Virus Corona LÀM LEO THANG SỢ HÃI VÀ THÙ GHÉT

Ảnh: tác phẩm “The Coronavirus has caused a tsumani of xenophobia against Asians” của Mishal Nizar

Viruscorona không chỉ hoành hành bằng các triệu chứng tương tự cảm cúm, và có khả năng gây nguy hiểm tới tính mạng: Nó còn làm gia tăng sự lo âu và hiện tượng bài ngoại (xenophobia – hiện tượng định kiến hay kì thị những người đến từ khu vực khác). Các nhà tâm lý đang ứng dụng các nghiên cứu về lo âu và phân biệt chủng tộc để giúp chúng ta ứng phó với hiện tượng này. Psychub xin giới thiệu đến độc giả một bài viết đáng suy ngẫm liên quan đến vấn đề này


Nguy cơ lây nhiễm Corona ở thời điểm hiện tại là thấp so với số dân trên phần lớn thế giới – nguy cơ lây nhiễm cảm cúm vẫn cao hơn nhiều. Tuy nhiên, một vài nhà tâm lý học đang nhận thấy tình trạng cảnh giác quá mức-cần thiết trước dịch bệnh hô hấp có khả năng gây tử vong này.
Tiến sĩ Robin Gurwitch, giảng viên khoa tâm thần và khoa học hành vi của Đại học Duke nói rằng sự mơ hồ của virus corona có thể là một trong các lý do khiến mọi người cảm thấy lo lắng nhiều hơn.

Ảnh: LA Jonhson

Bà cho biết: “Có hàng ngàn người qua đời mỗi năm vì cảm cúm. Nhưng tôi nghĩ vì chúng ta được bảo vệ bằng các biện pháp tiêm phòng cảm cúm nên lo lắng được giảm nhẹ”. “Virus Corona là một loại virus mới, hiện chưa có thuốc tiêm phòng, vì thế nó khiến cho mọi việc trở nên đáng sợ hơn đôi chút”
Tiến sĩ Baruch Fishhoff, nhà tâm lý học thuộc Viện Chính trị và Chiến lược, Khoa Kỹ thuật và chính sách công của Đại học Carnegnie Mellon nói rằng nỗi sợ hãi của chúng ta cũng được thúc đẩy do việc thiếu thông tin về virus Corona.
Khi không có các thông tin đáng tin cậy, con người có thể hành xử theo những cách không phù hợp với mức độ rủi ro. __Fischhoff__
TS Fischhoff cho biết, đặc biệt trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, khi các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sinh thể và tác động của nó lên sức khoẻ, thông tin sẽ thường bị hạn chế. Khi không có các thông tin đáng tin cậy, con người có thể hành xử theo những cách không phù hợp với mức độ rủi ro.
  • Ví dụ như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hiện không khuyến nghị đeo khẩu trang y tế để ngăn ngừa sự lây lan của virus Corona, nhưng bởi thông tin thiếu rõ ràng và hiện tượng lo âukhiến nhiều người Mỹ đổ xô đi mua và mang khẩu trang.
“Lời khuyên của tôi là hãy xác định một vài nguồn thông tin đáng tin cậy, như là Trung tâm CDC, Tổ chức Y tế Thế giới và các trang tin tức uy tín, và bỏ qua các nguồn khác”, Fischhoff nói.
Đồng thời Tiến sĩ tâm lý học Roxane Cohen Silver, giáo sư về khoa học tâm lý, y học và y tế cộng đồng ở Đại học California-Irvine cho rằng một số phương tiện truyền thông đang giật tít về virus bằng cách sử dụng các phông chữ khổng lồ hoặc các bài báo kèm theo những bức ảnh đáng sợ. Những thứ đó có thể trầm trọng hoá nỗi lo lắng của mọi người.

Ảnh: The Temple News

“Đó là một vòng tròn rất khó để một người có thể giải thoát chính mình (ra khỏi các tin tức như vậy)”.
Ngoài việc khuyến khích bệnh nhân kết nối với các nguồn thông tin đáng tin cậy, nhà tâm lý học lâm sàng Alli Mattu, hiện làm việc Thung lũng Silicon, đang hướng dẫn mọi người điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa sao cho phù hợp với các khuyến nghị chính thức. Ví dụ như việc tránh đến các nơi công cộng như nhà hàng hoặc công viên có thể không giúp ích gì mấy – thay vào đó sự né tránh này còn có thể làm gia tăng sự lo âu.
“Việc bắt đầu thay đổi lịch sinh hoạt hằng ngày khi chưa có khuyến nghị chính thức có thể làm cho tình trạng lo âu của bạn gia tăng và khó giải quyết hơn”
Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của các nhà tâm lý học khi giúp mọi người phân biệt khái niệm khả năngxác suất, Gurwich nói.
Mặc dù có những người có khả năng bị nhiễm virus, nhưng hiện tại không có nghĩa là xác suất đó sẽ xảy ra với đa số mọi người ở Mỹ.
“Phân biệt hai khái niệm này có thể sẽ giúp mọi người giảm lo lắng”.

Belleville, in Paris, is home to one of the city’s biggest Chinese populations. © AFP / FRANCE 24

Trong khi đó, các nhà tâm lý học cũng lo ngại về mối liên kết giữa hành vi thù địch và phân biệt chủng tộc liên quan đến virus corona.
Theo TS Sherry Wang, giáo sư về tham vấn tâm lý ở Đại học Santa Clara, việc xa lánh những người da màu vì bệnh truyền nhiễm là khá phổ biến. Trong thời gian bùng phát virus Ebola, xét lý lịch dựa trên chủng tộc và phân biệt chúng tộc công khai đối với người da đen được mô tả là “phân biệt chủng tộc Ebola”. Nó tạo điều kiện cho hành vi phân biệt đối xử, xét lý lịch dựa trên chủng tộc và kích động tinh thần bàingoại dựa trên màu da.
.
Wang nói rằng các nhà tâm lý học đang nhận thấy những giả định và hành vi phân biệt chủng tộc và bài ngoại đối với người châu Á, những người có ngoại hình như người Trung quốc – ví dụ như đã có những báo cáo về việc các tài xế Uber và Lyft từ chối đón khách châu Á.
Tự thân phân biệt chủng tộc đã cho thấy những hệ quả tiêu cực về tâm lý và sức khỏe, và Wang nói rằng bà lo ngại nếu phân biệt đi kèm với dịch bệnh trong bối cảnh hiện tại sẽ làm cho mọi người không dámđến khám bác sĩ, trì hoãn các biện pháp chữa trị cần thiết khi họ bị bệnh.
Để chống lại nạn phân biệt chủng tộc này, Wang nói rằng điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố nguy cơ thực sự liên quan đến virus corona. “Sự lây lan ban đầu của căn bệnh có liên quan đến một khu vực về địa lý, nó không liên quan đến chủng tộc hay quốc gia nơi nó bắt nguồn.”
Có thể bạn quan tâm

TẠI SAO CHÚNG TA KHÓ THỪA NHẬN SAI LẦM

Dù bạn có thiện chí hay cố gắng tới đâu, trong cuộc đời, không

TUỔI GIÀ VÀ TÌNH YÊU: NGHIÊN CỨU VỀ ĐỜI SỐNG TÌNH DỤC Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo một nghiên cứu của ĐH Manchester cùng Trung tâm Nghiên cứu Xã hôi

NGHIÊN CỨU TÌM THẤY MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỰ KỶ TRẺ EM VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Trẻ có Rối loạn Phổ tự kỷ (ASD), so với những trẻ không có

THAM GIA NHÓM GIÚP GIẢM NHẸ TRẦM CẢM

Từ lâu chúng ta đã biết kết nối xã hội có vai trò rất

VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN (GETTING OVER PROCRASTI – NATION)

Các bạn muốn nghe một câu chuyện cười về sự trì hoãn không? Để

Ý CHÍ VÀ CÁCH THỨC QUẢN LÝ CHI TIÊU

Tiền bạc và kinh tế là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng