27/02/2020
Q&A HVAC phần 1
- Ưu/nhược điểm khi áp dụng điều hòa không khí trung tâm VRF/VRV cho hộ gia đình?
Điều hòa không khí trung tâm VRF/VRV là một hệ thống điều hòa gồm nhiều dàn lạnh và 1 dàn nóng được kết nối với nhau thông qua các đường ống đồng kết nối thông qua các bộ chia gas, dây dẫn.
Ưu điểm của hệ thống:
- Sử dụng hệ thống điều hoà VRF/VRV khi công trình có hệ số sử dụng không đồng thời lớn, khả năng điều chỉnh dải công suất lớn (10% – 100%).
- Thiết kế dàn lạnh đa dạng, phù hợp với mọi loại hình kiến trúc căn hộ gia đình.
- Mức độ hiện đại hoá, tiện nghi, tính linh động cao.
- Thiết bị gọn nhẹ, chi phí vận hành không lớn.
- Lắp đặt đơn giản, ít làm ảnh hưởng đến các hệ thống thiết bị.
- Độ tin cậy, hiệu quả và tính tiện dụng lại tăng lên rất nhiều.
- Thông số khí hậu được điều khiển sao cho phù hợp với yêu cầu của từng vùng
- Tiết kiệm điện năng tiêu thụ do điều chỉnh công suất lạnh dựa trên tải thạnh thực tế
Nhược điểm:
- Chi phí lắp đặt cao hơn dòng máy cục bộ
- Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn hệ khác.
- Yếu tố nào cần xem xét khi lắp đặt điều hòa không khí trung tâm VRF/VRV
- Kích cỡ và diện tích nhà ở:
- Nếu nhà bạn đang ở dưới 70m2 thì không nhất thiết phải dùng hệ trung tâm này mà chỉ cần dùng máy lạnh cục bộ 1 dàn nóng 1 dàn lạnh, hoặc hệ Multi.
- Với diện tích lớn hơn ta có thể chọn giải pháp điều hòa trung tâm VRF/VRV này. Việc Tích hợp thẳng vào thiết kế chung của ngôi nhà, nó góp phần tạo nên sự đẹp mắt hơn về yếu tố thẩm mỹ, khả năng làm lạnh ổn định cho không gian lớn và mang lại sự thoải mái tối ưu, đặc biệt cho người sử dụng ở mọi lứa tuổi cả trong mùa hè lẫn mùa đông.
- Tình trạng nhà ở:
- Quá trình lắp đặt hệ thống điều hòa không khí trung tâm VRF/VRV cần phải phối hợp ngay từ khâu thiết kế, xây dựng, đặt ống… Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả các bạncần kết hợp các vật liệu khác như tường, trần, sàn, cách nhiệt,… Tất nhiên chúng ta cần đầu tư cao hơn so với hệ thống khác nhưng bù lại chi phí vận hành rất thấp đồng thời hiệu quả mang lại về mặt thẩm mỹ là rất đáng kể.
- Đối với những công trình nhà ở cần cải tạo để sử dụng hệ thống này thì việc lặp đặt sẽ khó khăn hơn đôi chút và phải phối hợp chặt chẽ với các hệ khác.
- Nhu cầu sử dụng:
- Với các gia đình có những người nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ như người cao tuổi hoặc trẻ em, người có sức đề kháng kém thì điều hòa trung tâm mang lại sự thoải mái tốt hơn nhiều điều hòa thường. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ trên diện rộng giúp loại bỏ sự chênh lệch về nhiệt giữa các khu vực trong nhà, đảm bảo độ dao động nhiệt nhỏ, khiến người dùng không còn cảm thấy khó chịu.
- Với điều hòa thường, người dùng cần đóng các cửa chính và cửa sổ trong phòng để hạn chế việc thất thoát nhiệt, tuy nhiên sẽ gây khó chịu do lượng oxy giảm. Nhưng với điều hòa trung tâm, điều này là không cần thiết. Lượng không khí lưu thông giữa trong và ngoài nhà thông qua hệ thống cũng lớn hơn rất nhiều so với các hệ thống khác. Ngoài ra, bộ lọc tại các dàn lạnh của hệ thống điều hòa trung tâm cũng mang lại hiệu quả thanh lọc không khí hơn, giúp tăng cường sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- So với việc chia nhỏ điều hòa không khí ra các phòng, một giải pháp toàn diện cho cả ngôi nhà giúp đảm bảo cho toàn bộ môi trường luôn mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, thông gió vào mùa xuân và mùa thu. Phương pháp vận hành và quản lý của các hệ thống này cũng khá linh hoạt và có thể tự động thay đổi, tùy chỉnh theo khí hậu môi trường.
- Hệ thống Water Chiller là gì? Ưu điểm của hệ thống này?
Ta có thể nói đơn giản rằng hệ thống điều hòa không khí water chiller gồm một hay nhiều máy trung tâm phối hợp thành một hệ thống tổng thể phân phối lạnh cho toàn bộ các khu vực trong toà nhà. Hệ thống điều hoà trung tâm Chiller sử dụng nước làm tác nhân lạnh thông qua hệ thống đường ống dẫn nước vào các dàn trao đổi nhiệt (FCU/AHU) để làm lạnh không khí.
- Cấu tạo:
- Các thành phần chính của hệ thống Water chiller gôm: cụm máy Chiller, Hệ bơm nước cấp, bơm nước giải nhiệt (Chiller giải nhiêt nước), bộ xử lý không khí (AHU) / Dàn lạnh (FCU), bình giãn nỡ, các van và thiết bị phụ trợ khác.
- Phân loại chiller: Chiller thường được phân loại theo 2 nhóm sau
- Theo máy nén (Piston,trục vít, xoắn ốc, ly tâm..).
- Theo thiết bị ngưng tụ như giải nhiệt nước (water-cooled), Giải nhiệt gió(Air-cooled).
- Ngoài ra còn phân loại theo: lưu lượng qua bình bốc hơi không thay đổi hay thay đổi lưu lượng nước…
- Ưu điểm của hệ thống này:
- Việc lắp đặt hệ thống không làm ảnh hưởng đến kết cấu kiến trúc của công trình.
- Việc cấp lạnh được đảm bảo với khả năng khuyếch tán đều không khí lạnh trong phòng
- Đối với hệ thống trung tâm việc cấp bổ xung khí tươi rất đơn giản thông qua FCU, AHU.
- Do hệ thống giải nhiệt bằng nước nên máy lạnh chạy ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài.
- Hệ số tiêu thụ điện năng thấp, giảm tối thiểu chi phí điện năng trong quá trình vận hành.
- Độ bền và tuổi thọ cao.
- Có dải công suất để lựa chọn rộng, có thể chọn loại máy với công suất phù hợp với các loại công trình thiết kế và đầu tư mở rộng hệ thống dễ dàng.
- AHU là gì? Cấu tạo của AHU – Nguyên lý hoạt động của AHU
- AHU là từ viết tắt của Air Handing Unit, bạn có thể hiểu đây là một thiết bị xử lý không khí được xử dụng trong hệ thống HVAC. Thiết bị này dùng để xử lý không khí bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, lọc… Thường được xử dụng trong các hệ thống lạnh trung tâm như water chiller ở các tòa nhà lớn, cao ốc văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại…
- Cấu tạo của AHU:
- Ngày nay, cấu tạo của AHU ngày càng phức tạp và đa dạng về hình thức để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của nhiều loại công trình, tuy nhiên, về tổng thể thiết bị này đều có những bộ phận sau:
- Quạt gió
- Dàn gia nhiệt (Heater):
- Dàn lạnh
- Bộ lọc khí
- Vỏ bảo vệ
- Cửa gió
- Ngoài ra sẽ có thành phần khác như: thiết bị tạo ẩm, thiết bị hồi nhiệt (HRV), tiêu âm…