TẬN DỤNG LO LẮNG ĐỂ THÚC ĐẨY BẢN THÂN

Lợi ích của lo âu

ERIC W. DOLAN

Đối với một số người, môi trường áp lực cao có thể đem đến nhiều thuận lợi hơn là trở ngại. Theo một nghiên cứu mới công bố trên Journal of Individual Differences , một số cá nhân gặp lo âu có thể sử dụng trải nghiệm đó như động lực thúc đẩy bản thân.

Các nghiên cứu trước đây phát hiện lo âu có thể gây hại cho trí nhớ và khả năng chú ý. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy cách chúng ta trải nghiệm và đáp ứng với lo âu còn ảnh hưởng đến kết quả học tập và công việc.

 “Tôi có ấn tượng rằng nhiều nghiên cứu tổng quan trong tâm lý chỉ tập trung vào việc điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực (hedonic emotion regulation), hay nói cách khác, tập trung vào khi con người nỗ lực để được hạnh phúc,” Juliane Strack, đồng tác giả nghiên cứu cho biết. “Tuy nhiên, tôi quan sát thấy nhiều trường hợp con người lại có vẻ thăng tiến nhờ vào stress – trạng thái dễ gợi lên những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ. Điều này khiến tôi tìm hiểu khái niệm về việc điều chỉnh cảm xúc theo hướng phương tiện (instrumental emotion regulation) (khi chúng ta cố gắng duy trì hoặc cố gắng có được những cảm xúc giúp chúng ta đạt được mục tiêu; những cảm xúc này có thể mang tính tiêu cực, như lo âu trong các tình huống nguy hiểm) cũng như về “stress có lợi” (stress tích cực).”

Nghiên cứu gồm 3 phần tiến hành khảo sát xu hướng sử dụng lo âu để tạo động lực cá nhân trên 194 người Đức, 159 sinh viên đại học tại Ba Lan và 270 nhà báo Đức. Những người có mức điểm cao hơn trong thang đo động lực lo âu (anxiety motivation) có khuynh hướng đồng ý với các phát biểu như “cảm giác lo lắng về deadline giúp tôi hoàn thành công việc đúng thời hạn”“lo lắng về các mục tiêu giúp tôi tập trung vào chúng”.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy các sinh viên có lo âu với mức động lực lo âu cao thường có điểm số cao hơn những sinh viên lo âu nhưng có mức động lực lo âu thấp. Tương tự, các nhà báo hay lo lắng có mức điểm cao sẽ thường cho thấy mức hài lòng trong công việc cao hơn nhóm có mức điểm thấp. Điều này đặc biệt đúng với những cá nhân hiểu rõ cảm xúc của bản thân.

Nói cách khác, mối liên kết điển hình giữa lo âu và các kết quả tiêu cực dường như bị phá vỡ nơi những cá nhân có mức động lực lo âu cao. “Sử dụng lo lắng như nguồn động lực có vẻ giúp bù đắp lại các hệ quả tiêu cực của chính lo âu,” Strack và cộng sự viết trong nghiên cứu.

“Tôi hy vọng rằng con người có thể hiểu được mặt tích cực của các cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là  lo âu, cảm xúc mà nhiều người cố kiềm nén hoặc né tránh,” Strack cho biết trên PsyPost. “Chúng tôi nhận thấy trong những nghiên cứu này lo âu thực sự có thể cho chúng ta nhiều năng lượng và sự tập trung. Nói cách khác, nhiều người sử dụng lo lắng để thúc đẩy chính mình, chúng tôi tạm gọi là ‘động lực lo âu’.”

Nghiên cứu vẫn có một số hạn chế. “Vì các nghiên cứu này chỉ dựa trên kết quả khảo sát chủ quan, các nghiên cứu trong tương lai có thể  tìm hiểu khái niệm về động lực lo âu trong điều kiện đánh giá hiệu quả làm việc hoặc các chỉ báo khách quan khác về động lực và/hoặc hiệu quả công việc,” Strack giải thích.

Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả, làm hạn chế khả năng các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận về nguyên nhân-hệ quả.

“Trong các nghiên cứu khác chúng tôi cũng xem xét xa hơn về khái niệm động lực lo âu và nhận thấy chúng ta rất khác biệt trong cách sử dụng lo âu để thúc đẩy bản thân: một số sử dụng nguồn năng lượng mà lo âu mang lại, trong khi số khác dùng giá trị thông tin mà lo âu mang đến (cảm xúc hoạt động như một hệ thống phản hồi giúp chúng ta điều chỉnh tiến trình đi đến mục tiêu; ví dụ như lo âu có thể báo hiệu cho chúng ta biết các mục tiêu của chúng ta đạng bị đe dọa),” Strack chia sẻ thêm.

“Hơn nữa, động lực lo âu có thể giảm tải một số hậu quả tiêu cực của các tình huống gây căng thẳng: trong điều kiện thực nghiệm cũng như các nghiên cứu chiều dài, chúng tôi quan sát thấy động lực lo âu có thể bảo vệ cá nhân khỏi kiệt sức về cảm xúc (emotional exhaustion), cũng như giúp họ nhìn nhận các nhân tố gây căng thẳng như một thử thách tích cực hơn là những vấn đề mang tính đe dọa.”

 

Nghiên cứu “Must We Suffer to Succeed? When Anxiety Boosts Motivation and Performance”, đồng tác giả bởi Paulo Lopes, Francisco Esteves và Pablo Fernandez-Berrocal, công bố vào 24/05/2017.

Link nguồn: http://www.psypost.org/2017/07/people-can-use-anxiety-motivate-study-finds-49274

Dịch: Saigon Psychub – Hành lang Tâm lý

Có thể bạn quan tâm

ĐÀN ÔNG “SELFIE” NHIỀU THƯỜNG CÓ MỨC ÁI KỶ VÀ RỐI LOẠN TÂM THẦN CAO

Một nghiên cứu mới vừa cho thấy đàn ông hay đăng tải lên các

ADHD – RỐI LOẠN TÂM LÝ HAY ĐƠN GIẢN TRẺ CẦN THÊM THỜI GIAN?

Nghiên cứu mới cho thấy các học sinh nhỏ nhất trong lớp thường dễ

HIỆU QUẢ CỦA TRỊ LIỆU TÂM LÝ TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ CHỨNG MẤT NGỦ

Trị liệu tâm lý có thể giúp người có rối loạn giấc ngủ với

TRẺ HỌC TẬP QUA BIỂU CẢM NHƯ THẾ NÀO?

Gương mặt và biểu cảm có khả năng tác động rất lớn lên con

LÀM GÌ KHI BẠN ĐAU BUỒN VÀ CÔ ĐƠN TRONG MÙA GIÁNG SINH?

Mùa Giáng Sinh này không phải ai trong chúng ta cũng cảm thấy ấm

BỎ RƠI THÂN CHỦ

Anh ta nói, anh ấy là đứa trẻ mà tôi đã bỏ rơi nhiều