TUỔI TÁC CỦA MẸ KHI SANH CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM CỦA CON GÁI
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa kỳ, con gái của các bà mẹ sinh con khi 30 tuổi trở lên thường có nhiều khả năng biểu hiện các triệu chứng trầm cảm vào đầu tuổi trưởng thành.
“Nghiên cứu này cho rằng mẹ sinh con khi tuổi cao có liên hệ với những triệu chứng trầm cảm, lo âu và stress ở con gái vào đầu tuổi trưởng thánh” Jessica Tearne, nghiên cứu sinh tại ĐH Tây Australia và là chủ nhiệm nghiên cứu cho biết.
Tearne cùng các cộng sự đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Nhóm chứng Thai sản Tây Úc. Từ 1989-1991, các phụ nữ mang thai được tuyển lựa vào nghiên cứu này, họ được yêu cầu cung cấp các thông tin về nhân chủng và tâm lý. Sau đó, con của họ sẽ thực hiện các đánh giá tâm lý xuyên suốt nhiều độ tuổi khác nhau suốt 23 năm.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tìm hiểu mức độ nhiều triệu chứng khác nhau về trầm cảm, lo âu và stress do 1200 người con tự đánh giá vào độ tuổi 20. Sau đó, nhóm nghiên cứu so sánh dữ liệu với độ tuổi của cha và mẹ khi sinh trẻ. Kết quả cho thấy, con gái có mẹ khi sinh con nằm vào 30-34 tuổi thường có mức độ stress, trầm cảm và lo âu cao hơn so với những trẻ có mẹ lúc sinh dưới 30.
Chỉ có 5% các bà mẹ trong nghiên cứu sinh con dưới 20 tuổi, không có tác động nào được tìm thấy trong nhóm này. Tuổi của cha vào lúc sinh con cũng không đem lại mối liên hệ nào, con trai cũng cho thấy xu hướng tương tự.
Dù nguyên nhân chính xác dẫn đến tương quan này vẫn chưa rõ ràng, Tearne cho rằng không nhất thiết phụ thuộc vào yếu tố sinh học.
Tearne cho biết, “Một giả thuyết cho rằng chính khoảng cách lớn về tuổi tác giữa mẹ và con có thể tạo ra những khó khăn cả hai gặp phải” “Có thể cách biệt 30 năm trở lên giũa mẹ và con gái sẽ đưa đến những sai biệt về hệ thống giá trị, tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ, đưa đến stress, lo lắng và buồn bã nơi trẻ, đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp vào đầu tuổi trưởng thành.”
Một giải thích khả dĩ khác có thể đến từ việc phụ nữ sinh con sau 30 tuổi sẽ bước vào tuổi 50 vào thời điểm khảo sát. Lúc này, họ có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về sức khỏe liên quan đến tuổi tác, đưa đến việc con cái có mức độ triệu chứng cao hơn. Các nghiên cứu khác còn cho thấy con gái bị tác động bởi sức khỏe của mẹ nhiều hơn con trai. Điều này lý giải cho việc tại sao tác động chỉ xuất hiện nơi con gái.
“Một điều quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ là nghiên cứu chỉ tìm hiểu về các triệu chứng chứ không phải là chẩn đoán lâm sàng” TS Monique Robinson, ĐH Tây Úc, một tác giả khác của nghiên cứu cho biết. “Nó cho thấy con cái của những bà mẹ cao tuổi thường có nguy cơ gặp phải nhiều triệu chứng về trầm cảm, lo âu và stress hơn nhưng không nhất thiết rằng họ sẽ gặp phải các chẩn đoán rối loạn tâm thần nhiều hơn.”
Bài báo:
“Older Maternal Age is Associated with Depression, Anxiety and Stress Symptoms in Young Adult Female Offspring,” by Jessica Tearne, BA, Monique Robinson, PhD, Peter Jacoby, MSc, Karina Allen, PhD, Nadia Cunningham, BA, and Neil McLean, MA, The University of Western Australia, and Jianghong Li, PhD, WZB Berlin Social Research Center, Journal of Abnormal Psychology, published online Nov. 16, 2015.
Link nghiên cứu
Older Maternal Age Is Associated With Depression, Anxiety, and Stress Symptoms in Young Adult Female Offspring (PDF, 184KB)
Link bài báo
http://www.apa.org/news/press/releases/2015/11/depression-daughters.aspx