NGHIÊN CỨU CHO THẤY ROBOT ĐỒ CHƠI CÓ THỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ HỌC CÁC KỸ NĂNG MỚI

Robot đồ chơi hỗ trợ trẻ có rối loạn tự kỷ

Robot đồ chơi hỗ trợ trẻ có rối loạn tự kỷ

ĐH NAM CALIFORNIA, 28/8/2014

Một nhóm nghiên cứu từ ĐH Nam Caifornia, trường Kĩ sư Viterbi (USC Viterbi), đã công bố kết quả từ một nghiên cứu khảo sát của họ về hiệu quả trong việc sử dụng robot hình người để giúp trẻ có tự kỷ luyện tập bắt chước hành vi nhằm mục đích thúc đẩy khả năng tự chủ của các em.

Nghiên cứu thử nghiệm của công trình “Phản hồi tín hiệu tăng cấp trong Thực hành Bắt chước thông qua Robot ở Trẻ có Rối loạn Phổ Tự kỷ”  được thực hiện bởi Maja Matarić, Phó phòng Nghiên cứu và  USC Viterbi và Chủ tịch hội Chan Soon-Shiong Khoa học máy tính, khoa học thần kinh và Nhi khoa, các nghiên cứu của bà tập trung vào cách công nghệ robot có thể hỗ trợ những cá nhân có các nhu cầu đặc biệt, bao gồm các bệnh nhân Alzheimer và trẻ em với rối loạn Phổ Tự kỷ (ASD). Nhóm nghiên cứu gồm có nghiên cứu sinh Jillian Greczek, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Amin Atrash, và sinh viên khoa học máy tính Edward Kaszubski.

Mataric chia sẻ “Có nhiều nhu cầu trong chăm sóc y tế có thể được trợ giúp nhờ những cỗ máy thông minh có khả năng hỗ trợ con người ở mọi lứa tuổi, qua đó, chúng ta có thể trở nên bớt cô đơn, thực hiện được những bài tập phục hồi chức năng và học những hành vi xã hội,”

“Có rất nhiều điều ta có thể thực hiện để giúp bổ trợ cho việc chăm sóc con người cũng như  cho những kĩ thuật mới khác.”

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm chứng cách thức trẻ có ASD phản ứng với robot hình người. Những chú robot này cung cấp các tín hiệu tăng cấp, một kỹ thuật vật lý trị liệu định hình hành vi thông qua việc đưa ra những tín hiệu, hay khuyến khích, cụ thể tăng dần. Chúng giúp cá nhân học những kỹ năng mới hoặc những kỹ năng đã mất. Mataric và nhóm đã chia 12 trẻ ASD với chức năng hoạt động cao thành 2 nhóm, một thực nghiệm và một kiểm soát. Mỗi trẻ sau đó sẽ chơi một trò chơi bắt chước với robot Nao, trong đó, yêu cầu trẻ tái lập 25 tư thế cánh tay khác nhau.

Jillian Greczek cho biết “Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tín hiệu tăng cấp nhầm phát triển kỹ năng mô phỏng xã hội thông qua trò chơi bắt chước,”

“Chúng tôi hy vọng việc học kỹ năng như thế này có thể được phổ biến. Như thế, mỗi khi trẻ tự kỷ chơi cùng bạn bè, và có những bé chơi đèn xanh, đèn đỏ, trẻ cũng có thể quan sát trò chơi và nói ‘À, tôi đã nhìn ra cách chơi, tôi cũng có thể chơi với họ nữa’.”

Khi trẻ trong cả hai nhóm mô phỏng đúng tư thế, robot sẽ phát ra ánh sáng xanh nhấp nháy ở mắt, gật đầu và nói: “Tốt lắm!”. Khi trẻ trong nhóm kiểm chứng bắt chước tư thế không chính xác, robot sẽ lặp lại y chang lời yêu cầu. Tuy nhiên, với các nghiệm thể trong nhóm thực nghiệm, robot Nao sẽ đưa ra nhiều lời khuyến khích khác nhau khi trẻ mô phỏng không đúng động tác. Đầu tiên, người máy sẽ phát ra những tín hiệu bằng lời, sau đó, sẽ có những hướng dẫn chi tiết hơn và thể hiện tư thế.

Nghiên cứu cho thấy những trẻ nhận được nhiều lời động viên (phản hồi dấu hiệu tăng cấp) cho đến khi đạt được hành động đúng sẽ cải thiện và duy trì hiệu quả hoạt động, trong khi những trẻ không nhận được các tín hiệu tăng cấp sẽ thoái lui hay giữ nguyên hiện trạng. Các kết quả này cho thấy việc phản hồi đa dạng sẽ hiệu quả và ít gây khó chịu hơn cho nghiệm thể thay vì chỉ đơn thuần nhận được cùng một lời khuyến khích lặp đi lặp lại những lúc mô phòng sai tư thế. Hơn nữa, nó minh chứng rằng người máy hỗ trợ xã hội hữu dụng trong việc cung cấp những phản hồi như trên,

Dù nghiên cứu chưa thực hiện trọn vẹn mô hình tín hiệu tăng cấp nhưng các kết quả sơ khởi đem lại nhiều hứa hẹn cho việc sử dụng kỹ thuật này để cải thiện khả năng tự chủ của trẻ thông qua can thiệp sử dụng robot. Mataric hy vọng rằng trong thập niên tới, trẻ với ASD sẽ có robot riêng hỗ trợ trị liệu cho các em. Các bé sẽ được thúc đẩy qua những nhiệm vụ thường nhật, được huấn luyện thông qua tương tác với người khác và được động viên để chơi đùa cùng bè bạn.

Mataric nói, “Thành quả cuối cùng là làm sao mỗi trẻ đều có một robot cá nhân giành riêng cho việc cung cấp động lực, khen ngợi và thúc đẩy để hòa nhập tốt hơn”

Nghiên cứu thử nghiệm  này là một phần trong công tác công nghệ người máy hỗ trợ xã hội đang được thực hiện bởi Mataric ở Phòng Thí nghiệm Tương tác, một bộ phận của Trung tâm Hệ thống Người máy và Tự động USC, Phòng Thí nghiệm Robot USC và Bộ môn Khoa học Máy tính Viterbi USC. Các nghiện cứu ở Phòng Thí nghiệm Tương tác tập trung vào việc phát triển những người máy hỗ trợ xã hội thích ứng và cá nhân hóa nhằm giúp đỡ những người có nhu cầu đặc biệt trong việc kết hợp các hành vi sức khỏe và trị liệu trong đời sống thường nhật.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Máy tính Phục vụ Con người và Quỹ Khoa học Quốc gia Cơ sở vật chất Nghiên cứu CISE.

Link nguồn: http://www.psypost.org/2014/08/study-shows-robots-can-help-kids-autism-learn-new-skills-27731

Dịch: Saigon Psychub – Hành Lang Tâm Lý

Có thể bạn quan tâm

LÀM VIỆC NHÀ NHƯ THẾ NÀO SẼ GIÚP GIẢM LO ÂU?

Một nghiên cứu vừa cho thấy rửa chén bát “chánh niệm” có khả năng

TÂM TRÍ CỦA KẺ KHỦNG BỐ

Sau những vụ đánh bom liều chết ở Afghanistan, vụ nổ bom xe tại

BỨC THƯ CỦA TS. ROBERT STERNBERG: GỬI TÔI, NHÀ TÂM LÝ TƯƠNG LAI

Nếu tôi có thể gửi một lá thư  cho tôi lúc 16 tuổi, tôi

HIỆU QUẢ CỦA TRỊ LIỆU TÂM ĐỘNG VÀ TRỊ LIỆU GIA ĐÌNH VỚI RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở TRẺ

Tầm quan trọng của lòng tự tín và khả năng điều chỉnh xã hội

TẬN DỤNG LO LẮNG ĐỂ THÚC ĐẨY BẢN THÂN

Đối với một số người, môi trường áp lực cao có thể đem đến

SUY NGHĨ VỀ CÁI CHẾT KHIẾN CHÚNG TA TRÂN TRỌNG TƯƠNG LAI HƠN

Cái chết là lời nhắc nhở mạnh mẽ về sự không chắc chắn của