Panel Discussion: Ngành Tâm Lý Ở Việt Nam – Hình Dung Và Thực Tế

Buổi trò chuyện là sự hợp tác giữa Psychub cùng InPsychOut, nằm trong chuỗi sự kiện cộng đồng [HỘI THẢO TRỰC TUYẾN “CHUYỆN – SỨC KHỎE TÂM LÝ CHO MỌI NGƯỜI] vô cùng thú vị do InPsychOut tổ chức.

😎 Thông tin ĐĂNG KÝ sự kiện “Chuyện Nghề – Ngành Tâm Lý Ở Việt Nam – Hình Dung Và Thực Tế”:

– Đăng ký tham gia MIỄN PHÍ tại: https://www.eventbrite.com/…/chuyen-nghe-nganh-tam-ly-o…
– Thời gian: 9:00 – 10:30 GMT+7, Thứ Bảy ngày 11/12/2021
– Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom

NỘI DUNG

🎯 Ở sự kiện này, các nhà chuyên môn cộng tác cùng Psychub sẽ giải đáp các ngộ nhận thường gặp 😭 về ngành Tâm lý và những nhà thực hành Tâm lý ở Việt Nam.
🎯 Đối với những bạn sinh viên đang theo học ngành Tâm lý học, hay những bạn học sinh có ý định theo đuổi ngành học này, đây là cơ hội tuyệt vời để có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn và cơ hội thực tế của ngành Tâm lý học ở hiện tại và tương lai.

Nhấn theo dõi trang sự kiện để nhận nhắc hẹn từ FB: https://www.facebook.com/events/1575720899444362/


Các khách mời:

🌀 1. Anh Nguyễn Hồng Ân hiện là Giám đốc chương trình Tâm lý học tại Đại Học Hoa Sen, Việt Nam. Anh nhận bằng Thạc sĩ Khoa học về Tâm lý tại Đại học Massey – New Zealand theo chương trình New Zealand ASEAN Scholarship. Anh tập trung nghiên cứu về khái niệm an lạc (well-being) của người Việt Nam, về những ứng dụng của trị liệu tâm lý trên các nhóm dân số khác nhau và đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng tiếp cận Nhận thức – Hành vi và Hiện sinh trong trị liệu tâm lý.

🌀 2. Chị Phan Tường Yên là nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý, hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM. Chị là Giám đốc đào tạo và phát triển dự án (các dự án tâm lý xã hội và chương trình hỗ trợ tâm lý cho tổ chức – doanh nghiệp) tại Saigon Psychub. Chị cũng là một nhà đào tạo về tâm lý ứng dụng và cố vấn chuyên môn cho nhiều dự án về tâm lý – xã hội cho các tổ chức Phi chính phủ – Phi lợi nhuận trong ngoài nước.

🌀 3. Với tâm niệm nghiên cứu về trẻ thơ là để hiểu về chính mình, Nguyễn Minh Thành có gần 8 năm làm việc với trẻ em và gia đình dưới vai trò nhà thực hành và nghiên cứu. Hiện anh là Founder của Tâm lý học tích cực tại Việt Nam, Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Hoa Sen, Cố vấn chuyên môn của tổ chức HEARY – Giáo dục tích cực tại Việt Nam và đồng thời là Chuyên gia đào tạo và cố vấn cho Phụ huynh, được chứng nhận bởi tổ chức TRIPLE P International và Training Institute for Parental Burnout.

Dr. MIMI THƯƠNG – Tâm huyết mang các chương trình nuôi dạy con có bằng chứng khoa học đến cộng đồng Việt Nam

 (PV: Thuận Ánh, Biên tập: T.Yên)     .

Tháng 4 này, Psychub có chuỗi chương trình đặc biệt về trẻ em, nhân tháng nhận thức về tự kỷ. Một trong những nhà chuyên môn mới mà Psychub lần đầu hợp tác cùng lần này chính là chị Mimi Thương. Vốn dĩ chúng tôi luôn mong muốn làm thêm nhiều chương trình cho cha mẹ, nhất là cha mẹ của các bé “đặc biệt”, nên gặp được Mimi Thương đối với Psychub là một niềm vui lớn. Cuộc trò chuyện ngắn nhưng thú vị dưới đây sẽ cho các bạn hiểu thêm về Triple P (Positive Parenting Program), Stepping Stones, Bước Đệm Yêu Thương… và chúng tôi cũng hy vọng rằng bài phỏng vấn này sẽ giúp quý mẹ cha của các con hiểu thêm về hoài bão mà chúng tôi muốn làm tại Việt Nam.

➢ Dr. Mimi Thương là Tiến sĩ Tâm lý và Phát triển Nhi khoa có giấy phép hành nghề tại tiểu bang California, Hoa Kỳ (LMFT #100223). Chị tốt nghiệp Tiến sĩ Tâm lý Nhi đồng tại Cao học Fielding với số điểm tuyệt đối (GPA 4.00/4.00) và là một trong những người hiếm hoi tại Hoa Kỳ có được chứng nhận Chuyên gia Tâm lý Nhi (IFECMHS) của Học viện Sức khỏe Tâm lý Trẻ em và Gia đình tại California.

➢ Dr. Thương chuyên sâu các phương pháp đã được kiểm chứng hiệu quả lâm sàng trong việc hỗ trợ phát triển ở trẻ nhỏ và giảm căng thẳng cho cha mẹ. Chị tâm huyết mang các chương trình có bằng chứng khoa học đến cộng đồng Việt Nam trong nước và cả hải ngoại. Chị là nhà đào tạo cho 6 khoá huấn luyện của Triple P và kêu gọi thành công cho dự án dịch thuật khoá Triple P- Primary Care.

➢ Chị sáng lập Trung Tâm Beautyful Hero dành riêng cho các trẻ em dưới 7 tuổi có rối loạn phát triển và tâm lý với trụ sở tại miền Nam California và chi nhánh tại TPHCM. (www.beautyfulhero.com). Hiện tại chị đang hợp tác và đã trở thành một trong các cố vấn chuyên môn cho Psychub trong mảng tâm lý trẻ em.

—————

Các chương trình về nuôi dạy con ở Việt Nam xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây với sự đa dạng về hướng tiếp cận và phong phú về độ tuổi. Vậy tại sao chị lại chọn mang Triple P về Việt Nam vào thời điểm này?

Không chỉ tại Việt Nam mà ngay cả tại Hoa Kỳ cũng có rất nhiều chương trình về nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, Triple P là chương trình có “tiêu chuẩn vàng” và được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) xếp hạng là 1 trong 4 chương trình nuôi dạy con hiệu quả trên thế giới, dựa vào bằng chứng lâm sàng.

Khóa học 'Bước đệm yêu thương' dành cho cha mẹ có con quấy phá

Khóa học Bước đệm yêu thương, được tổ chức vào giữa tháng 4/2021

Tôi sống và làm việc tại miền Bắc California, một trong những nơi có cộng đồng người Việt đông nhất tại Hoa Kỳ. Khi làm việc với các gia đình, tôi thấy hầu hết các cha mẹ đều có những căng thẳng trong việc quản lý hành vi và cảm xúc của con. Là một người thực hành và là tập huấn viên của Triple P, tôi thử tìm kiếm các tài liệu Triple P bằng tiếng Việt và quá khan hiếm. Tôi quyết định kêu gọi sự tài trợ cho việc dịch thuật để cha mẹ Việt Nam có thể học các khoá học bằng tiếng Việt và từ đó mở ra các dự án sau này.

Triple P là chương trình có “tiêu chuẩn vàng”, được xếp hạng là 1 trong 4 chương trình nuôi dạy con hiệu quả nhất thế giới

Thật ra tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ mang chương trình về Việt Nam. Cho đến khi tôi làm luận án Tiến sĩ và gặp gỡ được nhiều nhà nghiên cứu trong cũng như ngoài nước, tôi nhận thấy sự khao khát học hỏi các thông tin bài bản, chính thống của cộng đồng. Tôi nói với Triple P Hoa Kỳ kế hoạch của tôi và nhận được sự khích lệ, ủng hộ. Sau này khi trao đổi với Psychub, Training Director Tường Yên cũng chia sẻ với tôi trải nghiệm của cô về những mong muốn học hỏi và sự loay hoay tìm nguồn đào tạo chất lượng của cộng đồng cha mẹ ở Việt Nam.

Đặc biệt với các trẻ dưới 6 tuổi, các can thiệp hành vi trong gia đình đã được kiểm chứng có tác dụng ngang hàng với thuốc. Đây cũng là một trong những lí do tôi muốn cha mẹ Việt Nam biết đến các chương trình nuôi dạy con chất lượng dựa trên khoa học hành vi.

Trong trường hợp cha mẹ có con có rối loạn phổ tự kỷ đồng thời có các biểu hiện rối loạn hành vi như tăng động, giảm chú ý, kém tập trung thì khóa học này có giúp cha mẹ giải quyết hết các khiếm khuyết cốt lõi của con mình không?

Tôi nhận được khá nhiều câu hỏi này trong những ngày qua, hy vọng tôi sẽ giúp các bạn hiểu được hơn được một chút về Triple P.

Triple P là chương trình nuôi dạy con tích cực dựa vào hơn 40 năm nghiên cứu khoa học có bằng chứng lâm sàng. Triple P đã có hơn 650 thử nghiệm (trials), các nghiên cứu và báo cáo đã được công bố trên khắp thế giới, hơn 340 bài báo đánh giá, 174 trong số đó là các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCTs) và chứng minh được hiệu quả trong việc giải quyết hành vi quấy phá ở trẻ.

Tuy nhiên điều rất quan trọng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, đối với các trẻ có rối loạn phổ tự kỷ, nguồn gốc của hành vi ở mức độ phức tạp hơn. Trẻ thường có các rối loạn về cảm giác, ngôn ngữ và khó khăn về giao tiếp xã hội. Triple P KHÔNG giải quyết các rối loạn thường gặp này ở nhóm trẻ nói trên.
Nói cách khác là hầu hết các kỹ thuật của Triple P giúp cha mẹ xây dựng quy trình lên kế hoạch ứng phó và giải quyết hành vi, chứ không hỗ trợ các khiếm khuyết cốt lõi của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Điểm mạnh nhất của Triple P là việc cung cấp cho cha mẹ những công cụ, kỹ năng và chiến lược rõ ràng, cụ thể để giải quyết các hành vi bốc đồng của trẻ, từ đó giảm thiểu sự căng thẳng của cha mẹ trong đời sống hàng ngày.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến khích can thiệp hành vi là sự lựa chọn đầu tiên cho cha mẹ trong việc quản lý các hành vi quấy phá, tăng động ở trẻ, Đặc biệt với các trẻ dưới 6 tuổi, các can thiệp hành vi trong gia đình đã được kiểm chứng có tác dụng ngang hàng với thuốc. Đây cũng là một trong những lí do tôi muốn cha mẹ Việt Nam biết đến các chương trình nuôi dạy con chất lượng dựa trên khoa học hành vi.

Ngoài ra, một số hành vi bốc đồng, tăng động kém chú ý có thể là do rối loạn xử lý cảm giác, hoặc rối loạn chấn thương tâm lý.

Ví dụ nhé, dưới đây là một hình ảnh cho sự trùng lắp của ADHD (tăng động – giảm chú ý) và PTSD (chấn thương tâm lý). Nếu chỉ nhìn vào bề nổi của hành vi và đơn thuần áp dụng Triple P, hành vi sẽ không được giải quyết tận gốc.

🌀 Cảm ơn chị vì những chia sẻ rất thú vị và bổ ích quá. Mình chưa từng nghĩ ADHD có thể có liên hệ với sang chấn tâm lý như vậy. Trở lại chuyện Bước đệm yêu thương nhé, mong đợi của chị khi mang các chương trình Triple P về Việt Nam là gì?

Là một người mẹ, tôi thấy nuôi dạy con cái là một hồng ân, và cũng là một công việc đầy thử thách. Thật ra tôi thấy học Tiến sĩ còn dễ hơn là học để dạy con đấy! (cười) Trải qua các lớp học Triple P, tôi thấy sức mạnh của việc dạy dỗ con tích cực, giúp tôi quản lý cách cư xử và cảm xúc của con, cũng như của chính mình, một cách tốt đẹp.

Tôi hy vọng tất cả các cha mẹ cho mình cơ hội được trang bị các kỹ năng thiết thực, giảm đi những căng thẳng không cần thiết trong cuộc sống, và xây dựng mối quan hệ cha mẹ – con cái vững mạnh và hạnh phúc.

Cám ơn chị về buổi trò chuyện này và chúc chị sớm đạt được những thành tựu mà mình mong muốn.

 

[CHUYỆN TÂM LÝ] Mùa 1 – Tập 2: Ở Nhà Vì Dịch Sao Sóng Gió Lạ Lùng?

“Mỗi một ngày thì đều nên thức dậy mặc đồ làm đẹp giống như mình vẫn còn đang đi làm”…
Psychub chúng mình tròn mắt thú vị khi nghe khách mời chuyên gia chia sẻ về những Bí quyết thú vị của cô để khiến đời sống “Work From Home” vốn đang khá căng thẳng tại Tây Ban Nha vẫn diễn ra suôn sẻ và khoẻ mạnh về tinh thần nhất có thể.

🚩 Series mùa 1 của Chuyện Tâm Lý có tên “Thế giới chúng ta những ngày COVID” hôm nay sẽ tiếp nối với tập 2 Ở NHÀ VÌ DỊCH SAO SÓNG GIÓ LẠ LÙNG. Để chia sẻ bài viết này đầy đủ nội dung, bạn copy đường link sau nha: https://www.facebook.com/saigonpsychub/posts/2565696047023045

🚩 Ở tập này, bạn sẽ được tìm hiểu:
✨ Ở nhà cách ly và sang chấn tâm lý có mối liên hệ gì?
✨ Có phải “làm công tác tư tưởng” cho con khi bé chuẩn bị học lại?
✨ Làm thể nào để có những ngày “tại gia” khoẻ mạnh về tinh thần (bây giờ và mai sau)?
✨ Điều gì đằng sau những xung đột, mâu thuẫn, đổ vỡ của các mối quan hệ gia đình trong thời điểm này?
✨ Bạo lực gia đình gia tăng có phải vì COVID?
✨ Điều gì nên nói và không nên nói với con trẻ trong lúc này?
✨ Cho trẻ nghe tin tức về COVID bao nhiêu là đủ?

Tất cả sẽ được giải đáp sâu sắc và dễ hiểu trong Podcast này. Điều thú vị là nếu bạn nghe nghĩ và ghi chú lại những nội dung này, bạn sẽ thấy nó hữu ích không chỉ ở “Thời Đại COVID” mà còn cực kỳ ý nghĩa trong bất kỳ thời điểm nào chúng ta cảm hấy cuộc sống gia đình quá bộn bề và khó khăn.
Bản Youtube full có minh hoạ: https://bit.ly/ChuyenTamLyNhungngayCOVID02

Tụi mình sẽ cập nhật đường link cho những bạn hay nghe qua Podcast trên ĐT để dễ lái xe hay trước khi đi ngủ dưới comment vào ngày mai nhé, vì các ứng dụng Podcast sẽ lên sau 2 Youtube 2 ngày.

🚀 Rút kinh nghiệm Tập 1, Podcast kì này đã được rút ngắn đáng kể thời lượng, nhưng nội dung và chia sẻ của chuyên gia vẫn cực hay ho và cuốn hút, dễ hiểu và ấn tượng. Như thường lệ, version youtube sẽ có thêm ghi chú trên màn hình.
🚀 Hãy cùng nghe để tìm thấy lời giải đáp cho những sóng gió đâu đó trong gia đình mình những khi “có biến” nha. Đừng quên like, subcribe và để lại comment cho Psychub nhen.

RA MẮT PODCAST “CHUYỆN TÂM LÝ” (Mùa 1) – TẬP 1: Nói gì với COVID – Làm gì với COVID?

🚀 [PODCAST] CHUYỆN TÂM LÝ (Mùa 1) lên sóng


TẬP 1 full: Nói gì với COVID – Làm gì với COVID?
🚩 Series mùa 1 của Chuyện Tâm Lý có tên “Thế giới chúng ta những ngày COVID”. Mọi người có tò mò không?

– Thế giới chúng ta sẽ thay đổi ra sao vào thời kì “Hậu COVID”?
– Bạn có thắc mắc điều gì đằng sau các hành vi tập thể như Panic Buying (cuồng mua), collective anger (tức giận tập thể)…?
– Nhìn nhận vấn đề phát tán và chia sẻ fake news dưới góc nhìn khoa học thần kinh như thế nào?
– Có cách nào để đỡ căng thẳng hơn trong thời gian nhiều xáo trộn và biến động này?
– Làm sao đối diện với đau buồn và mất mát khi không thể đến viếng hay chia buồn cùng những người ta quan tâm?

Tất cả sẽ được giải đáp sâu sắc và dễ hiểu trong Podcast này. Tụi mình sẽ nói về những vấn đề mà tất cả chúng ta phải đối diện trong dịch bệnh và những điều mà ta có thể làm để duy trì được một sức khoẻ tinh thần thật tốt.

Bật mí thêm là version youtube tụi mình có nhiều ghi chú trên màn hình cho những từ chuyên môn, tên nhân vật hay lý thuyết mà các chuyên gia nhắc đến đó. Nên các bạn khám phá nha!

🚩 Trong Tập 1 này chúng ta sẽ được gặp gỡ Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Gia Hoàng – một trong những nhà chuyên môn vô cùng “năng động” trong lĩnh vực sức khoẻ tinh thần cộng đồng của Psychub và Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Văn Dũng – trưởng khoa Y tế Công cộng Đại học Y Dược TP.HCM.
🚩 Khó có thể bỏ qua showhost của kì này: Nghiên cứu sinh, thạc sĩ Trương Nguyễn Xuân Quỳnh, người dù không hề có kinh nghiệm MC (nhưng bị Psychub dụ dỗ) đã trở thành một người dẫn chuyện không thể tốt hơn trong bàn tròn khoa học đầy hấp dẫn này.
🚩 Ở những kì sau, câu chuyện gia đình, con cái, những mâu thuẫn, xung đột và khó khăn khi phải giãn cách xã hội ở nhà nhìn mặt nhau hoài ^^, những thách thức đối với người cao tuổi trong đại dịch và câu chuyện về sức khoẻ tinh thần của nhân viên y tế & người chăm sóc sẽ lần lượt được lên sóng.

Mọi người có thể nghe bản full tại đây nhé: https://bit.ly/ChuyenTamLyNhungngayCOVID01

🚩 PODCAST hơi dài nhưng thông tin thì cực hay và bổ ích. Sự ủng hộ và yêu thương của mọi người sẽ là niềm cổ vũ lớn lao để Psychub tiếp tục dự án này. Xin cảm ơn mọi người nha!

Để chia sẻ bài viết này đầy đủ nội dung, bạn copy đường link sau nha: https://www.facebook.com/saigonpsychub/posts/2559537850972198

Giao lưu quốc tế

GIAO LƯU THANH NIÊN GIỮA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ NHẬT BẢN

Ngày 30/10 vừa qua, chuyên gia của Psychub – cô Phan Tường Yên, trong khuôn khổ chương trình ngoại giao thanh niên giữa các nước Đông Nam Á và Nhật Bản, đã có chuyến tham quan – học hỏi mô hình hỗ trợ sức khoẻ tinh thần cho trẻ vị thành niên tại B-lab & NPO Katariba (Bunkyo City, Nhật Bản). Cùng ngày, tại National Youth Center (Tokyo, Nhật Bản), cô tiếp tục tham dự hội thảo với chủ đề “Current situation of Children in Japan & Consideration towards their well-being” do Bác sĩ tâm thần Ibuki Ozawa – người sáng lập ra Tổ chức phi lợi nhuận PIECES chủ trì.

chu de cua chuong trinh

Chủ đề của chương trình giao lưu

Cả B-lab và PIECES đều được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ để phát triển mạnh hơn, cùng hướng tới các đối tượng có lòng tự tôn thấp (low-self esteem), thiếu kỹ năng đương đầu và khác biệt với bạn bè đồng lứa. Riêng PIECES là mô hình chuyên sâu, có sự hỗ trợ và đồng hành của nhiều nhà tâm lý lâm sàng để hỗ trợ các đối tượng dễ tổn thương, cũng như can thiệp cho trẻ bị sang chấn.

các thống kê

Các vấn đề xã hội với trẻ em

Cô Tường Yên cho biết: “Cơ hội giao lưu học hỏi các mô hình nâng đỡ và hướng tới phát triển “well-being” của cộng đồng người trẻ tại các nước châu Á như thế này là không dễ có. Chuyến đi giúp tôi thấy được nhiều điều và suy ngẫm thêm về những việc mà Psychub có thể tiếp tục phát triển để hỗ trợ cộng đồng trong thời gian không xa”.

cách thức làm sao để hỗ trợ

Làm sao để hỗ trợ trẻ em

Psychub chúc cho cô Tường Yên có thêm nhiều trải nghiệm bổ ích, để tiếp tục đồng hành mang những giá trị tích cực về sức khỏe tinh thần đến với cộng đồng!

  

OPEN TALK: HỖ TRỢ TRẺ CÓ RỐI LOẠN TỰ KỶ – GÓC NHÌN LIÊN NGÀNH

PSYCHUB THAM GIA VÀO OPENTALK 7 TẠI ĐẠI HỌC HOA SEN:

HỖ TRỢ TRẺ CÓ RỐI LOẠN TỰ KỶ – GÓC NHÌN LIÊN NGÀNH

Sáng Thứ 7, 19/10/2019 vừa qua, Trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức buổi Opentalk với chủ đề: Hỗ trợ trẻ có rối loạn tự kỷ – Góc nhìn liên ngành. Chương trình thu hút rất đông đảo người tham dự là các nhà chuyên môn, giáo viên, quý phụ huynh có con tự kỷ và các bạn học sinh, sinh viên có quan tâm đến chủ đề.

Đông đảo người tham dự

Chương trình thu hút được rất đông người tham dự

Opentalk lần này có sự góp mặt của 4 nhà chuyên môn ở các lĩnh vực khác nhau cùng chia sẻ để có được một bức tranh tổng quát hơn trong việc hiểu và và làm việc với trẻ gặp rối loạn phổ tự kỷ, gồm có Chị Phạm Thị Kim Tâm, Chủ tịch Mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam, thành viên sáng lập/ quản lý điều hành trường Chuyên biệt Tuổi Ngọc; Chị Hà Thị Thanh Hương – Tiến sĩ Thần kinh học tại ĐH Stanford, hiện là Giảng viên Bộ Môn Y Sinh, ĐH Quốc tế TP.HCM; Chị Bùi Hải Nguyên Chuyên viên phân tích hành vi tại Phòng Tâm lý Saigon Psychub; Chị Lê Thị Ngọc Lan Chuyên viên tâm lý tại Đơn vị Tâm lý nhi, Khoa Tâm Thể – Bệnh viện Quận Thủ Đức.

Các diễn giả trong phần trả lời câu hỏi của người tham dự

Các diễn giả trong phần trả lời câu hỏi của người tham dự

Cảm ơn Bộ môn Tâm lý học – Đại học Hoa Sen đã tổ chức một chương trình ý nghĩa, mang đến những góc nhìn mới cả trong lý thuyết lẫn thực hành và khuyến khích những hỗ trợ tích cực, liên ngành cho các trẻ với rối loạn tự kỷ và gia đình.

[BÀN TRÒN TÂM LÝ] The Fair

[BÀN TRÒN TÂM LÝ] tại The Fair
“Làm thế nào để cải thiện sức khoẻ tâm lý tại Việt Nam”

Chiều ngày 28/09 vừa qua, trong buổi triển lãm nghệ thuật về sức khỏe tâm lý THE FAIR thuộc dự án Wintercearig (Sầu đông), chuyên mục Bàn tròn tâm lý đã thu hút một lượng quan tâm không nhỏ của khán thính giả và khách tham quan tại Tòa nhà Deutsches Haus, TP.HCM.

Wintercearig (Sầu đông)

Chương trình thu hút đông đảo người tham dự

Phần thảo luận đã diễn ra sôi nổi nhưng cũng đầy sâu lắng, với sự tham gia của TS-BS chuyên khoa tâm thần Miguel de Seixas, tiến sĩ tâm lý lâm sàng Skultip Sirikantraporn, thạc sĩ sức khỏe tâm lý Nguyễn Thanh Hà, thạc sĩ tâm lý học Nguyễn Hồng Ân, và thạc sĩ tâm lý Phạm Dũng đến từ Saigon Psychub.

Sầu đông

Ths. Phạm Dũng trình bày góc nhìn của mình về vấn đề Sức khoẻ tâm lý tại Việt Nam

 

Thông qua phần Bàn tròn tâm lý, những cái nhìn mới về sức khoẻ tinh thần đã được chia sẻ rộng mở hơn. Các chuyên gia đều đồng lòng khuyến khích cộng đồng sẵn sàng làm việc và hỗ trợ tích cực hơn cho những cá nhân đang gặp những khó khăn về tâm lý.

Ngoài ra chương trình còn có các hoạt động tranh vẽ và biểu diễn nghệ thuật khác. Các bạn hãy cùng Psychub điểm qua các hoạt động với hình ảnh bên dưới nhé!

Sầu đông The Fair

Biểu diễn nghệ thuật chủ đề Trầm cảm và Lo âu

The Fair 2019

Triển lãm tranh vẽ chủ đề Trầm cảm và Lo âu

Facebook Notice for EU! You need to login to view and post FB Comments!

[BÀN TRÒN TÂM LÝ] Chủ đề FEEDBACK INFORMED TREATMENT

[BÀN TRÒN TÂM LÝ] Chủ đề FEEDBACK INFORMED TREATMENT.

Như thông lệ tối thứ 5 “bổ não – phấn chấn tinh thần” của Psychub với các buổi sinh hoạt chuyên môn (SHCM) được thực hiện bài bản và đều đặn, ngày 29/8 vừa qua @Saigon Psychub đã thực hiện chương trình Bàn tròn tâm lý (Psychub Round-table) – phiên bản mở rộng của SHCM, với chủ đề Feedback-Informed Treatment.

Feedback Informed Treatment

Buổi trao đổi đã mở ra nhiều vấn đề thú vị.

  • Các nhà lâm sàng đang lấy feedback từ thân chủ như thế nào?
  • Chúng ta nên làm vào lúc nào của tiến trình tham vấn?
  • Có nên làm ở mỗi phiên trị liệu hay không?
  • Ta nên làm ở đầu phiền hay cuối phiên?
  • Ai nên là người lấy phản hồi: chính nhà trị liệu, hay quản lý ca, hay thư ký phòng tham vấn, hay giám sát lâm sàng?

Feedback-Informed Treatment là một cách tiếp cận thú vị hướng đến cải thiện chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ can thiệp tâm lý. Xây dưng một “văn hoá phản hồi”trong tham vấn trị liệu tâm lý tại Việt Nam không phải là điều đơn giản trong bối cảnh các quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ ở các trung tâm hỗ trợ tâm lý còn chưa rõ ràng và cách tiếp cận của các nhà lâm sàng cũng rất khác nhau.

Feedback Informed Treatment

Các nhà chuyên môn đang xem văn bản hướng dẫn cách thức sử dụng

Mô hình khá mới mẻ này đã khiến phần bàn luận sau đó trở nên đầy hứng thú. Buổi chia sẻ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người tham dự. Các nhà chuyên môn chia sẻ thẳng thắn và cởi mở về cách bản thân mình thực hiện lấy phản hồi và nâng cao mối quan hệ trị liệu, cũng như những khó khăn mà chính họ gặp phải trong tiến trình đó.

Feedback Informed Treatment

Các nhà chuyên môn đang thảo luận và đặt câu hỏi cho diễn giả

Psychub sẽ ứng dụng mô hình này trong hoạt động tham vấn trị liệu tại Phòng tâm lý Sài Gòn (đơn vị thực hành tham vấn trị liệu tâm lý của chúng tôi) trong vòng 3 tháng tới, và sẽ sớm thông tin cho mọi người biết những đúc kết của chúng tôi trong quá trình quy chuẩn hoá các công cụ này vào quy trình tham vấn thực tế tại đây.

Feedback Informed Treatment

Các nhà chuyên môn rất hào hứng để ứng dụng những gì đã được hướng dẫn

Facebook Notice for EU! You need to login to view and post FB Comments!