TẠI SAO CHÚNG TA LẠI LÀM THEO SỐ ĐÔNG? CÂU TRẢ LỜI KHÔNG HẲN ĐẾN TỪ SỨC ÉP XÃ HỘI

Tại sao chúng ta làm theo số đông?

Chúng ta hay làm theo số đông, tuy nhiên nguyên nhân có thể đến từ những động lực khác đơn giản hơn đơn thuần là sức ép xã hội.
Chúng ta bắt chước lẫn nhau – đó là bản chất của loài người.
Trong một nghiên cứu cổ điển được thực hiện vào những năm 50, Solomon Asch đã chứng minh rằng chúng ta thậm chí không tin tưởng vào chính giác quan của mình chỉ để nghe theo những nhận định của người khác.
Trong nghiên cứu đó, một nghiệm thể được đưa vào một nhóm nhỏ mà không biết rằng các thành viên còn lại đều là những người thuộc đội nghiên cứu. Các nghiệm thể sẽ được yêu cầu trả lời những câu hỏi rất đơn giản (ví dụ như so sánh chiều dài của một đoạn thẳng mẫu với các đoạn thẳng khác). Các thành viên khác được chỉ định sẽ cùng đưa ra một đáp án sai, kết quả, chính việc đó khiến nghiệm thể không còn tin vào nhận định của mình mà sẽ dần chuyển sang câu trả lời được cả nhóm đồng thuận.
Tuy nhiên, mới đây, mọt nghiên cứu vừa đặt lại vấn đề về việc chính xác tại sao chúng ta lại làm theo số đông.
Một trong những tác giả của nghiên cứu, Diana Kim, giải thích:
“Tâm lý học xã hội luôn giải thích hiện tượng làm theo số đông trên quan điểm xã hội: áp lực nhóm, mong muốn thuộc về nhóm, niềm tin vào kiến thức của tập thể,…
Mục tiêu của nghiên cứu là để kiểm chứng xem liệu có những cơ chế nào đơn giản hơn có thể được quy cho ít nhất là một số những tác động của hiện tượng trên hay không.”
Không chỉ đơn thuần là áp lực xã hội, nhóm nghiên cứu phát hiện rằng tất cả chúng ta đều tồn tại một mong muốn mãnh liệt “sao chép” người khác.
Thậm chí vài trò áp lực xã hội còn có thể không đóng một vai trò quá quan trọng, thay vào đó, nghiên cứu cho rằng các quyết định về mặt hành vi là một dạng “trung bình cộng” giữa hành vi trong quá khứ của chúng ta và hành vi của những người khác.
Chúng ta lựa chọn cách hành xử đối với từng tình huống bằng cách nhớ lại hành vi của những người khác trong tình huống tương tự […] tuy nhiên, đôi khi chúng ta lại khá mơ hồ trong việc gợi nhớ chúng và nghĩ rằng đó chính là hành vi của chúng ta.
Nói cách khác: chúng ta sao chép hành vi của người khác nhưng lại không nhớ rằng chúng ta đang sao chép chúng, vì vậy có cảm giác chúng là quyết định của chính chúng ta.
Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí (Kim & Hommel, 2015).

Các bạn có thể tự do chia sẻ và sử dụng bài viết (cũng như bài dịch) này với mục đích phi thương mại với điều kiện ghi rõ nguồn là từ Psy Blog (và nguồn dịch là Saigon Psychub). Việc sử dụng bài viết và bản dịch này trên mạng cần phải có đường dẫn về trang bài viết của Psy Blog http://www.spring.org.uk/2015/05/why-people-conform-maybe-its-not-social-pressure-after-all.php và đường dẫn bài dịch https://demo8.thuythu.com/psychub/?post_type=kienthuc&p=2173&preview=true. Những ngoại lệ khác với mục đích thương mại cần có phép bằng văn bản của Psy Blog và thông báo cho người dịch.

Có thể bạn quan tâm

5 LỜI KHUYÊN CHO MỘT MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI AN LÀNH

Không có Giáng Sinh, Năm mới hay kỳ nghỉ lễ nào là hoàn hảo.

LÀM CÁCH NÀO THAY ĐỔI KÝ ỨC GIÚP ĐIỀU TRỊ NHỮNG SUY NGHĨ TIÊU CỰC KHÔNG MONG MUỐN?

Tái củng cố trí nhớ có thể là một trong những hiện tượng thú

NGHIÊN CỨU CHO THẤY ROBOT ĐỒ CHƠI CÓ THỂ GIÚP TRẺ TỰ KỶ HỌC CÁC KỸ NĂNG MỚI

Các bé sẽ được thúc đẩy qua những nhiệm vụ thường nhật, được huấn

ÂM NHẠC TRỊ LIỆU GIÚP ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM NƠI TRẺ EM VÀ THIẾU NIÊN

Âm nhạc trị liệu giúp giảm nhẹ trầm cảm và cải thiện đáng kể

VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN (GETTING OVER PROCRASTI – NATION)

Các bạn muốn nghe một câu chuyện cười về sự trì hoãn không? Để

MỐI LIÊN HỆ BẤT NGỜ GIỮA LÒNG BIẾT ƠN VÀ SỨC MẠNH TINH THẦN

Họ thường nói đến cảm nhận cuộc sống trở nên quý giá hơn và