[BÀN TRÒN TÂM LÝ] Chủ đề FEEDBACK INFORMED TREATMENT
[BÀN TRÒN TÂM LÝ] Chủ đề FEEDBACK INFORMED TREATMENT.
Như thông lệ tối thứ 5 “bổ não – phấn chấn tinh thần” của Psychub với các buổi sinh hoạt chuyên môn (SHCM) được thực hiện bài bản và đều đặn, ngày 29/8 vừa qua @Saigon Psychub đã thực hiện chương trình Bàn tròn tâm lý (Psychub Round-table) – phiên bản mở rộng của SHCM, với chủ đề Feedback-Informed Treatment.
Buổi trao đổi đã mở ra nhiều vấn đề thú vị.
- Các nhà lâm sàng đang lấy feedback từ thân chủ như thế nào?
- Chúng ta nên làm vào lúc nào của tiến trình tham vấn?
- Có nên làm ở mỗi phiên trị liệu hay không?
- Ta nên làm ở đầu phiền hay cuối phiên?
- Ai nên là người lấy phản hồi: chính nhà trị liệu, hay quản lý ca, hay thư ký phòng tham vấn, hay giám sát lâm sàng?
Feedback-Informed Treatment là một cách tiếp cận thú vị hướng đến cải thiện chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ can thiệp tâm lý. Xây dưng một “văn hoá phản hồi”trong tham vấn trị liệu tâm lý tại Việt Nam không phải là điều đơn giản trong bối cảnh các quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ ở các trung tâm hỗ trợ tâm lý còn chưa rõ ràng và cách tiếp cận của các nhà lâm sàng cũng rất khác nhau.
Mô hình khá mới mẻ này đã khiến phần bàn luận sau đó trở nên đầy hứng thú. Buổi chia sẻ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tham dự. Các nhà chuyên môn chia sẻ thẳng thắn và cởi mở về cách bản thân mình thực hiện lấy phản hồi và nâng cao mối quan hệ trị liệu, cũng như những khó khăn mà chính họ gặp phải trong tiến trình đó.
Psychub sẽ ứng dụng mô hình này trong hoạt động tham vấn trị liệu tại Phòng tâm lý Sài Gòn (đơn vị thực hành tham vấn trị liệu tâm lý của chúng tôi) trong vòng 3 tháng tới, và sẽ sớm thông tin cho mọi người biết những đúc kết của chúng tôi trong quá trình quy chuẩn hoá các công cụ này vào quy trình tham vấn thực tế tại đây.