Học sinh với rối loạn tự kỷ cần những nhu cầu đặc biệt khi học hội nhập

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, Elias và White (2017) nhận thấy có số lượng các học sinh được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ (ASD) theo học các trường sau trung học phổ thông (THPT) hiện đang gia tăng. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đặt câu hỏi vậy liệu nhóm học sinh này sẽ có những nhu cầu hỗ trợ nào?

Học sinh ở giai đoạn sau THPT thường đối mặt với các thách thức đáng kể khi phải đáp ứng mong đợi về thành tích cao trong học tập và yêu cầu về sự độc lập trong quá trình chuyển đổi sang giai đoạn trưởng thành. Các trẻ có rối loạn phát triển như ASD có thể sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với thông thường và do đó, sẽ cần những nhiều sự hỗ trợ đặc biệt hơn.

Khi khảo sát các nhu cầu đặc biệt của học sinh ASD, các tác giả đã tiến hành so sánh với một nhóm học sinh với rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) – một rối loạn phát triển thần kinh khác. Các em ASD và ADHD cho thấy gặp phải các vấn đề trùng lặp nhau trong các cơ sở giáo dục, bao gồm khó khăn trong chức năng điều hành, kết quả thấp trong học tập và quan hệ xã hội. Nghiên cứu cũng thu thập thông tin từ phụ huynh của các trẻ ASD và ADHD bước vào chương trình sau trung học để xác định những thách thức và hỗ trợ nhu cầu cho các trẻ này.

Thông tin từ phụ huynh được thu thập qua một khảo sát trực tuyến trên toàn nước Mỹ, nhắm đến đối tượng là phụ huynh của học sinh từ 16 – 25 tuổi có chẩn đoán ASD hoặc ADHD. Các dữ liệu định tính và định lượng đều được thu thập, bao gồm thông tin nhân khẩu và các câu hỏi tập trung vào 3 phần chính: khó khăn mà học sinh gặp phải, nhu cầu hỗ trợ trong giáo dục sau trung học, thế mạnh và các nguồn lực. Một thang đo sàng lọc tự kỷ và một thang đo về chức năng vận hành được đưa vào để phân loại học sinh dựa trên các triệu chứng được thể hiện.

Tổng cộng 99 phụ huynh đã tham gia khảo sát – 52 phụ huynh có con ASD và 47 phụ huynh có con ADHD. Hai nhóm cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về triệu chứng ASD nhưng sự khác biệt trong chức năng vận hành, tương đồng với các nghiên cứu trước, không cho thấy sự khác biệt.

Kết quả định tính cho thấy, phụ huynh của các trẻ ASD cho biết vấn đề xã hội là khó khăn lớn nhất đối với con họ, còn khả năng thân mật là vấn đề đáng lo ngại thứ 2. Phụ huynh của trẻ ADHD lại chia sẻ những quan ngại rất khác – khả năng độc lập (tổ chức, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian) là khó khăn đầu tiên, theo sau là khả năng quản lý căng thẳng.

Các dữ liệu định lượng tương tự cũng cho thấy phụ huynh của trẻ ASD lo lắng nhiều về tương tác xã hội của trẻ, phụ huynh của trẻ ADHD lại nhìn nhận khả năng chú ý là thử thách lớn nhất.

Các tác giả nghiên cứu kết luận, tương đồng với các triệu chứng căn bản của ASD, học sinh được chẩn đoán ASD khi bước vào giai đoạn giáo dục THPT tiếp tục gặp khó khăn về các mối quan hệ và kĩ năng xã hội.

Vì vậy, các học sinh này có những nhu cầu riêng và đòi hỏi sự hỗ trợ đặc biệt tại cơ sở giáo dục. Nhu cầu và những hỗ trợ này khác với các nhóm học sinh khác kể cả với các bạn có chẩn đoán ADHD, dù cả 2 nhóm có thể có chung một số nhóm triệu chứng.

 

Nguồn: https://www.psychology.org.au/for-members/publications/inpsych/2018/June-Issue-3/Students-with-autism-have-unique-needs

Có thể bạn quan tâm

CƠN HOẢNG LOẠN CÓ CẢM GIÁC NHƯ THẾ NÀO?

Hàng triệu người Mỹ đang phải chịu tác động của các rối loạn lo âu

TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÂU HỎI VỀ 3 ĐIỀU ƯỚC

Ước muốn của các bạn tuổi dậy thì AMERICAN ACADEMY OF PEDIATRICS. Việc hiểu

LÀM CÁCH NÀO GIÁO VIÊN ĐẶC BIỆT CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ GẶP KHÓ KHĂN?

Mọi người thuộc mọi lứa tuổi sẽ ít có khả năng mắc phải các

[CHUYỆN TÂM LÝ] Mùa 1 – Tập 2: Ở Nhà Vì Dịch Sao Sóng Gió Lạ Lùng?

“Mỗi một ngày thì đều nên thức dậy mặc đồ làm đẹp giống như

BÍ QUYẾT TẶNG QUÀ MÙA GIÁNG SINH

Khi chúng ta không biết phải tặng ai đó món quà gì, chúng ta