu được lợi ích cao nhất nếu những cảm xúc liên hệ đến ký ức về cái chết và di chứng của mất mát được đánh giá kỹ càng… Mặc dù việc đối mặt với những hồi ức này có thể khiến thân chủ phiền muộn nhưng cách tiếp cận này lại không dẫn đến những phản ứng tiêu cực. Trong bối cảnh nhiều cách can thiệp với những thân chủ đau buồn thiếu các bằng chứng thực tế, thách thức đặt ra là làm sao để thúc đẩy việc đào tạo các nhà lâm sàng trở nên tốt hơn thông qua can thiệp dựa trên bằng chứng nhằm tối ưu hóa việc thích ứng với mất mát.”

Link nguồn: http://www.psypost.org/2014/10/exposure-therapy-appears-helpful-treating-patients-prolonged-grief-28920

Dịch: Saigon Psychub – Hành lang Tâm lý

Có thể bạn quan tâm

NGƯỜI ĂN TRỘM ĐÁ CUỘI

Cứ sau mỗi buổi trị liệu, khi ra về trên con đường lát đá

LÀM SAO ĐỂ KHOA HỌC TRỞ NÊN “DỄ TIÊU HOÁ”?

Làm sao để ứng dụng kiến thức tâm lý?

DẬY SỚM ĐI HỌC LÀM GIẢM CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

Một nghiên cứu mới vừa cho thấy việc bắt đầu vào học muộn buổi

HIỆU QUẢ CỦA TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Trị liệu tâm lý có thể giúp người có rối loạn giấc ngủ với

NGƯỜI LỚN CÓ THỂ LÀM GÌ ĐỂ GIÚP TRẺ HIỂU VỀ CÁI CHẾT?

Xã hội chúng ta có nỗi ám sợ về cái chết, đặc điểm này

VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN (GETTING OVER PROCRASTI – NATION)

Các bạn muốn nghe một câu chuyện cười về sự trì hoãn không? Để