LÀM CÁCH NÀO THAY ĐỔI KÝ ỨC GIÚP ĐIỀU TRỊ NHỮNG SUY NGHĨ TIÊU CỰC KHÔNG MONG MUỐN?

Suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ tiêu cực

Các kỹ thuật mới giúp thay thế các ký ức dai dẳng và hiển hiện đang mang lại niềm hy vọng mới cho việc điều trị các suy nghĩ tiêu cực không mong muốn.

Các suy nghĩ tiêu cực không mong muốn là những nhân tố then chốt của các vấn đề như nghiện và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).

Các thân chủ có PTSD thường phải chứng kiến những ký ức sang chấn xuất hiện một cách xuyên, ví dụ như tai nạn giao thông hay các sự kiện bạo lực khác.

Trong các trường hợp nghiện, hành vi của thân chủ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những ký ức về việc sử dụng chất và nó thúc đẩy họ tái sử dụng trong tương lai.

Tất nhiên vẫn còn rất nhiều những trường hợp đặc trưng khác diễn ra hàng ngày khi chúng ta có những hồi tưởng về các khoảnh khắc xấu hổ hay những giai đoạn đau khổ mà ta từng trải qua.

Thế nhưng, nếu chúng ta có khả năng thay đổi ký ức về những sang chấn hay việc sử dụng chất thì sao?

Theo một bài tổng hợp nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Biological Psychiatry, chúng ta có thể thực hiện điều này bằng cách tập trung vào một phần của qua trình học tập, được gọi là tái củng cố. (Schwabe et al., 2014).

Mô hình dưới đây cho thấy một tiến trình học tập đặc trưng, khởi đi từ ký ức ban đầu – lấy ví dụ, một sự kiện sang chấn – rồi đến quá trình trích xuất và thay thế.

Tiến trình thay đổi trí nhớ

Tiến trình thay đổi trí nhớ

Tái củng cố là giai đoạn ký ức lưu trữ được nhắc lại và theo một số nghiên cứu mới, có thể được thay thế.

Trong giai đoạn này, ký ức trở nên đặc biệt mất ổn định và dễ thay đổi. Điều này dẫn đến việc trí nhớ có thể bị điều chỉnh nhiều năm sau khi hình thành.

Điều này đem lại hiệu quả cho những nhà trị liệu điều trị thân chủ có những suy nghĩ phiền toái không mong muốn. Những thân chủ này được khuyến khích nhớ lại các ký ức, tuy nhiên lúc này, nhà trị liệu sẽ thử chỉnh sửa những đáp ứng trước các ký ức trên.

Dù vậy, ký ức ban đầu thường rất mạnh mẽ nên việc biến đổi cách phản ứng cũng rất khó khăn. Thế nhưng, với những hiểu biết mới về vai trò của tái củng cố, tiến trình này có thể được thực hiện với hiệu quả cao hơn.

Nó yêu cầu kết hợp những hiểu biết về tái củng cố trên phương diện sinh học thần kinh với thực hành lâm sàng.

Nghiên cứu trên những thân chủ có PTSD cho thấy việc sử dụng một số thuốc trong giai đoạn tái củng cố có thể giúp dập tắt những suy nghĩ sang chấn.

TS. Lars Schwabe, chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết:

“Tái củng cố trí nhớ có thể là một trong những hiện tượng thú vị nhất trong khoa học thần kinh nhận thức ngày nay.

Nó cho rằng ký ức có thể được điều chỉnh vào lúc trích xuất, điều này đem lại nhiều cơ hội thay đổi những ký ức không mong muốn.”

Tóm tắt nghiên cứu: http://www.biologicalpsychiatryjournal.com/article/S0006-3223(14)00161-9/abstract

Link nguồn: http://www.spring.org.uk/2014/08/how-unwanted-negative-thoughts-could-be-treated-by-changing-memories.php

Dịch: Saigon Psychub – Hành lang Tâm lý

Có thể bạn quan tâm

NGHIÊN CỨU TÌM THẤY MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỰ KỶ TRẺ EM VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Trẻ có Rối loạn Phổ tự kỷ (ASD), so với những trẻ không có

KHÓ KHĂN TINH THẦN CỦA TÔI CÓ THỂ ĐƯỢC CHỮA KHỎI HOÀN TOÀN KHÔNG?

John đang gặp nhà tâm lý lần đầu tiên. Anh ấy đã có tâm

HIỂU BIẾT LƯỠNG PHÂN: KHẢ NĂNG TIỀM ẨN CỦA NHÀ TRỊ LIỆU HIỆU QUẢ

Điều gì làm nên một nhà trị liệu giỏi? Với tư cách là nhà

NIỀM VUI TRONG THỰC TẠI: NGHỆ THUẬT CÓ THỂ GIÚP GÌ CHO NGƯỜI BỊ GIẢM SÚT VỀ TRÍ TUỆ – DEMENTIA

Các triệu chứng của sa sút trí tuệ thường có nhiều dạng khác nhau

BÍ MẬT CỦA HẠNH PHÚC ẨN CHỨA CẢ NHỮNG CẢM XÚC KHÔNG DỄ CHỊU

Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi được cảm nhận những xúc cảm mà

BA YẾU TỐ NGUY CƠ ĐI ĐÔI VỚI VIỆC GẶP ÁC MỘNG

Có thể ác mộng hoạt động như một chỉ báo khởi phát trầm cảm