Biện pháp lắp đặt cửa nhôm kính

1. Khảo sát, vận chuyển, lắp đặt

Khảo sát:

– Khảo sát toàn bộ điều kiện mặt bằng thi công, kích thước ô chờ trước khi tiến hành lắp đặt.

– Công việc khảo sát phải làm rõ được các điều kiện mặt bằng, kích thước ô chờ và đặc biệt xem xét đến thời điểm đưa cửa của chúng ta vào lắp đặt có thuận lợi không và có ảnh hưởng đến các công trình thi công khác không.

Vận chuyển cửa đến công trình:

– Để ngăn ngừa sự nguy hiểm đối với cửa sổ và cửa đi trong thời gian vận chuyển đến công trình, thông thường cửa được vận chuyển khi đã được lắp toàn bộ kính vào khung, như vậy sẽ giảm nguy cơ vỡ kính.

– Cửa vận chuyển đến công trình không được bóc hộp bao gói, ném hoặc làm rơicửa nhựa. Không được tì, cọ xát mặt nhựa vào các vật dụng cứng như sắt hoặc các cạnh sắc và không được đập mạnh góc khung cửa nhựa xuống sàn …

– Trong quá trình di chuyển cửa nhựa không được dùng tay đòn luồn vào khung hoặc cánh cửa để khênh.

– Phải sử dụng các vật liệu mềm để làm lớp ngăn cách giữa các cửa với nhau.

 

2. Tháo kính và cánh cửa ra khỏi khung cửa.

Dụng cụ để tháo kính là phải có 1 búa, đục gỗ sắc bản rộng 10mm và tay bắt kính để di chuyển kính.

Đưa đục gỗ vào phần tiếp giáp giữa nạp kính và khung ở chính giữa thanh nẹp có chiều dài hơn.

Dùng búa đóng nhẹ nhàng theo phương vuông góc với cửa cho đục ăn sâu vào phần tiếp giáp giữa nẹp kính và khung. Sau đó đóng búa theo phương ngang để cho nẹp kính bật ra khỏi rãnh nẹp trên khung.

 

3. Công tác lắp đặt

– Đưa khung cửa lên ô tường, kê đệm các cạnh và kiểm tra độ thẳng và thăng bằng.

– Khoan bê tông lỗ Ø 10 để lắp vít lắp đặt. Lưu ý khi khoan phải giữ khoan và điều chỉnh khoan cho vuông góc với mặt cần khoan, Như vậy khi lắp vít cố định mới chính xác và điều chỉnh được độ thẳng của khung. Đặc biệt khi lắp khung cửa sát mép tường phải chú ý hướng khoan để giảm sự vỡ cạnh tường.

– Bắn vít liên kết giữa khung và tường.

– Kiểm tra độ vuông góc và thẳng đứng để điều chỉnh các vít cho phù hợp.

– Bơm keo bọt nở .

– Sau khi keo khô ta tiến hành cắt keo bọt thừa và bả Sillicon.

– Lắp kính cố định vào cánh cửa.

– Khi lắp kính cố định lên khung cửa chúng ta cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Trình tự lắp nẹp kính cạnh ngắn trước sau đó ta uốn cong các nẹp dài để lắp chúng vào vị trí.
  • Bóc băng bảo vệ, vệ sinh và bàn giao sản phẩm đã lắp đặt hoàn thiện cho khách hàng.

 

4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật:

Khung cửa phải vuông, thẳng đứng và cạnh nằm ngang phải thăng bằng. Đối với cửa trượt phải chú ý ray trượt phía dưới phải thẳng. (Sai lệch cho phép 0~ 0,5° áp dụng cho các loại cửa và 0°~ 1° áp dụng cho vách kính cố định).

Khe hở bơm keo xung quanh phải đều nhau,cân đối và phía cạnh dưới của khung bắt buộc phải có khe hở nhỏ nhất là 3mm để bơm keo bọt.(Bơm keo bọt phải đầy và đều)

Các lắp bịt lỗ vít phải được lắp đầy đủ, phải bơm keo cho các nắp vít lắp đặt ở cạnh dưới của khung cửa.

Tiêu chuẩn lỗ khoan khi lắp đặt: Dùng vít lắp đặt bắt trực tiếp vào khung. Khoảng cách từ góc khung hoặc từ các vị trí đầu nối đố vào vị trí khoan là 100~150. tuyệt đối không được đặt vít lắp đặt vào đúng vị trí giữa đầu nối đố và điểm đầu của khung.

 

5. Các phương pháp hoàn thiện lắp đặt thường được áp dụng ở Việt Nam:

Lắp đặt trước khi ô cửa hoàn thiện (Ô cửa chưa trát): Để khe hở giữa tường và khuôn cửa từ 7,5 đến 10mm cho bơm keo bọt nở. Sau khi lắp đặt và bơm keo bọt nở xong, ta tiến hành trát hoàn thiện toàn bộ khung tường bằng bê tông. (Lớp trát lên mặt trong khung tường là 10mm để phủ hết lớp keo bọt).

Lắp đặt trên tường đã trát hoàn thiện hoặc trên khung gỗ. Khe hở giữa tường (Khung gỗ) đến khung cửa là 5 ~7mm cho bơm keo bọt nở. Sau khi lắp và bơm keo bọt nở xong ta tiến hành cắt vát phần keo thừa ra, tiến hành bả và sơn. Đối với khung gỗ ta cắt bằng phần thừa keo nở và dùng nẹp gỗ sơn màu trắng ốp che phần keo bọt nở này lại.

Other solution